Dấu hiệu Nga đang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân
Nga đã bắt đầu các biện pháp chuẩn bị cần thiết cho người dân trong một cuộc chiến tranh hạt nhân tiềm tàng với phương Tây vì căng thẳng leo thang.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Theo Mirror, gần đây, truyền thông và quan chức Nga cáo buộc Mỹ muốn mở đợt tấn công nhằm vào lãnh thổ nước này vì hành động can thiệp vào tình hình Syria.
Quan chức Nga ngày 30.9 tuyên bố hàng loạt căn hầm dưới lòng đất đã được xây dựng, để làm nơi trú ẩn cho hàng triệu người ở thủ đô Moscow trong trường hợp thành phố này bị tấn công.
Tiêu đề trên Zvezda, kênh truyền hình quốc phòng Nga hồi tuần trước có đoạn viết: “Mỹ đang chuẩn bị vũ khí hạt nhân dành cho Nga”. Nga hiện là quốc gia dự trữ vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới với 8.400 đầu đạn so với 7.500 của Mỹ.
Căng thẳng đang lên cao giữa Nga và Mỹ vì cuộc nội chiến Syria. Tuần trước, Moscow cảnh báo Washington sẽ phải đối mặt với hậu quả “khủng khiếp” nếu có hành động quân sự nhằm vào quân đội Syria.
Ngày 2.10, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby xác nhận kênh đàm phán song phương Nga-Mỹ về vấn đề Syria đã bị tạm ngưng. Hai bên cáo buộc nhau không tôn trọng lệnh ngừng bắn.
Video đang HOT
Nga đang gấp rút hiện đại hóa lực lượng quân sự.
Trong một diễn biến khác, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh ngừng thỏa thuận kiểm soát plutonium của các đầu đạn hạt nhân, vốn được ký với Mỹ sau Chiến tranh Lạnh.
Thỏa thuận này được Nga-Mỹ ký kết vào năm 2000 và bắt đầu có hiệu lực từ 2010. Hai bên đã kêu gọi cùng nhau xử lý 34 tấn plutonium bằng cách đốt trong các lò phản ứng hạt nhân.
Điều này nhằm chắc chắn khiến plutonium không thể tái sử dụng, các chuyên gia hạt nhân cho biết. Tuy nhiên, Washington lại sử dụng biện pháp giá rẻ là trộn nguyên liệu hạt nhân với phụ gia đặc biệt bất chấp phản đối từ Moscow.
Quyết định của Nga được lý giải do “các hành động thù địch từ phía Mỹ” và Washington không tuân thủ các điều khoản trong thỏa thuận.
Theo Đăng Nguyễn – Mirror (Dân Việt)
Ý đồ của Tổng thống Philippines khi nói mua vũ khí TQ
Nếu Bắc Kinh bán vũ khí cho Manila, có thể sẽ xảy tình huống Philippines dùng chính vũ khí này đánh đuổi tàu cá Trung Quốc.
Ông Duterte từng tuyên bố muốn mua vũ khí Trung Quốc.
Ngày 13.9, ông Duterte nói với những quan chức quân sự ở Manila rằng ông sẽ không cho phép lực lượng chính phủ tuần tra chung ở vùng biển tranh chấp với quân đội Mỹ và các nước khác. Ngoài ra, Duterte đề cập khả năng mua vũ khí từ Nga và Trung Quốc.
Cuối tuần trước, Duterte làm tình hình thêm căng thẳng khi tuyên bố lực lượng đặc nhiệm Mỹ đồn trú ở miền Nam nước này nên rút quân khỏi Philippines. Dù vậy phía Mỹ xác nhận chưa nhận được bất kì yêu cầu chính thức nào.
Mối quan hệ bất ổn với Mỹ thời gian gần đây và nỗ lực hàn gắn quan hệ với Trung Quốc vấp phải "hòn đá tảng" là phán quyết vụ kiện Biển Đông. Theo đó, tòa quốc tế bác bỏ hoàn toàn cái gọi là "quyền lịch sử" của Trung Quốc và công nhận chiến thắng dành cho Philippines.
Oh Ei-sun, chuyên gia cao cấp trường Rajaratnam tại Singapore cho biết mong muốn mua vũ khí Trung Quốc của Duterte sẽ khó hiểu được chính xác hàm ý, nhất là khi mâu thuẫn sau phán quyết Biển Đông vẫn còn.
"Duterte đang muốn đẩy Mỹ vào xung đột với Trung Quốc và ngược lại, hy vọng giành được lợi thế kinh tế lớn hơn cho Manila", Oh nói. "Việc này giúp Duterte có thể cứng rắn hơn với Mỹ nhưng vẫn đảm bảo coi Washington là một cột trụ quan trọng trong chính sách tái cân bằng sang châu Á. Tôi cho rằng Duterte đang muốn tìm kiếm các hợp đồng vũ khí giá tốt từ Mỹ".
Duterte nổi tiếng vì những phát ngôn cứng rắn nhằm vào cả Mỹ và Trung Quốc.
Wu Shicun, giám đốc Học viện Quốc gia nghiên cứu Biển Đông ở Trung Quốc nhận định Duterte đang muốn "thử" Mỹ để tìm kiếm lợi ích kinh tế lớn hơn, đặc biệt là các khí tài quân sự.
"Hiệp ước Quân sự chung giữa Mỹ và Philippines là một văn bản pháp lý ràng buộc được tòa tối cao Philippines công nhận. Một vài lời nói của Duterte không thể phương hại tới mối quan hệ quân sự sâu sắc giữa hai quốc gia. Philippines luôn muốn củng cố và tăng cường quan hệ với Mỹ trong khu vực", Wu nói.
"Trung Quốc cũng sẽ không bán vũ khí cho Philippines do hai bên thiếu niềm tin lẫn nhau. Và sẽ trớ trêu hơn nếu Philippines sử dụng vũ khí của Trung Quốc để đánh đuổi tàu thuyền Trung Quốc trên Biển Đông", Wu nhận định.
Nhà quan sát quân sự Zhou Chenming cho rằng Philippines không đủ dũng cảm hoặc hùng mạnh để tách biệt khỏi Mỹ. Do đó, lời đề nghị mua vũ khí Trung Quốc của tổng thống nước này chỉ nhằm xoa dịu Bắc Kinh vốn đang tức giận sau phán quyết của tòa quốc tế.
"Ngoài ra, vấn đề tương thích vũ khí cũng khiến việc bán vũ khí Trung Quốc cho Philippines không hề dễ dàng. Manila quen vũ khí kiểu Mỹ và khí tài này khác hoàn toàn so với sản phẩm xuất xứ Trung Quốc", Zhou nhấn mạnh.
Tàu Trung Quốc ở vùng biển tây Philippines.
Oh Ei-sun nói rằng "thỏa thuận miệng" mua vũ khí của Trung Quốc có thể là một biểu tượng rằng xung đột Biển Đông đã tan. Tuy nhiên, Oh cho rằng dù tình hình đang lắng dịu nhưng khi một nước có động thái mạnh tay hơn, khu vực này sẽ dậy sóng.
Wu nói phán quyết của tòa án quốc tế sẽ khó bị Philippines phớt lờ do Mỹ và Nhật không đồng ý điều này. Hai cường quốc đều xem phán quyết Biển Đông là một quân bài hạn chế sự hung hăng của Trung Quốc trong vùng biển chiến lược.
Về những phát ngôn hiếu chiến của Duterte, chuyên gia Oh nhận định: "Chúng ta khó có thể xác định tính nghiêm túc hay hiệu quả của những lời nói mà Duterte phát ngôn mỗi ngày".
Theo Quang Minh - Daily Mail (Dân Việt)
Indonesia tập trận hải quân lớn chưa từng có ở Biển Đông Lực lượng quân đội Indonesia (TNI) sẽ bắt đầu hàng loạt cuộc tâp trận quân sự quy mô lớn chưa từng có trên đảo Pulau Natuna Besar, đảo lớn nhất trong quần đảo Natuna, phía nam Biển Đông Tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Todak của Indonesia. Cuộc tập trận quân sự diễn ra từ ngày 6.10 tới, nguồn tin từ trụ...