Dấu hiệu nào cho thấy bạn có thể bị cao huyết áp nguy hiểm?
Dấu hiệu của cao huyết áp rất đa dạng. Bình thường người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như: đau đầu, giật hai bên thái dương, choáng váng, chóng mặt, nóng bừng mặt, mất ngủ, đái đêm, chảy máu mũi, giảm thị lực, cảm giác ruồi bay, hồi hộp chống ngực… nhưng cũng có thể không biểu hiện bất cứ triệu chứng nào.
Cứ 10 người trưởng thành có 4 người tăng huyết áp
GS.TS Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam cho biết, tăng huyết áp được xem là “kẻ giết người thầm lặng” vì không có triệu chứng điển hình và thậm chí họ còn không biết mình bị bệnh.
Theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam năm 2016, tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn từ 18 tuổi trở lên là 47,5%.
Tuy nhiên vì không có những dấu hiệu điển hình nên có tới 60% bệnh nhân chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị.
Một người được chẩn đoán tăng huyết áp khi huyết áp lớn hơn hoặc bằng 140/90mm thủy ngân. Nhiều người thậm chí huyết áp đến 250/100mm thủy ngân nhưng không hề có triệu chứng. Và điều này là rất nguy hiểm bởi huyết áp có thể tăng bất cứ lúc nào, đe dọa tính mạng người bệnh.
Dấu hiệu của cao huyết áp rất đa dạng. Bình thường người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như: đau đầu, giật hai bên thái dương, choáng váng, chóng mặt, nóng bừng mặt, mất ngủ, đái đêm, chảy máu mũi, giảm thị lực, cảm giác ruồi bay, hồi hộp chống ngực…
Khi có một trong những dấu hiệu này hãy đến bệnh viện khám vì đó là những dấu hiệu cho thấy nhiều khả năng bạn có nguy cơ bị cao huyết áp.
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều bệnh nhân, cơn tăng huyết áp không biểu hiện triệu chứng, bỗng dưng một ngày bệnh nhân bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não khi đến viện mới phát hiện huyết áp cao chót vót dù không có biểu hiện gì trước cơn đột quỵ xảy ra. Hay có bệnh nhân khi vào viện vì suy thận phải lọc máu mới ngỡ ngàng vì tình trạng huyết áp cao gây nên.
“Tăng huyết là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây Nhồi máu cơ tim cấp. Tỉ lệ người mắc tăng huyết áp ngày cằng tăng và tuổi bị mắc mới cũng ngày một trẻ hóa”- GS Việt lo ngại.
PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết tăng huyết áp được coi là yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tim mạch, đặc biệt là nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Nhớ huyết áp như nhớ tuổi của mình
Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt, đây là thông điệp mà các chuyên gia muốn truyền tải đến người dân.
Video đang HOT
Bởi ở nhiều bệnh nhân, tăng huyết áp không biểu hiện triệu chứng, bỗng dưng một ngày bệnh nhân bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não khi đến viện mới phát hiện huyết áp cao chót vót dù không có biểu hiện gì trước cơn đột quỵ xảy ra.
“Bạn không có triệu chứng không có nghĩa bạn không bị tăng huyết áp. Đó là lý do chúng tôi khuyến cáo người dân cần chủ động kiểm tra huyết áp của mình, không đợi đến lúc có triệu chứng cơ năng mới đo huyết áp”, GS Việt khuyến cáo.
Khám, đo huyết áp miễn phí cho người dân. Ảnh: H.Hải
Nhất là với gia đình có tiền sử cao huyết áp, con cái cũng cần chú ý, kiểm tra huyết áp từ sớm theo định kỳ. Hãy đo, kể cả khi bạn thấy bình thường nhất để phát hiện nguy cơ tăng huyết áp. Việc kiểm tra huyết áp rất đơn giản, có thể thực hiện ngay tại trạm y tế xã”
Hiện nay tăng huyết áp vô căn chiếm 90%, trước đây gặp chủ yếu người cao tuổi nhưng nay có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, trẻ hoá do lối sống, sinh hoạt thiếu lành mạnh như uống bia rượu, ăn mặn, lười vận động dẫn đến béo phì.
Bia rượu không chỉ nguy cơ gây tai nạn giao thông, mà nó là căn nguyên của hàng loạt bệnh nguy hiểm, trong đó có tăng huyết áp. Vì thế, để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm chết người này, hãy hạn chế rượu bia. Ảnh: H.Hải
Vì thế, để phòng bệnh và ngăn ngừa biến chứng, người dân cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý và giảm muối; ăn nhiều rau, hoa quả; hạn chế rượu bia; không hút thuốc lá; duy trì cân nặng phù hợp; vận động thể lực đều đặn. Vận động thể lực (tập thể dục) ít nhất 30 phút/ngày và đi bộ khoảng 10.000 bước chân/ngày.
GS Việt cũng khuyến cáo, người bệnh khi được chẩn đoán huyết áp và phải điều trị bằng thuốc suốt đời. “Cần tránh tình trạng khi được điều trị ổn định, nhiều người nghĩ là bệnh đã khỏi nên bỏ thuốc rất nguy hiểm, có thể tái phát, lên cơn tai biến do tăng huyết áp đột ngột”, GS Việt khuyến cáo.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Những nhân tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Ngoài lượng cholesterol cao, hút thuốc,... gây bệnh tim còn có những nhân tố bất ngờ khác có thể ảnh hưởng lớn đến tim của bạn.
Môi trường sống: Bạn nên biết rằng môi trường sống quyết định tuổi thọ và chất lượng sống của bạn. Môi trường sống ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận với thực phẩm sạch cũng như không khí trong lành, do đó có ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
Cảm giác cô đơn: Nỗi cô đơn hoặc căng thẳng khi ở một mình có thể gây ra tình trạng viêm trong cơ thể, dẫn đến các vấn đề gây bệnh tim mạch, hoặc dẫn đến trầm cảm - một nhân tố gây bệnh tim mạch khác.
Không dùng chỉ nha khoa: Tình trạng răng và lợi có ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch của bạn. Đó là bởi lợi bị viêm và xuất huyết cho phép vi khuẩn trong khoang miệng xâm nhập vào máu, gây viêm nhiễm và các tình trạng dẫn đến bệnh tim.
Biến chứng thai kì: Những gì diễn ra trong thai kì không ảnh hưởng đến tim mạch, nhưng giai đoạn hậu thai kì lại có liên quan đến sức khỏe tim. Theo các nghiên cứu, tiền sản giật, sản giật, sinh non tự phát và tiểu đường thai kì đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Trải qua một sự kiện đau thương: Một sự kiện đau thương đột ngột như sự ra đi của một người thân hay một tai nạn giao thông không chỉ khiến bạn cảm thấy như tim ngừng đập, mà nó thực sự có thể gây ra vấn đề về tim mạch. Sự căng thẳng cực độ sẽ làm cho nhịp tim và huyết áp tăng lên rồi duy trì ở mức cao, gây các bệnh như bệnh động mạch vành, huyết áp cao hay xơ vữa động mạch.
Làm việc dưới quyền một người tồi tệ: Sự căng thẳng khi phải làm việc dưới quyền một người tiêu cực, chuyên quyền ngày qua ngày có thể ảnh hưởng đến tim mạch của bạn. Các cơn đau tim có thể được gây ra bởi sự căng thẳng tại nơi làm việc, và khi yếu tố này kết hợp với các yếu tố như thiếu ngủ hay chế độ ăn không hợp lí có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành.
Mất ngủ vào ban đêm: Thiếu ngủ và thường xuyên bị tỉnh giấc giữa đêm có thể làm tăng huyết áp và nhịp tim, khiến cơ thể luôn trong trạng thái căng thẳng. Thiếu ngủ còn khiến bạn khó duy trì các thói quen lành mạnh.
Sống chung với huyết áp cao: Sống chung với một căn bệnh mãn tính khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đó là bởi nhiều bệnh có cùng các yếu tố rủi ro với bệnh tim, như huyết áp cao, lượng đường huyết cao, mỡ bụng, hàm lượng chất béo trung tính cao và lượng cholesterol HDL thấp.
Đam mê đồ chiên: Ăn quá nhiều đồ chiên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong, đặc biệt là ở phụ nữ sau mãn kinh. Vậy nên đừng ăn các món chiên quá thường xuyên.
Thuốc lá điện tử: Một nghiên cứu mới đây của Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ chỉ ra rằng, những người thường xuyên hút thuốc lá điện tử có nguy cơ đột quỵ tăng lên 71%, nguy cơ đau tim hay đau thắt ngực tăng 59%, và nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng 40%.
Yếu tố di truyền: Có bố mẹ hoặc anh chị em gặp vấn đề về tim mạch trước tuổi 55 đối với nam và trước tuổi 65 đối với nữ làm tăng nguy cơ gặp vấn đề về tim mạch của bạn. Dù bạn có một lối sống lành mạnh, nồng độ cholesterol thấp và không thừa cân, bạn vẫn có thể bị tắc động mạch khi còn trẻ nếu có yếu tố di truyền.
Trầm cảm: Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người mắc bệnh trầm cảm có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn người thường. Điều này được cho là do những người trầm cảm thường không chú ý chăm sóc bản thân, đặc biệt là những người vốn có tiền sử huyết áp cao và các vấn đề sức khỏe khác.
Quá trình điều trị ung thư: Dù các liệu pháp điều trị ung thư ngày càng có hiệu quả, chúng vẫn có một tác dụng phụ lớn là gây các vấn đề về tim mạch. Một số thuốc điều trị ung thư có thể gây cơ tim phì đại, dẫn đến suy tim, đau tim, phù tim và nhịp tim bất thường. Xạ trị cũng có thể gây ra các cục tắc nghẽn trong mạch máu.
Buông thả vào cuối tuần: Dù một số bài báo nói rằng cồn có lợi cho sức khỏe, bạn vẫn cần chú ý không uống quá nhiều. Uống rượu bia quá mức có thể làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Phụ nữ không nên uống quá một ly và nam giới không nên uống quá hai ly rượu bia mỗi ngày.
Thời kì mãn kinh: Bạn càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng cao, đặc biệt là ở giai đoạn mãn kinh. Đó là do các mạch máu trở nên cứng hơn, khiến huyết áp tăng cao hơn. Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng hàm lượng cholesterol và chất béo trung tính tăng lên khi phụ nữ bước vào thời kì mãn kinh.
Theo CTV Ngọc Diệp/VOV.VN
Mẹ bầu nên ăn gì để không tăng cân nhiều mà thai nhi vẫn đủ chất? Ba bâu nên ăn uông thê nao đê không tăng cân nhiêu ma vân đu chât cho thai nhi la câu hoi ma nhiêu ngươi thương đăt ra. Đê kiêm soat tôt điều đó cac me bâu hay nhơ nguyên tắc dưới đây nhé! Theo cac chuyên gia, tăng cân quá nhiều khi mang thai có thể dẫn đến một loạt các biến...