Dấu hiệu nào cảnh báo bệnh xoang?
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh viêm xoang có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm dây thần kinh, viêm màng não, áp xe não, viêm xương…có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
PGS Nguyễn Thị Hoài An – Bệnh viện Đa khoa An Việt
Gần đây, bệnh nhân Lương Thị Đ. (62 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) đến khám bệnh trong tình trạng đau đầu vùng hốc mắt, trán, đỉnh bên trái đau âm ỉ liên tục, kèm theo chảy nước mũi đã được khoảng 10 ngày. Sau khi được chỉ định làm nội soi mũi xoang thì bác sỹ phát hiện Polyp mũi xoang hàm, tụ dịch trong xoang trán trái.
Bà Đ. cho biết gần đây bà thấy đau đầu âm ỉ, đặc biệt đau tập trung quanh khu vực hốc mắt. Bà Đ. cứ nghĩ là do đau đầu bình thường nên tự ý mua thuốc về uống nhưng không đỡ, tôi đến viện khám thì bị phát hiện viêm đa xoang cấp mủ.
Trường hợp của bệnh nhân Đ., chỉ là một trong số rất nhiều trường hợp nhầm lẫn dấu hiệu viêm xoang với bệnh lý thông thường. Nếu bệnh nhân không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gặp biến chứng nặng hơn.
Trường hợp của chị Trần Liên Chi – 32 tuổi, Hoàng Mai,Hà Nội cũng tương tự. Chị Chi kể chị bị viêm xoang mãn tính. Dù biết rõ bệnh nhưng thời gian gần đây chị thương xuyên đau đầu, khụt khịt mũi có mùi hôi tanh. Chị đi kiểm tra thì vùng xoang sàn đã ứ mủ và phải điều trị nhanh chóng. Vì bị xoang lâu năm nên gương mặt chị lúc nào cũng phờ phạc, hốc hác.
Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An – Bệnh viện đa khoa An Việt, bệnh viêm xoang hay còn gọi chung là viêm mũi xoang là bệnh lý khá phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi ở Việt Nam. Đây là tình trạng nhiễm trùng của màng niêm mạc lót trong lòng các xoang dẫn tới phù nề, thu hẹp đường kính các lỗ xoang làm cho mủ và dịch viêm ứ đọng trong xoang do không thoát được ra ngoài.
Viêm xoang được phân loại thành 2 loại cấp tính và mãn tính. Nếu người bệnh bị viêm xoang khoảng 4 tuần là viêm xoang cấp tính, kéo dài hơn 12 tuần và tái phát nhiều lần là viêm xoang mãn tính.
Nguyên nhân hàng đầu gây viêm xoang cấp tính là do nhiễm trùng (vi khuẩn, virus, nấm); do viêm nhiễm đường mũi họng (viêm họng, viêm amidan, viêm mũi) hoặc do bệnh sâu răng, viêm lợi lan truyền sang các khoang gây viêm cấp.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, viêm xoang cấp còn do dị ứng với vi sinh vật và các chất gây dị ứng.Trường hợp của chị Chi nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra viêm thần kinh thị giác ảnh hưởng tới mắt.
PGS An cho biết khi có các dấu hiệu sau người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám tránh biến chứng do xoang hoặc điều trị triệt để giảm nguy cơ xoang mãn tính.
Triệu chứng xoang hay gặp như:
Đau nhức vùng hàm mặt: Vùng xoang viêm có cảm giác đau nhức và tùy thuộc xoang bị viêm ở vùng nào thì cảm giác đau nhức sẽ xuất hiện ở vùng đó. Nếu bị viêm xoang hàm sẽ cảm thấy đau nhức ở vùng má, viêm xoang trán thì đau nhức khu vực ở giữa 2 lông mày và đau trong một khung giờ nhất định. Nếu viêm xoang sàng trước thì người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức ở giữa 2 mắt, nếu viêm xoang sàng sau và xoang bướm sẽ cảm thấy nhức trong sâu và vùng gáy.
Chảy dịch mũi: Người bị viêm xoang trán ngoài triệu chứng đau đầu còn hay bị chảy dịch mũi. Dịch thường đặc, có màu vàng, nâu hoặc xanh, có mũi tanh hoặc hôi.
Điếc mũi: Khi viêm xoang, nếu không được chữa trị sớm và đúng cách thì bệnh có thể trở nên nặng, gây phù nề nhiều, người bệnh không còn phân biệt được mùi khi ngửi do thần kinh khứu giác không còn cảm nhận được mùi.
Ngoài ra, viêm xoang còn có thể có một số dấu hiệu khác như đau đầu, có thể có sốt nhẹ hay sốt cao, cảm giác chóng mặt hay choáng váng, đau xung quanh vùng mắt theo từng cơn và nhịp mạch đập. Đau nhức mỗi khi hắt hơi mạnh, người bệnh không thể tập trung, không muốn ăn.
Theo infonet
Suýt mù vì biến chứng viên xoang
Mới đây, bé Ngô An Ng. 4 tuổi, Thanh Trì, Hà Nội được mẹ bé đưa đi khám vì bé có dấu hiệu sốt cao, mắt trái bị sưng, nhìn mờ. Nguyên nhân là do bé bị viêm xoang.
PGS An nội soi cho bé viêm xoang.
Theo chị Loan mẹ của bé Ng., bé Ng. sốt cao dù uống hạ sốt cũng không được, mũi nhiều dịch, người mệt mỏi, ăn kém.
Gia đình đưa bé tới bệnh viện chích áp xe mắt, nhưng 10 ngày sau mắt lại sưng hơn. Các bác sĩ cho bé chụp CT scan và chẩn đoán viêm đa xoang mạn tính có biến chứng mắt.
Bé được đưa đến bệnh viện trong tình trạng niêm mạc sàng hai bên đầy mủ, thị lực giảm nghiêm trọng.
Các bác sĩ đã cấp cứu và điều trị phục hồi thị lực cho cháu. Tuy nhiên, tình trạng viêm xoang của bé đã chuyển thành mãn tính nên việc điều trị lâu dài.
Khi nghe đến con bị xoang, chị Loan cho biết, thấy bé thi thoảng chảy nước mũi, miệng hôi nhưng chị không nghĩ đó là dấu hiệu của xoang mà chỉ mua nước muối sinh lý về nhỏ, hút mũi cho bé đến nay tình trạng này đã nặng lên chị mới cho con đến bệnh viện khám.
Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa An Việt viêm xoang ở trẻ em không phải bệnh hiếm, bệnh lý này thường dễ bỏ qua vì nhầm với viêm hô hấp.
Thông thường, bệnh nhi bị viêm xoang cấp (các triệu chứng thường kéo dài dưới ba tuần) hay gặp ở trẻ dưới ba tuổi, còn viêm xoang mạn tính (là tình trạng viêm kéo dài trên 3 tháng, tái phát trên 6 lần một năm) thường gặp ở trẻ trên 5 tuổi.
Bác sĩ An cho biết, theo điều tra của Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, tỷ lệ viêm xoang ở trẻ em lên tới 1,7% số bệnh nhân bị mắc bệnh tai mũi họng học dường trong đó có viêm xoang.
Trong điều kiện hiện nay, bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em có xu hướng gia tăng, hay gặp nhất là các trẻ có cơ địa dị ứng hoặc sống trong môi trường ô nhiễm, hít phải khói thuốc lá thụ động, hơi khói của các khu công nghiệp, bếp than..., sự giảm dần của diện tích cây xanh trong môi trường sống dẫn đến trẻ dễ mắc viêm mũi họng.
Kích thước các xoang của trẻ rất nhỏ, đôi khi mới chỉ là một rãnh hằn vào xương làm cho việc chẩn đoán bệnh gặp nhiều khó khăn vì các triệu chứng thường không điển hình và khó khai thác được chính xác.
Các triệu chứng của viêm xoang ở trẻ em, theo PGS An sau một đợt viêm mũi họng cấp kéo dài trên 1 tuần, trẻ vẫn còn sốt nhẹ, người mệt mỏi, xì mũi màu vàng, xanh đặc, có mùi hôi. Trẻ thường xuyên có cảm giác chảy đờm từ mũi xuống họng nên hay bị ho, nhất là ban đêm khi ngủ. Hơi thở hôi và dễ nôn ọe.
Nhiều trẻ, do biến chứng của viêm xoang dẫn đến nhãn cầu bị đẩy lùi ra phía trước, góc mũi mắt sưng đầy, thị lực kém... Đặc biệt nếu trẻ có thể bị sụp mi, giãn nở đồng tử, nếu không điều trị kịp thời có thể mù nhanh chóng.
Điều trị viêm xoang ở trẻ nhỏ có thể điều trị dứt điểm được nếu được chẩn đoán sớm - bác sĩ An cho biết.
PGS An khuyến cáo để phòng viêm xoang ở trẻ, cần chữa trị dứt điểm các bệnh tai mũi họng và đường hô hấp cho trẻ, tránh để bệnh tái phát nhiều lần gây viêm xoang. Duy trì thói quen rửa tay trước khi ăn, hạn chế ngoáy mũi khi tay bẩn.
Theo infonet
Đây chính là vị thuốc cứu tinh, chữa tận gốc bệnh viêm xoang Trong khi nhiều người phải bó tay chấp nhận sống chung với viêm xoang, viêm mũi dị ứng thì Tân di chính là vị thuốc cứu tinh. Ô nhiễm không khí, môi trường là một trong những nguyên nhân khiến bệnh viêm xoang ngày càng gia tăng, đặc biệt ở các thành phố lớn. Theo thống kê, khoảng 25-30% bệnh nhân đến khám...