Dấu hiệu “Mùa Xuân Ả Rập thứ hai”?
Sudan, Algeria, Lybia biến động chính trị, Mùa xuân Ả Rập trở lại bởi phong trào Anh em Hồi giáo?
Hôm 11/4, Bộ trưởng Quốc phòng Sudan, Awad Mohammed Ibn Ouf tuyên bố quân đội đã lật đổ và bắt giữ Tổng thống Omar al-Bashir, đồng thời sẽ tiếp quản đất nước.
Tổng thống Sudan Omar al-Bashir. Ảnh: Reuters.
Ngoài việc lật đổ và bắt giữ Tổng thống Sudan, quân đội Sudan sẽ tiếp quản đất nước cho đến khi “một cuộc bầu cử tự do và công bằng được tổ chức”, dự kiến khoảng 2 năm.
Bộ trưởng Quốc phòng Ibn Ouf cũng cho biết tình trạng khẩn cấp đã được ban bố trong vòng 3 tháng tới. Thêm vào đó, quân đội Sudan cũng đình chỉ hiến pháp, đóng cửa biên giới và không phận, áp đặt lệnh giới nghiêm vào ban đêm.
Trong thời gian chờ tổ chức bầu cử, một hội đồng quân sự chuyển tiếp sẽ lãnh đạo đất nước.
Tổng thống Omar al-Bashir đã đồng ý từ chức sau khi bị quân đội bao vây, người biểu tình phản đối ông từ những tháng cuối năm 2018, kéo dài tới gần đây liên quan đến các chính sách kinh tế khiến người dân chịu đựng giá cả leo thang.
Sau khi bị buộc từ chức, chưa rõ ông Bashir còn ở trong Dinh Tổng thống hay không.
Kênh tin al-Hadath (trụ sở ở Dubai) dẫn lời con trai của một thủ lĩnh đối lập Sudan tiết lộ, ông Omar al-Bashir đang bị quản thúc tại gia cùng với một số nhà lãnh đạo của tổ chức Anh em Hồi giáo.
Biến động ở Sudan diễn ra chỉ sau chính biến tại Algeria vài ngày ngắn ngủi.
Video đang HOT
Hôm 2/4, Tổng thống Algeria Abdelaziz Bouteflika đã bị người dân biểu tình phản đối khi công bố kế hoạch tìm kiếm nhiệm kỳ thứ 5. Người dân Algeria tuyên bố muốn thay đổi một cách cơ bản thể chế chính trị thay vì vị Tổng thống 82 tuổi hiếm khi xuất hiện sau khi bị đột quỵ vào năm 2013.
Quân đội Algeria đã nổi dậy đoạt chính quyền, buộc ông Bouteflika từ chức.
Tổng thống Algeria Abdelaziz Bouteflika
Trong hai trường hợp quân đội đều cố kiểm soát chuyện nhà lãnh đạo ra đi hòng bảo tồn quyền lực, giống như phong trào “Mùa xuân Ả Rập” diễn ra tại Ai Cập năm 2011.
Tại Lybia, Lực lượng Quân đội quốc gia Lybia tự xưng (LNA) của nguyên soái Khalifa Haftar, đã tấn công và giành quyền kiểm soát các khu vực gần Thủ đô Tripoli của nước này.
Cuộc chiến chưa ngã ngũ nhưng Lybia đã được thêm vào danh sách các chính quyền mà quân đội đứng lên hòng thay đổi chế độ.
Kể từ khi chế độ Gadhafi sụp đổ bởi làn sóng Mùa xuân Arập và bản thân nhà độc tài Gadhafi bị giết chết tháng 10/2011, đất nước Libya trở thành bãi chiến trường xâu xé giữa các phe phái Libya.
Không kể sự hiện diện của binh sĩ nhiều cường quốc, như Mỹ, Pháp, Algeri, Ai Cập, có hai lực lượng vũ trang Libya chính, tranh giành quyền lực: một bên là quân đội quốc gia Libya, trực thuộc chính quyền trung ương, đóng tại thủ đô Tripoli và được nhiều nước phương Tây ủng hộ.
Bên kia là lực lượng của tướng Khalifa Haftar, sau tự xưng là thống chế, với thành trì là Benghazi, ở phía đông Libya và không được chính quyền ở Tripoli công nhận.
Giới quan sát cho rằng, rất có thể tại Libya sẽ tái diễn dưới một hình thức khác cuộc chiến tàn khốc tại Yemen giữa Ả Rập Xê-út và các đồng minh với phe Iran, trong đó các lực lượng tại chỗ chỉ là những con tốt trong cuộc cờ.
Nhà báo Frédéric Bobin của tờ Le Monde cho biết, theo một nguồn tin phương Tây, cuộc gặp gỡ của tướng Haftar với quốc vương Arập Xê út Salman hồi cuối tháng 3, có ý nghĩa quan trọng đối với quyết định tấn công Tripoli. Theo nguồn tin này, “không có sự bảo đảm” của Riyad, tướng Haftar sẽ không bao giờ dám mạo hiểm mở một chiến dịch như vậy.
Biến động chính trị ở khu vực này khiến giới quan sát lo ngại những chuyện tương tự có thể xảy ra với Tổng thống Uganda Yoweri Museveni (cầm quyền 33 năm), Tổng thống Burundi Pierre Nkurunziza (cầm quyền gần 14 năm) cùng vài nhà lãnh đạo châu Phi khác.
Trang tin tức Ledjely cho rằng, những gì đang diễn ra tại Algeria và Sudan đúng với tinh thần cuộc cách mạng diễn ra cách nay 9 năm.
Lybia nội chiến, dấu hiệu “Mùa xuân Ả Rập”
Phong trào “Mùa xuân Ả Rập” khởi phát từ năm 2010, là làn sóng cách mạng với các cuộc nổi dậy, diễu hành và biểu tình phản đối chưa có tiền lệ tại các quốc gia ở thế giới Arập: Tunisia, Algeria, Ai Cập, Yemen và Jordan, Mauritanie, Arập Xê út, Oman, Sudan, Syria, Iraq, Libya và Maroc.
Các cuộc biểu tình phản đối có chung một cách sử dụng rộng rãi kỹ thuật chống đối dân sự trong các chiến dịch bao gồm đình công, biểu tình và các cách thức khác.
Nhiều yếu tố dẫn đến các cuộc biểu tình phản đối, bao gồm các cáo buộc tham nhũng chính phủ, các vi phạm nhân quyền và tình trạng đói nghèo cùng cực.
Việc gia tăng giá lương thực và nạn đói toàn cầu cũng là lý do chính, liên quan đến các đe dọa cho an ninh lương thực khắp thế giới và giá cả đã đạt mức giá trong Khủng hoảng giá lương thực thế giới 2007-2008.
Cuộc cách mạng này đã dừng lại khi 3 chính phủ bị lật đổ, Tunisia, Ai Cập và Libya cùng nhiều cải cách ở những quốc gia Arập còn lại.
Dường như phong trào phản kháng này chưa triệt để nên mới nảy sinh những vấn đề hiện nay như ở Algeria hay Sudan.
Ông Leslie Campbell, một chuyên gia kỳ cựu của Viện Dân chủ Quốc gia (Mỹ) đã bình luận rằng: “Sự tức giận vì tính kiêu ngạo và áp đặt của giới tinh hoa chính trị, quân sự và kinh tế cùng sự thất bại của chính phủ trong việc kìm hãm chi tiêu, chống tham nhũng gợi nhớ đến tâm trạng tương tự như những gì diễn ra trong năm 2010 và đầu năm 2011″.
Ông cho rằng, không còn nghi ngờ gì nữa, phong trào “Mùa Xuân Ả Rập” đã thực sự trở lại.
Hải Lâm
Theo Datviet
Tổng thống Sudan bị lật đổ
Hội đồng Chuyển tiếp quân sự Sudan ngày 11-4 ra tuyên bố, tước quyền lực của Tổng thống Omar Al-Bashir trong bối cảnh người dân đang nổi dậy chống lại sự cai trị của tổng thống.
Tổng thống Omar Al-Bashir. Ảnh: The African Exponent
Quân đội Sudan thông báo đã bắt giữ Tổng thống Bashir và hơn 100 người gồm quan chức đương nhiệm và cựu quan chức, trong đó có Thủ tướng Sudan Mohamed Tahir Ayala. Đồng thời ra lệnh áp đặt tình trạng khẩn cấp trong 3 tháng và ban bố lệnh giới nghiêm vào ban đêm trên toàn quốc trong 1 tháng, bắt đầu từ ngày 11-4. Bộ trưởng Quốc phòng Sudan Ahmed Awad Ibn Auf tuyên bố hội đồng quân sự sẽ điều hành đất trong giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 2 năm trước khi tổ chức cuộc tổng tuyển cử.
Ông Bashir nắm quyền kiểm soát Sudan sau một cuộc đảo chính năm 1989 và trở thành tổng thống năm 1993. Ông bị buộc tội tiến hành một chiến dịch thanh lọc sắc tộc ở vùng Darfur và suýt bị bắt vào năm 2015 khi đến thăm Nam Phi. Người dân Sudan ban đầu xuống đường chống lại chi phí sinh hoạt gia tăng, sau đó leo thang thành mục tiêu loại bỏ Tổng thống Bashir.
HUY QUỐC
Theo SGGP
Lực lượng Phản ứng nhanh Sudan không tham gia Hội đồng Quân sự chuyển tiếp Ngày 12/4, Chỉ huy Lực lượng Phản ứng nhanh (RSF), một bộ phận của quân đội Sudan, đã thông báo từ chối tham gia Hội đồng Quân sự chuyển tiếp, thể chế sẽ lãnh đạo đất nước sau khi lật đổ Tổng thống Omar al-Bashir. Người đứng đầu ủy ban chính trị của Hội đồng quân sự chuyển tiếp Sudan, ông Omar Zeinalabdin,...