Dấu hiệu mách bảo bạn đã mắc bệnh nguy hiểm của đường tiêu hóa
Nấm đường tiêu hóa hay còn gọi là nấm đường ruột, gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh.
Các yếu tố thuận lợi
Có nhiều yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và gây bệnh của nấm. Trẻ sơ sinh, người già, phụ nữ có thai… một số người mắc bệnh lý đái tháo đường, suy dinh dưỡng, ung thư, bệnh máu ác tính, nhiễm HIV/AIDS, suy giảm miễn dịch dễ nhiễm nấm.
Ngoài ra, những người dùng kháng sinh phổ rộng kéo dài diệt hết các vi khuẩn, phá vỡ thế cân bằng sinh thái tại chỗ, tạo điều kiện cho nấm phát triển. Thuốc corticoid, thuốc ức chế miễn dịch làm giảm sức đề kháng của cơ thể… cũng khiến cơ thể dễ mắc nấm.
Có nhiều loại nấm có thể gây bệnh cho người, tuy nhiên nấm gây bệnh cho các cơ quan nội tạng nói chung và gây bệnh cho hệ thống tiêu hóa nói riêng, thường gặp nhất là nấm Candida.
Nấm Candida thuộc họ Cryptococcaceae, là nấm men, có khoảng 300 loài, thường hội sinh ở một số cơ quan tiêu hóa, hô hấp và trên da, một số có thể gặp trong môi trường tự nhiên.
Khi gặp điều kiện thuận lợi thì trở thành tác nhân gây bệnh, hay gặp nhất là Candida albicans. Nấm đường tiêu hóa gặp nhiều trong những trường hợp hê miễn dịch của cơ thể bị suy giảm (AIDS), ở những bệnh nhân sau ghép tạng dùng các thuốc ức chế miễn dịch để chống thải ghép, hay bị suy tủy xương, dùng corticoid kéo dài, tuổi già, đái tháo đường, nghiện rượu, suy dinh dưỡng, bệnh ác tính, lạm dụng kháng sinh, nhất là các kháng sinh phổ rộng, điều trị hóa chất…
Nhiễm nấm Candida gây bệnh ở đường tiêu hóa.
Dấu hiệu nhận biết
Video đang HOT
Khi nhiễm nấm, tùy từng người và vị trí sẽ có biểu hiện lâm sàng khác nhau:
Đối với dạ dày – ruột (gastrointestinal candidiasis): thường xuất hiện trên bệnh nhân bạch cầu cấp hoặc bệnh máu ác tính có thể có nhiều ổ loét ở dạ dày, tá tràng, ruột, thủng ruột có thể dẫn tới viêm phúc mạc, có thể lan theo đường máu tới gan, các cơ quan khác. Sự phát triển và xâm nhập của nấm ở dạ dày hoặc niêm mạc ruột thường dẫn tới thải rất nhiều nấm ở phân, có thể phát hiện được ở phân.
Đối với đại tràng do nấm: biểu hiện lâm sàng nghèo nàn, có thể thấy mệt mỏi, đau bụng; rối loạn tiêu hóa, đi ngoài lúc lỏng lúc táo kéo dài; đầy bụng, sôi bụng; có thể có sốt.
Tại phúc mạc: nấm xâm nhập theo catheter dùng trong thẩm phân phúc mạc hoặc thủng dạ dày – ruột do loét, viêm đại tràng. Bệnh thường giới hạn ở vùng bụng trừ khi bệnh nhân có suy giảm miễn dịch nặng.
Khi nhiễm nấm ở thực quản: thường gặp ở bệnh nhân AIDS, suy giảm miễn dịch nặng, điều trị bệnh ung thư, thường kèm nhiễm Candida ở miệng. Viêm thực quản có thể dẫn tới nhiễm trùng huyết hay bệnh lan tỏa. Bệnh nhân thấy đau, cảm giác bỏng cháy sau xương ức, nuốt đau, buồn nôn và nôn, nội soi thực quản thấy niêm mạc viêm đỏ và có các mảng trắng.
Về nguyên tắc, khi rối loạn tiêu hóa, muốn dùng thuốc diệt nấm phải biết chắc chắn đó là do nấm gây ra và loại nấm gì, ngoài ra còn phải dựa vào tình trạng bệnh (nặng hay nhẹ), thể trạng người bệnh như thế nào và phải được bác sĩ khám bệnh kê đơn thuốc.
Lời khuyên của thầy thuốc
Nấm Candida thường trú ngụ và sinh sôi ở môi trường ẩm ướt, có độ pH cao nên có thể trú ngụ trong ruột và gây tình trạng nấm đường ruột, mức độ từ nhẹ đến nặng và biểu hiện thường gặp nhất là tiêu chảy. Hiện nay, việc điều trị chủ yếu được thực hiện bằng các thuốc diệt nấm đặc hiệu, nhưng vẫn phải dựa trên độ nặng nhẹ của từng người bệnh.
Vì vậy, đê hạn chế bệnh lý do nấm gây ra, mọi người cần có ý thức hơn trong ăn uống, sinh hoạt và lao động để có một cơ thể khỏe mạnh, tránh mắc phải các bệnh mạn tính, dễ tạo điều kiện cho bệnh nấm phát triển. Ngoài ra, cần có ý thức trong việc sử dụng thuốc, đặc biệt không được tự ý sử dụng hay lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, các loại thuốc gây suy giảm miễn dịch cho cơ thể như corticoid.
Ghép tạng tại Bệnh viện TWQĐ 108: Đi sau nhưng không bao giờ là muộn
Xuất phát về ghép tạng của Bệnh viện TWQĐ 108 muộn so với các bệnh viện khác trong nước. Nhưng chỉ sau 4 năm, bệnh viện đã đuổi kịp trình độ ghép tạng của các bệnh viện lớn trong nước, thậm chí có lĩnh vực đứng đầu như là ghép phổi
Ngày 21/1/2021, tại Hà Nội, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Hội nghị sơ kết 4 năm thực hiện đề án khoa học và công nghệ, về tăng cường năng lực nghiên cứu để phát triển kỹ thuật ghép mô, bộ phận cơ thể người.
Mặc dù Bệnh viện TWQĐ 108 đã triển khai thành công ghép giác mạc từ những năm 1980 và thực hiện ghép tủy, ghép tế bào tạo máu tự thân điều trị một số bệnh máu ác tính từ năm 2004.
Nhưng tới năm 2015, Bệnh viện TWQĐ 108 được Bộ Khoa học và Công nghệ giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ độc lập cấp quốc gia: "Nghiên cứu triển khai ghép phổi lấy từ người cho chết não" do GS.TS.Mai Hồng Bàng - Giám đốc bệnh viện làm chủ nhiệm. Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao cho Viện Y Dược lâm sàng 108 triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ, xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển kỹ thuật ghép mô và bộ phận cơ thể người.
Theo đó, bệnh viện đã thành lập Trung tâm ghép mô - bộ phận cơ thể người; xây dựng quy chế phối hợp công tác với Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia; hoàn tất thủ tục pháp lý xin cấp phép ghép tạng. Đồng thời đầu tư các trang thiết bị, cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ... để bảo đảm kỹ thuật ghép tạng.
Đến nay, sau 4 năm triển khai, Bệnh viện TWQĐ 108 đã thực hiện 268 ca ghép mô tạng, trong đó có 78 ca ghép thận (đã trở thành kỹ thuật thường quy), 65 ca ghép gan (trong đó có 11 ca ghép gan cấp cứu), 03 ca ghép phổi, 18 ca ghép giác mạc, 62 ca ghép tế bào gốc, 40 ca ghép tủy, 02 ca ghép chi thể (01 ca từ người cho sống, 01 ca từ người cho chết não). Chức năng các tạng sau ghép hoạt động tốt, kéo dài thời gian và chất lượng sống cho người bệnh, mang lại nhiều giá trị khoa học và giá trị nhân văn sâu sắc.
Một ca ghép gan tại Bệnh viện TWQĐ 108
Ca ghép phổi thực hiện thành công ngày 26.2.2018 từ người cho chết não đầu tiên tại Việt Nam được đánh giá là thành tích đặc biệt xuất sắc của các nhà khoa học của Bệnh viện TWQĐ 108, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về trình độ kỹ thuật và năng lực chuyên môn của các y, bác sĩ bệnh viện, bởi ghép phổi từ người cho chết não được đánh giá là kỹ thuật y học khó nhất hiện nay.
Ngay 22/1/2020 thưc hiên thanh công ca ghep chi thê lây tư ngươi cho sông đâu tiên trên thê giơi.
Ca ghép chi thể từ người cho còn sống đầu tiên trên thế giới
Ngày 16/9/2020 thực hiện thành công ca lấy, ghép đa mô tạng lần thứ 4 từ người cho chết não để cứu chữa cho 06 bệnh nhân khác nhau: các bác sĩ đã ghép 02 phổi cho một bệnh nhân được chẩn đoán xơ phổi nguyên phát; ghép gan cho một bệnh nhân suy gan cấp trên nền xơ gan do nhiễm virus viêm gan B; ghép 02 thận cho hai bệnh nhân bị suy thận mạn tính giai đoạn cuối.
Đồng thời, bệnh viện cũng đã ghép 02 cẳng bàn tay cho một bệnh nhân bị cụt cẳng tay cả hai bên do tai nạn chất nổ - đây là ca ghép hai cẳng bàn tay đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á, và là ca ghép chi thể thứ 2 trong năm tại bệnh viện. Ngoài ra, bệnh viện còn phối hợp với Trung tâm Điều phối Quốc gia lấy và ghép tim cho một bệnh nhân bị viêm cơ tim thể giãn giai đoạn cuối tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Bệnh viện TWQĐ 108 là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam ghép phổi thành công từ người cho chết não.
Đặc biệt hơn nữa là năng lực triển khai thực hiện các kỹ thuật ghép tạng tại Bệnh viện TWQĐ 108 hiện nay được đánh giá là có thể đáp ứng rất tốt trong các tình huống khác nhau. Trong tháng 12/2020, bệnh viện đã thực hiện 5 ca ghép gan trong một tuần với các tình huống: ghép gan cấp cứu, ghép theo kế hoạch, ghép từ người cho sống, ghép người lớn, ghép trẻ em, lấy ghép gan tại Bệnh viện và lấy gan xuyên việt từ BV Bà Rịa-Vũng Tàu về ghép tại Bệnh viện TWQĐ 108.
GS.TS.Mai Hồng Bàng - Giám đốc Bệnh viện TWQĐ 108 chia sẻ: Để thực hiện được đề án này, bệnh viện gặp không ít khó khăn, bởi chúng tôi chưa bao giờ ghép tạng. Nhưng với sự quyết tâm rất cao của ban giám đốc bệnh viện, cùng sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ và sự quan tâm và ủng hộ rất lớn của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, GS.TS.Phạm Gia Khánh, chúng tôi đã có kế hoạch, lộ trình cụ thể, từ đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho đến đào tạo nguồn nhân lực.
Bệnh viện đã cử các bác sĩ, phẫu thuật viên đi học tại các Trung tâm y khoa lớn ở Pháp, Bỉ, Hàn Quốc, Nhật Bản... và các bệnh viện có nhiều kinh nghiệm trong ghép tạng như BV Việt Đức, BV Chợ Rẫy. Vì thế Bệnh viện TWQĐ 108 "đi sau nhưng không bao giờ là muộn"...
Đánh giá về sự phát triển của kỹ thuật ghép tạng của Bệnh viện TWQĐ 108, GS.TS.NGND. Phạm Gia Khánh - Chủ tịch Hội ghép tạng Việt Nam cho biết: "Đây thực sự là một điều tuyệt vời, bởi vì xuất phát về ghép tạng của Bệnh viện TWQĐ 108 rất mới và muộn so với các bệnh viện khác trong nước. Nhưng chỉ sau 4 năm, bệnh viện đã đuổi kịp trình độ ghép tạng của các bệnh viện lớn trong nước, thậm chí có lĩnh vực đứng đầu như là ghép phổi".
Là người đầu tiên tham gia ghép gan tại Việt Nam, GS.Phạm Gia Khánh cho hay: Ghép tạng là kỹ thuật phức tạp, nhưng ghép gan là kỹ thuật đặc biệt khó và ghép phổi thì việc chăm sóc hồi sức là rất khó, nhưng chỉ trong vòng 2 năm thực hiện, Bệnh viện TWQĐ 108 đã thực hiện được những kỹ thuật này, trong khi đó các trung tâm ghép tạng khác phải mất khoảng 10 năm. Đó là một sự nhảy vọt của đáng kinh ngạc và kỹ thuật ghép tạng của Bệnh viện TWQĐ 108 là "chậm nhưng rất vững chắc".
Cũng trong hội nghị này, GS.TS.Mai Hồng Bàng đã ký biên bản ghi nhớ chuyển giao kỹ thuật ghép tạng cho các bệnh viện: Đào tạo chuyển giao kỹ thuật ghép phổi cho Bệnh viện Phổi Trung ương (2020-2021); đào tạo chuyển giao kỹ thuật ghép gan cho BV Nhi Trung ương và BV Đà Nẵng; đào tạo chuyển giao kỹ thuật ghép thận cho BV 175 và BV Thành Nhàn (2021-2022).
'Tôi khỏi ung thư máu nhờ tế bào gốc của anh trai' Sau 12 năm được ghép tế bào gốc đồng loài, người đàn ông ở Lạng Sơn hiện khỏe mạnh, có cuộc sống hạnh phúc. Ung thư là chết. Ung thư máu lại càng khó sống hơn. Đó là quan niệm phổ biến. Thực tế, nhiều bệnh nhân mắc bệnh máu ác tính đã khỏi bệnh và có cuộc sống bình thường. Bước ngoặt...