Dấu hiệu khẳng định bạn phiền phức khi yêu
Liệu những cử chỉ quan tâm của bạn giúp mối quan hệ giữa hai người thêm gắn bó bền chặt hay biến bạn trở thành một kẻ phiền phức?
Một khi bước vào mối quan hệ, việc dành sự quan tâm tới nửa kia là điều hết sức bình thường. Tuy vậy liệu những tin nhắn, những câu chúc, những cử chỉ quan tâm khác có khiến nửa kia của bạn ‘ngộp thở’? Hãy kiểm tra mức độ ‘phiền nhiễu’ của bạn bằng những thông tin sau đây:
Bạn nhắn tin cho chàng thường xuyên
Nếu cả hai vẫn nói chuyện đều đặn qua tin nhắn thì việc khởi tạo cuộc nói chuyện là điều bình thường. Tuy nhiên, khi bạn nhắn tin liên tục trong khoảng 10 phút hoặc ít hơn mà không nhận được trả lời, bạn đang rơi vào vùng ‘phiền phức’ của đối phương. Tương tự vậy, câu trả lời với một từ hoặc một ý ngắn cũng chứng tỏ anh chàng không còn quan tâm mấy đến cuộc trò chuyện mà chỉ duy trì mức liên lạc cho đúng phép lịch sự.
Nếu cả hai vẫn nói chuyện đều đặn qua tin nhắn thì việc khởi tạo cuộc nói chuyện là điều bình thường (Ảnh minh họa: Internet)
Theo sát đối phương
Video đang HOT
Kè kè đi theo mọi nơi chàng đến là biểu hiện của sự phiền phức. Tuy vậy, cách quan tâm thái quá này chỉ giúp thỏa mãn tâm lý của bạn mà vô tình gây nên sự khó chịu cho đối phương. Rất nhiều cách hiệu quả mà không làm ngột ngạt không gian riêng tư của nhau ví dụ như trong một buổi tiệc đông người, bạn chỉ cần ngồi một chỗ, duy trì giao tiếp bằng ánh mắt với chàng. Chỉ cần hai ánh mắt gặp nhau, chàng sẽ không quên sự hiện diện của bạn mà thậm chí còn phải chạy ngay tới chỗ bạn.
‘Soi’ các hoạt động trên mạng xã hội
Theo dõi facebook của người khác không phải là vấn đề lớn nếu bạn không làm chúng quá thường xuyên. Liệu bạn có tức giận khi thấy tin nhắn báo ‘đã xem’ mà chàng không trả lời lại? Bạn có nổi điên khi chàng like ảnh cô người yêu cũ? Hay quyết tâm ‘bơ’ chàng chỉ vì trên tường nhà họ đầy những cô nàng mà bạn chả hề biết? Tất nhiên, quan tâm đến người yêu là nhu cầu chính đáng nhưng bạn nên quan tâm ngoài đời thực nhiều hơn thay vì giám sát chặt chẽ trên mạng.
Thay vì nhắn tin liên tục hỏi xem chàng đang ở đâu, bao giờ mới về, bạn chỉ nên hỏi một lần trước khi chàng đi (Ảnh minh họa: Internet)
Vấn đề lòng tin
Nếu bạn luôn muốn biết anh chàng của mình đang làm gì, ở đâu, đi với ai, đó có thể là dấu hiệu xấu. Khi niềm tin không đủ lớn, bạn sẽ dễ dàng hành động một cách phiền phức. Tuy vậy, những hành động này dễ phản tác dụng hơn là khiến chàng chú ý đến bạn. Thay vì nhắn tin liên tục hỏi xem chàng đang ở đâu, bao giờ mới về, bạn chỉ nên hỏi một lần trước khi chàng đi và nhắc chàng lúc về nhắn lại cho mình. Các chàng sẽ nhớ đến nghĩa vụ ‘báo cáo’ với bạn hơn khi bạn cố gắng điều khiển anh ta bằng một loạt tin nhắn với nội dung tương tự nhau.
Quá dễ tính
Nghe có vẻ lạ nhưng đúng vậy, dễ tính lại có thể trở thành điều khiến mối quan hệ của bạn gặp vấn đề. Điều này biểu hiện khi bạn để anh chàng biết rõ mọi suy nghĩ cũng như lựa chọn thay những sở thích của bạn. Một chàng trai sẽ cảm thấy cô gái của mình nhàm chán, thiếu thú vị khi không có ý kiến riêng. Vẻ đẹp của người phụ nữ đến từ sự bí ẩn, do vậy hãy giữ cho mình những bí mật riêng. Sẳn sàng hủy kế hoạch của bạn hay niềm vui bản thân để chiều lòng chàng một cách thường xuyên cũng là dấu hiệu của điều này. Chúng khiến các chàng quên đi cách chiều chuộng, chăm chút mà đáng lẽ bạn phải được hưởng.
Theo SKĐS
10 lý do bạn cần một cái ôm mỗi ngày
Từ khi sinh ra, những cái ôm âu yếm của bố mẹ đã khiến chúng ta thấy bản thân mình là người đặc biệt và xứng đáng được yêu thương. Một cái ôm có thể nhắc nhở bạn về những điều tốt đẹp đó và củng cố lòng tin, lòng tự trọng trong tim bạn.
1. Một cái ôm mang lại cảm giác an toàn, đặc biệt thuận lợi để giao tiếp cởi mở và trung thực.
2. Một cái ôm ngay lập tức có thể tăng nồng độ oxytocin, chữa lành cảm giác cô đơn, cô lập, xoa dịu sự giận dữ.
3. Kéo dài cái ôm lâu hơn một chút có thể nâng nồng độ serotoni trong máu, khơi dậy niềm lạc quan và tạo ra hạnh phúc.
4. Ôm tăng cường hệ thống miễn dịch. Ôm giúp giải tỏa áp lực trên xương ức và kích thích một dạng năng lượng tên là Năng lượng Mặt trời Plexus Charka - kích thích tuyến ức - nơi kiểm soát và cân bằng sản xuất các tế bào máu, đảm bảo sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật.
5. Ôm giúp tăng lòng tự trọng. Từ khi sinh ra, những cái ôm âu yếm của bố mẹ đã khiến chúng ta thấy bản thân mình là người đặc biệt và xứng đáng được yêu thương. Một cái ôm có thể nhắc nhở bạn về những điều tốt đẹp đó và củng cố lòng tin, lòng tự trọng trong tim bạn.
6. Ôm làm thư giãn cơ bắp, giải tỏa căng thẳng trong cơ thể. Ôm ấp kiểu vuốt ve làm dịu đau nhức nhờ lưu thông các mạch máu và các mô.
7. Ôm cân bằng hệ thần kinh. Các phản xạ đầu tiên của làn da khi đón nhận một cái ôm là thư giãn và đón nhận. Khi ôm, hệ thần kinh phó giao cảm cũng tác động độ ẩm da cân bằng hơn.
8. Ôm dạy chúng ta cách trao và nhận. Đón nhận một cái ôm cũng là cách cho đi tình mến thương và ngược lại.
9. Ôm có rất nhiều điểm chung với cười và thiền định. Chúng dạy cho ta rằng hãy cho đi và về sự tồn tại của hiện tại.
10. Năng lượng trao đổi giữa những người ôm nhau chính là sự đầu tư hiệu quả cho một mối quan hệ.
Theo Blogtamsu
Thứ đắt nhất là niềm tin và một khi lòng tin đã lạc mất, tình yêu cũng chẳng còn mùi vị gì... Khi lòng tin lạc mất Trong tình yêu, khi niềm tin đã chết, cuộc tình đó còn lại những gì? Cô chẳng còn tin anh, người con trai mà cô từng trao hết yêu thương, chẳng còn tin vào những lời đường mật anh rót vào tai, những lời mà trước kia cô từng nghĩ đó là những lời thật lòng anh dành...