Dấu hiệu hồi sinh kỳ diệu của “vùng đất chết” Fukushima
Từ một vùng đất “chết”, Fukushima đang hồi sinh khi những người sơ tán khỏi thị trấn nhiễm phóng xạ đang bắt đầu trở về nhà, xây dựng lại cuộc sống.
Ngày 11/3/2011, một trận động đất, sóng thần lớn đã gây ra thảm họa hạt nhân Fukushima – vụ tai nạn hạt nhân nghiêm trọng nhất kể từ thảm họa Chernobyl năm 1986. Thảm họa này đã làm thay đổi cuộc sống của hàng trăm nghìn người mãi mãi.
Sau thảm họa hạt nhân, bức xạ phóng ra bầu khí quyển buộc chính phủ Nhật Bản phải tuyên bố sơ tán quanh nhà máy – với khu vực sơ tán có bán kính 20 km. Từ đó đến nay, Fukushima được xem là thị trấn ma hay “vùng đất chết”. Tuy nhiên, nay đã có những dấu hiệu cho thấy thị trấn này đang có dấu hiệu hồi sinh. Phóng viên Tom Parry của Daily Mirror đã được cấp phép tiếp cận Fukushima hạn chế và ghi lại được những hình ảnh về sự hồi sinh kỳ diệu của nơi này.
Theo đó, một số cư dân, phần lớn là những người cao tuổi đã trở về nhà của họ ở Fukushima sau khi chính phủ Nhật Bản dỡ bỏ lệnh sơ tán bắt buộc đầu năm nay. Trong ảnh là ông Hikaru Murai, người từng sở hữu một quán bar ở Okuma nay đang ấp ủ ý định xây dựng một ngôi nhà mới. Okuma cũng là khu vực phải sơ tán vì thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011.
Hàng nghìn bao tải đất nhiễm phóng xạ xung quanh Fukushima vẫn chất đống trên mảnh đất bỏ hoang.
Video đang HOT
Cư dân Okuma, bà Youko Takano, 71 tuổi đã mở một quán cà phê ở gần Fukushima. “Tôi nhớ rất rõ trận động đất. Đầu tiên tôi được chuyển ra rìa thị trấn, nhưng sau đó chúng tôi bị chuyển đi xa hơn nữa khi bức xạ tiếp tục lan rộng. Thật khó khăn khi phải ở một nơi xa lạ mà mình không muốn đến”, bà Youko chia sẻ.
Cụ bà Youko cũng cho biết, bà là một trong số gần 1.000 người vừa quay trở lại “vùng đất chết”. Trước trận động đất, có 24.000 người sống ở Okuma.
“Hầu hết bạn bè của tôi vẫn chưa quay trở về, điều này làm tôi rất buồn. Hầu hết những căn nhà của họ bây giờ không thể ở được. Tôi sinh ra và lớn lên ở đây nên tôi không bao giờ muốn rời đi”, bà Youko nói thêm.
Bên trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi nơi máy móc đã bị rỉ sét.
Ngoài bờ biển, từng bị đóng cửa vì lo ngại ô nhiễm phóng xạ cho đến đầu năm nay cũng đã xuất hiện người dân đến vui chơi. Trong ảnh là gia đình Takuya Yasukawa và 3 nhỏ Yunon, 10 tuổi, Yua, 8 tuổi và Yuo, 5 tuổi, đang vui đùa trên bãi biển.
Một dấu hiệu hồi sinh khác là các tấm pin mặt trời khổng lồ đã được đưa vào các cánh đồng lúa. Mặc dù nông dân quyết định không trồng lại lúa trên vùng đất này nhưng các tấm pin mặt trời sẽ cung cấp điện sạch thực sự cho những cư dân đang quay trở về “hồi sinh” Fukushima.
Theo danviet
Tin tức thế giới 30/9 : Nhật Bản cập nhật công khai mức độ phóng xạ
Nhật Bản cập nhật công khai mức độ phóng xạ; Các nước giàu cắt giảm viện trợ nhân đạo giữa lúc thế giới đang rất cần... là những tin tức thế giới đáng chú ý ngày 30/9.
Công nhân dọn dẹp tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau sự cố năm 2011. Ảnh: AP
Nhật Bản cập nhật công khai mức độ phóng xạ
Đại sứ quán Nhật Bản tại Hàn Quốc đã cập nhật hằng ngày mức độ phóng xạ tại một số tỉnh thành của cả hai nước. Những dữ liệu này do các cơ quan giám sát bức xạ ở cả Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như các cơ quan hữu quan ở tỉnh Fukushima đo đạc.
Nhật công khai mức độ phóng xạ trong bối cảnh có nhiều lo ngại về tác động kéo dài của sự cố hạt nhân Fukushima năm 2011 tới Thế vận hội Tokyo 2020, đồng thời một số nhà lập pháp tại Hàn Quốc đang kêu gọi tẩy chay và ban bố lệnh cấm đi du lịch do những gì mà họ mô tả là "rủi ro phóng xạ từ Fukushima".
Venezuela tố Mỹ thực hiện ít nhất 54 chuyến bay do thám không phép trong tháng 9
Ngày 29/9, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Tác chiến chiến lược của Lực lượng Vũ trang quốc gia Bolivar cho biết, đơn vị này đã phát hiện ít nhất 54 chuyến bay không phép của máy bay do thám Mỹ vào không phận chỉ trong tháng Chín. Đây là lần thứ 4 trong năm nay, các quan chức Venezuela tố cáo Mỹ vi phạm vùng thông tin bay.
Trước đó, ngày 19/7, Caracas thông báo đã cử một máy bay chiến đấu Sukhoi SU-30 để can thiệp và trục xuất khỏi không phận một máy bay do thám Mỹ, trong khi Washington khẳng định máy bay EP-3 của mình chỉ thực hiện một nhiệm vụ đã được công nhận trên không phận quốc tế ở biển Caribbean và bị đe dọa trái phép.
NASA lần đầu thấy 3 hố đen đang lao vào nhau để hợp thành siêu hố đen
Các nhà thiên văn học Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) lần đầu tiên quan sát được cảnh tượng 3 hố đen khổng lồ chen chúc vào một chỗ trong lúc 3 thiên hà của chúng đang trong quá trình sát nhập để trở thành một thiên hà duy nhất, nằm cách Trái đất khoảng 1 tỉ năm ánh sáng.
Theo các nhà thiên văn, "cụm ba hố đen thuộc dạng cực hiếm" và "những hệ thống như vậy trên thực tế lại là hệ quả tự nhiên trong quá trình các thiên hà sát nhập, mà chúng tôi cho rằng điều này giúp giải thích cách thức các thiên hà tăng trưởng và tiến hóa trong vũ trụ".
Các nước giàu cắt giảm viện trợ nhân đạo giữa lúc thế giới đang rất cần
Báo cáo Viện trợ nhân đạo toàn cầu thường niên, công bố ngày 30/9, cho thấy: Mỹ, nhà tài trợ lớn nhất, đã giảm 6% (423 triệu USD) viện trợ trong năm 2018, Đức và Anh đều giảm 11%. Theo báo cáo, một lượng lớn các cuộc khủng hoảng đã xảy ra nhiều năm qua, đòi hỏi nguồn lực hỗ trợ lớn hơn và trong thời gian dài hơn.
Sự cắt giảm diễn ra bất chấp LHQ kêu gọi quyên góp số tiền cao kỷ lục là 28,3 tỷ USD để hỗ trợ hơn 200 triệu người đang rất cần trợ giúp, đặc biệt tại các điểm nóng như Yemen và Syria.
Australia: Bệnh nhân mắc bệnh nan y được trợ giá thuốc
Theo quy định mới về trợ giá dược phẩm có hiệu lực từ ngày 1/10, các bệnh nhân mắc bệnh nan y như ung thư phổi, ung thư bạch cầu nguyên bào lymphô và ung thư bạch cầu cấp tính tại Australia sẽ được hưởng trợ cấp từ chương trình trợ giá thuốc của chính phủ.
Dự kiến có thêm ít nhất 500.000 bệnh nhân mắc các căn bệnh nan y tại Australia được hưởng lợi ích từ chương trình trợ giá thuốc của chính phủ, giúp người bệnh tiết kiệm được hơn 100.000 AUD (67.619 USD) mỗi năm, qua đó góp phần cải thiện chất lượng sống của họ trong thời gian chống chọi với bệnh tật.
Theo petrotimes
30 năm sau thảm họa Chernobyl, dấu vết phóng xạ vẫn còn hiện diện Ở Orane, ngôi làng nhỏ cách thị trấn Pripyat vài cây số và nằm trong vùng cách ly thảm họa hạt nhân Chernobyl, những dấu vết của phóng xạ vẫn hiện diện trong cuộc sống hàng ngày. Đu quay Pripyat, công trình chưa bao giờ đi vào hoạt động, trở thành một biểu tượng nổi tiếng của thảm họa hạt nhân Chernobyl tại...