Dấu hiệu hen suyễn ở phụ nữ mang thai
Mắc hen suyễn trong thời kỳ mang thai có nguy cơ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, chính vì thế bạn cần biết những dấu hiệu hen suyễn ở phụ nữ mang thai để chủ động phòng bệnh hiệu quả.
1. Hen suyễn là bệnh mãn tính
Hen suyễn hay bệnh hen phế quản là một trong những căn bệnh có tính chất mãn tính, có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào, đặc biệt là những người có sức đề kháng kém như trẻ em hay phụ nữ mang thai. Đối với phụ nữ mang thai, căn bệnh này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm chúng có thể khiến mẹ bầu bị thiếu oxy kịch phát, làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, thai chết lưu.
Chính vì thế, khi điều trị hen suyễn ở phụ nữ mang thai ngoài việc điều trị dự phòng, thai phụ cần được điều trị tích cực trong giai đoạn xuất hiện cơn hen kịch phát. Để việc điều trị được hiệu quả hơn, thai phụ cần nắm được những dấu hiệu hen suyễn ở phụ nữ mang thai.
2. Dấu hiệu hen suyễn ở phụ nữ mang thai
Dấu hiệu hen suyễn ở phụ nữ mang thai rất đa dạng, chúng có thể có biểu hiện lâm sàng khá giống với một số bệnh đường hô hấp có tính mãn tính khác như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh giãn phế quản hay lao phổi,… Chính vì thế, bạn cần nắm thật chắc những dấu hiệu hen suyễn ở phụ nữ mang thai dưới đây:
2.1. Ho, ho nhiều vào ban đêm
Ho là dấu hiệu xuất hiện ở rất nhiều bệnh lý khác nhau, ho cũng là một trong những dấu hiệu hen suyễn ở phụ nữ mang thai. Bản chất ho là một phản xạ của cơ thể để tống các dị vật ở trong đường hô hấp ra ngài, các dị vật này có thể là bụi, khói, phấn hoa, lông động vật…
Video đang HOT
Một số căn bệnh đường hô hấp cũng có thể gây ho như viêm phổi, viêm xoang, cảm lạnh,…nhưng nếu thai phụ thường xuyên ho kéo dài, cơn ho chủ yếu xuất hiện vào ban đêm thì bạn cần nghĩ tới việc đây là một trong những dấu hiệu hen suyễn ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng ho vào ban đêm chính là do phế quản bị thu nhỏ lại do xuất hiện những cơn co thắt phế quản.
2.2. Thở khò khè
Thở khò khè là một trong những dấu hiệu hen suyễn ở phụ nữ mang thai tương đối đặc trưng, đây là một âm thanh bất thường xuất hiện dưới dạng tiếng rít khi thở. Khi không khí đi qua phổi phổi bị cản trở bởi ống phế quản bị phù nề sẽ tạo nên âm thanh khò khè. Tình trạng khò khè sẽ trở nên nặng nề hơn khi phụ nữ mang thai tiếp xúc nhiều với các dị nguyên hay tiếp xúc với dòng không khí lạnh.
2.3. Khó thở
Khi thai phụ tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, khói bụi,… sẽ kích thích các phản ứng miễn dịch gây co thắt cơ trơn phế quản đồng thời tăng tiết dịch phế quản, điều này khiến cho đường hô hấp bị thu hẹp lại, làm cho người bệnh bị khó thở hơn. Tình trạng khó thở ngày càng tăng nặng và thường xuất hiện những cơn khó thở về đêm khiến thai phụ mất ngủ.
2.4. Đau thắt ngực, đau hoặc áp lực
Đau thắt ngực, đau hoặc áp lực tuy không phải là dấu hiệu hen suyễn ở phụ nữ mang thai điển hình nhưng khi thấy dấu hiệu này kèm theo khó thở bạn cần nghĩ ngay tới bệnh hen phế quản trong thời gian mang thai.
2.4. Hơi thở rất nhanh và gấp
Những thai phụ mắc bệnh hen suyễn thường không chịu được những hoạt động thể lực nặng nhọc, nếu vận động nhiều như leo cầu thang, chạy bộ, tập thể dục… thai phụ sẽ thấy xuất hiện những cơn khó thở hay thở dốc, đây là một trong những dấu hiệu hen suyễn ở phụ nữ mang thai.
Mặt nhợt nhạt, ra mồ hôi, mệt mỏi thường xuyên là do cơ thể bị thiếu oxy, nếu những người phụ nữ mang thai để tình trạng này kéo dài có thể gây những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Chính vì thế, thai phụ cần được khám và điều trị kịp thời.
Đây đều là những dấu hiệu hen suyễn ở phụ nữ mang thai nhưng ở mỗi người phụ nữ dấu hiệu này sẽ là khác nhau, biểu hiện khác nhau cũng như mức độ khác nhau, chính vì thể để chẩn đoán bản thân có mắc hen phế quản hay không thai phụ cần đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.
Thấy 4 dấu hiệu này, đừng chủ quan mà hãy đi khám hen suyễn ngay
Thở khò khè là một trong những biểu hiện điển hình của hen suyễn. Nhưng trước khi các triệu chứng rõ ràng này xuất hiện, hen suyễn có thể bắt đầu với những dấu hiệu thầm lặng hơn nhiều.
Shutterstock
Khi thấy các biểu hiện sau, người bệnh nên đi khám để biết xem liệu mình có đang bị hen suyễn hay không.
Ho dai dẳng
Hầu hết chúng ta đều nghĩ ho là triệu chứng của cảm lạnh hay viêm phế quản. Tuy nhiên, ho dai dẳng có thể là dấu hiệu sớm cảnh báo hen suyễn, theo MSN.
Cơn ho do hen suyễn sẽ nặng hơn mỗi khi bạn cười hoặc nằm. Nguồn gốc gây ho là những bất thường xuất hiện từ ngực chứ không phải ở cổ họng, tiến sĩ Richard Lockey, chuyên gia dị ứng và miễn dịch học tại Đại học Y khoa Nam Florida (Mỹ), cho biết.
Ngáp hoặc thường thở sâu
Những hành động ngáp hoặc hít thở sâu diễn ra một cách thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của hen suyễn. Đây đều là những cách thở giúp cơ thể hấp thụ được nhiều ô xy hơn và thải ra nhiều khí carbon dioxide hơn.
Khi một người ngáp hay hít thở sâu thường xuyên thì đó là hành động diễn ra trong vô thức để giúp cơ thể cố nạp thêm ô xy. Nguyên nhân là do khí quản đang bị tắc nghẽn vì hen suyễn.
Hay mệt mỏi
Thở khò khè và ho suốt đêm khiến người bệnh hay giật mình. Nếu kéo dài, tình trạng này gây mất ngủ, thiết ngủ, làm suy giảm sức khỏe thể chất, tinh thần khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi.
Mất ngủ mạn tính cò thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và khiến bệnh hen suyễn thêm nặng. Điều may mắn là khi các triệu chứng của hen suyễn được kiểm soát thì các vấn đề về giấc ngủ cũng biến mất.
Căng tức ngực
Các bác sĩ cho biết từng có trường hợp người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu sau khi tham gia cuộc thi chạy bộ. Trước đó, sức khỏe của bệnh nhân bình thường. Giữa cuộc chạy, họ có biểu hiệu khó thở, tức ngực khiến mọi người xung quanh lo sợ là bị đau tim.
Tuy nhiên, các chẩn đoán sau đó cho thấy bệnh nhân bị hen suyễn. Triệu chứng đau và căng tức ngực của hen suyễn có thể khiến mọi người hiểu lầm là đau tim, theo MSN.
Theo thanhnien
6 cách phòng ngừa hen suyễn ở phụ nữ mang thai Hen phế quản hay còn gọi là bệnh hen suyễn là một bệnh lý mãn tính ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, chính vì thế phòng ngừa hen suyễn ở phụ nữ mang thai là điều vô cùng cần thiết. Một trong những nguyên tắc quan trọng trong quá trình điều trị cũng như phòng ngừa...