Dấu hiệu của viêm amidan hốc mủ
Viêm amidan hốc mủ là tình trạng viêm amidan mạn tính, gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh.
Tình trạng này thường không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được điều trị và chăm sóc hợp lý, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng và làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng.
Nguyên nhân gây viêm amidan hốc mủ
Viêm amidan hốc mủ có nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó nguyên nhân chính là bệnh chưa được điều trị hay không điều trị dứt điểm viêm amidan cấp tính triệt để. Nếu để tình trạng viêm amidan kéo dài hoặc bệnh nhân không tuân thủ theo phác đồ điều trị viêm amidan cấp, sẽ khiến bệnh càng trầm trọng hơn và xuất hiện mủ.
Yếu tố từ môi trường sống ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, vi khuẩn… sẽ dẫn đến viêm amidan hốc mủ. Lối sống không khoa học như thường xuyên sử dụng các chất độc hại, uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn uống không điều độ, hay ăn đồ cay nóng, dùng các chất kích thích khác… đều làm tăng tình trạng viêm amidan.
Thay đổi thời tiết, chuyển mùa cũng có thể khiến cơ thể kém thích nghi, bị tác động và dẫn đến các tổn thương amidan.
Dấu hiệu nhận biết viêm amidan hốc mủ
Dấu hiệu nhận biết viêm amidan hốc mủ thường dễ bị nhầm lẫn thành ung thư vòm họng. Điều này khiến người bệnh lo lắng và đôi khi dẫn đến việc điều trị sai cách.
Các triệu chứng của viêm amidan hốc mủ có thể dễ nhận biết như:
Đau họng;
Xuất hiện các hạch cứng, đau ở cổ hoặc bên dưới hàm.
Người bệnh bị khó nuốt, không nuốt được hoặc có cảm giác nuốt vướng.
Khô rát, đau nhói ở cổ họng, đôi khi cơn đau có thể lan đến tai. Khi soi gương có thể nhìn thấy lớp mủ trắng, lớn vón cục đóng thành khối như bã đậu. Bề mặt amidan xuất hiện các chấm mủ trắng, vón thành kén, mùi hôi.
Video đang HOT
Nếu không được điều trị thì viêm amidan hốc mủ sẽ xuất hiện tình trạng bội nhiễm, ổ viêm lan rộng, áp xe amidan xuất hiện sau đợt viêm cấp tính từ 5 – 7 ngày khiến bệnh nhân bị đau họng, sốt cao, giọng nói thay đổi.
Biến chứng toàn thân là nhiễm khuẩn huyết, viêm thận, viêm khớp hoặc suy tim.
Nguy hiểm hơn nếu chủ quan hoặc điều trị không đúng cách, viêm amidan hốc mủ có thể gây biến chứng tại khớp như viêm đa khớp dạng thấp, viêm đa khớp cấp… Nếu tình trạng viêm sưng to, trẻ dễ bị suy hô hấp, thậm chí ngưng thở khi ngủ. Vì vậy, để viêm amidan hốc mủ không ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe thì người bệnh nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế để thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp.
Viêm amidan hốc mủ là tình trạng viêm amidan mạn tính.
Điều trị viêm amidan hốc mủ
Với viêm amidan hốc mủ, tùy vào tình trạng bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau.
Với phương pháp điều trị nội khoa, vấn đề điều trị chủ yếu là khắc phục triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Điều trị nội khoa thường được sử dụng tùy thuộc vào thể trạng và tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.
Phẫu thuật cắt amidan được chỉ định trong các trường hợp:
Viêm amidan hốc mủ tái phát nhiều lần (5 – 6 lần/năm);
Gây nhiều biến chứng như áp xe amidan, viêm tấy lan tỏa, viêm phổi…;
Gây các biến chứng toàn thân như: Viêm cầu thận, thấp khớp, thấp tim, nhiễm khuẩn huyết, rối loạn tiêu hóa;
Viêm amidan mạn tính quá phát gây khó khăn trong ăn uống, khó thở, khó nói…
Phòng ngừa viêm amidan hốc mủ
Người bệnh viêm amidan hốc mủ cần lưu ý một số vấn đề về chế độ ăn uống và sinh hoạt để tránh làm bệnh nghiêm trọng hơn. Một số lưu ý và lời khuyên dành cho người bệnh viêm amidan hốc mủ bao gồm:
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng, vòm họng hợp lý. Chải răng ngày hai lần vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, người bệnh có thể súc miệng bằng nước muối ấm để cải thiện các dấu hiệu viêm amidan và ngăn ngừa các bệnh răng miệng.
- Cần ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng.
Uống nhiều nước và uống nước ấm, không nên uống nước đá quá nhiều, đặc biệt là khi thời tiết trở lạnh. Với người hay bị viêm họng thì nên hạn chế nói to, không nên la hét, vì điều này có thể gây tổn thương amidan, thanh quản và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về họng nặng hơn.
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng. Sử dụng khẩu trang và các vật dụng bảo hộ khi cần đi ra ngoài. Những người làm việc ở môi trường nhiều khói bụi, hóa chất thì nên sử dụng quần áo bảo hộ, che chắn mũi, miệng cẩn thận.
Hiểm họa từ nuôi chó thả rông
Gần đây, nhiều tỉnh thành liên tục ghi nhận các trường hợp bị chó thả rông tấn công, phải tiêm vaccine ngừa dại, thậm chí không qua khỏi.
Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị bệnh dại gần như 100% không qua khỏi. Ảnh: Pexels.
Con chó nặng khoảng 15 kg, có màu đen, mắt hung dữ, miệng sùi bọt mép, tấn công bà N.T.T. khi đang đi bộ trên đường. Mặc dù đã cố gắng phản kháng, la hét và bỏ chạy nhưng con chó vẫn đuổi theo người phụ nữ.
"Con chó nhảy lên và cắn mạnh vào vùng bắp tay phải của tôi, gây vết thương sâu và có nhiều phần dập nát. Sau khi cắn tôi, con chó đó lại điên cuồng chạy xuống xóm dưới và cắn thêm 2 người khác", bà T. nói.
Sự việc xảy ra trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Ngoài bà T., còn 3 trường hợp đi đường khác cũng bất ngờ bị chó dại tấn công.
Không chỉ tại Đắk Lắk, nhiều địa phương khác cũng ghi nhận hiện tượng chó dại cắn người trong thời gian gần đây.
Nhiều người bị chó dại tấn công
Tại Hải Dương, một người đàn ông đã không qua khỏi sau khi bị chó lạ cắn vào lòng bàn tay nhưng chủ quan không tiêm phòng. Sau 2 tháng bị cắn, ông phát bệnh dại. Chỉ 4 ngày sau khi có triệu chứng lạ, người đàn ông qua đời.
Bên cạnh đó, Đồng Nai cũng là địa phương liên tục ghi nhận các ổ dịch dại trong thời gian gần đây. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 17 ổ dịch dại trên chó tại các huyện. Địa phương này hiện chiếm 25% trên tổng số ổ dịch dại của khu vực phía Nam. Bệnh dại trên địa bàn tỉnh đang diễn biến phức tạp, nghiêm trọng và có nguy cơ xảy ra nguy hiểm tính mạng ở người.
Những trường hợp trên cảnh báo việc nuôi chó thả rông không rọ mõm, không tiêm phòng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh cho người, đặc biệt tại các vùng nông thôn.
Chó thả rông, không rọ mõm có nguy cơ cao mắc bệnh dại và tấn công người. Ảnh: Bảo Trọng.
Luật Chăn nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định khi nuôi chó thì chủ vật nuôi phải đăng ký tại UBND cấp xã, phải tiêm vaccine phòng bệnh dại, phải rọ mõm, xích giữ chó tại những nơi công cộng...; nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 90/2017 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2020). Cụ thể, phạt tiền 1-2 triệu đồng nếu chủ chó không rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.
Chủ vật nuôi cũng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nạn nhân do sức khỏe của họ bị xâm phạm theo Điều 590, Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015. Ngoài ra, chủ vật nuôi còn phải bồi thường tổn thất về tinh thần mà nạn nhân phải gánh chịu. Mức bồi thường do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường tối đa không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
100% không qua khỏi nếu phát bệnh
Theo ThS.BS Hoàng Hải Phúc, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus dại gây ra. Bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật, thường thấy ở chó, mèo.
Thời gian ủ bệnh dại khoảng 2-8 tuần, ngắn thì khoảng 10 ngày và dài có khi 1-2 năm, tùy lượng virus và vị trí, độ nặng vết thương.
Triệu chứng khởi đầu của bệnh dại gồm mệt mỏi, nhức đầu, sốt, cảm giác sợ hãi... Bước vào giai đoạn viêm não, người bệnh thường có biểu hiện như mất ngủ, tăng cảm giác kích thích (sợ ánh sáng, sợ tiếng động, sợ gió).
Mức độ nguy hiểm nhất là rối loạn thần kinh thực vật với đồng tử giãn, vã mồ hôi, tăng tiết nước bọt, rối loạn huyết động... Cho đến nay, bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị bệnh dại gần như 100% không qua khỏi.
Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng, để chủ động phòng, chống bệnh dại, người dân cần tiêm phòng bệnh dại đầy đủ cho chó, mèo, vật nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y; không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm; không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.
Những người tiếp xúc thường xuyên với động vật như nhân viên thú y, kiểm lâm... cũng cần chích ngừa định kỳ.
Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm, mọi người cần rửa sạch và sát trùng vết thương, nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để chích vaccine, huyết thanh kháng dại kịp thời; tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa hay nhờ thầy lang chữa bệnh dại.
Từ một nốt nhọt da, bé trai 11 tuổi bị viêm phổi hoại tử nặng Bị một nốt nhọt da ở vùng gối, cậu bé 11 tuổi sốt cao, sau đó nhanh chóng rơi vào tình trạng nguy kịch, suy hô hấp do một bệnh lý ít được chú ý. Sáng 24/6, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM đã thông tin về một trường hợp nguy kịch do nhiễm khuẩn huyết được cứu sống sau 2 tháng điều...