Dấu hiệu của ‘tình yêu ngắn hạn’
Làm thế nào để biết người ấy có xác định một tình yêu dài lâu với bạn, hay yêu rồi lại mau chán?
Nếu có hơn một nửa những dấu hiệu sau đây, bạn có quyền nghi ngờ về mức độ thật lòng của đối phương.
Khi nói chuyện với người khác, không bao giờ nhắc đến bạn
Người ấy nói chuyện với bạn bè, người thân, hay thậm chí là bạn bè của bạn mà không hề nhắc đến bạn trong đó. Hoặc nếu ai đó nhắc về bạn, người ấy sẽ tìm cách lảng tránh chủ đề rất nhanh. Vì sao? Vì chính họ cũng hiểu rằng, họ không thật sự yêu bạn, nên bạn không phải là chủ đề ưa thích của họ. Một người yêu bạn dài lâu là một người dù nói chuyện cùng ai thì một lúc sau cũng nhắc về bạn.
Thường chuyển chủ đề khi nói về chuyện yêu đương
Khi bạn ngồi vẽ ra các kế hoạch tương lai với “ một nửa“, rằng hai bạn sau này sẽ cùng đi đến đâu, cùng xây dựng gia đình thế nào, và cả hai sẽ tìm hiểu về nhau ra sao, người ấy thường tỏ vẻ không đồng tình, có nhiều ý kiến đối lập với bạn. Cuộc nói chuyện sẽ kết thúc bằng một không khí căng thẳng đáng sợ, hoặc cả hai cãi nhau, hoặc bạn luôn là người buồn nhiều hơn.
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Chỉ nắm tay khi có hai người
Video đang HOT
Người ấy chẳng bao giờ chịu nắm tay bạn trước đám đông. Khi đi chơi nơi công cộng, lúc nào cũng giữ khoảng cách, thậm chí khó chịu nếu bạn vô tình gần gũi quá mức. Nhưng khi chỉ có hai người, thì lại chịu nắm tay. Người ấy cảm thấy thiếu tin tưởng nơi bạn, không có ý định tiến tới lâu dài với bạn, mới ngại một cái nắm tay đến thế. Ai đã yêu thật sự đều muốn khoe người yêu cho cả thế giới.
Không đồng điệu khi trò chuyện
Bạn thích nói về học tập, người ấy lại hay huyên thuyên về cây cảnh. Bạn nói về những hoạt động của bạn trong ngày, người ấy háo hức khi kể cho bạn nghe về một bộ phim. Cả hai trò chuyện cùng nhau và lắng nghe, nhưng thật ra không ai cảm thấy dễ chịu. Một người nói, một người nghe, nhưng chẳng ai chịu cảm nhận và thấu hiểu. Chính vì vậy, khi hết chủ đề để nói thì bạn và người ấy bắt đầu chán chường.
Cả hai có nhiều áp lực trong cuộc sống
Một tình yêu chỉ có thể kéo dài khi cả hai đều có hoàn cảnh gia đình đầm ấm hạnh phúc, chuyện học suôn sẻ, bạn bè hòa đồng… Còn khi bạn liên tục thấp điểm, người ấy buồn chuyện gia đình, hoặc bạn quá bận rộn, còn người ấy thì đang thất nghiệp… sẽ khiến cả hai đều cảm thấy gượng ép và mệt mỏi khi bên nhau.
Theo VNE
Chủ tịch TP HCM: "Nghe thấy lương 2,7 tỷ đồng/năm mà... choáng"
Khi nghe mức lương đến hàng tỷ đồng mỗi năm của giám đốc các doanh nghiệp công ích, ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TPHCM cũng thừa nhận là mình bị "choáng". Ông khẳng định, sẽ trị "đến nơi, đến chốn" việc bớt lương công nhân làm giàu cho lãnh đạo Công ty.
Chủ tịch UBND TP cũng "choáng" khi nghe lương "khủng"
Ngày 29/8, UBND TP tổ chức phiên họp về tình hình kinh tế xã hội 8 tháng đầu năm 2013. Tuy nhiên, vấn đề nóng nhất hội trường không phải là thu ngân sách, chỉ tiêu tăng trưởng hay chỉ số giá tiêu dùng... mà là vấn đề lương "khủng" của các vị lãnh đạo doanh nghiệp công ích trên địa bàn thành phố vừa được phanh phui.
Nói về vụ việc này, Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân bức xúc: "Mấy hôm nay nóng nhất là vụ lương giám đốc gần 2,7 tỷ đồng/năm. Nghe mà choáng! Hôm nay có lãnh đạo các ngành giao thông vận tải hay không, ngành của anh sao giỏi vậy?".
Ông Lê Hoàng Quân choáng là vì lương "khủng" của các vị giám đốc trên còn cao gấp gần 20 lần lương của ông, tức lương của một vị Chủ tịch UBND một thành phố trực thuộc Trung ương, ngang lương với Bộ trưởng. Ông cho rằng: "Quản lý doanh nghiệp có sáng kiến, làm việc hiệu quả, lợi nhuận cao thì có thể vận dụng chính sách để nâng cao thu nhập, có thể hưởng thêm cho xứng đáng công sức lao động nhưng không phải quá đáng như vậy!".
Điều vị Chủ tịch UBND TP bức xúc nhất là các công ty đã cố tình làm sai luật lao động, giảm lương, giảm thu nhập của những công nhân trực tiếp làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm (ảnh: Vũ Lê)
Theo vị đứng đầu thành phố này thì UBND TP từng yêu cầu các doanh nghiệp công ích quản lý chặt chẽ hơn việc chi ngân sách thì các đơn vị trên gửi đơn lên Thành ủy lấy lý do là thực hiện các chỉ đạo của UBND TP làm giảm nguồn thu của công nhân. UBND TP chỉ đạo kiểm tra thì các doanh nghiệp trên lại gửi đơn lên Thành ủy kể khổ...
Chủ tịch Lê Hoàng Quân nói: "Nhờ đấu tranh cho kiểm tra mới lòi ra. Thì ra lương công nhân có giảm thật. Nhưng giảm của công nhân, lương giám đốc ban quản lý không giảm. Truy ra thì mấy ổng nói tiền do mấy ổng làm ra, không đụng đến ngân sách, nếu giỏi vậy thì cần gì nhờ đến ngân sách. Nếu không phải doanh nghiệp nhà nước, làm thử xem có lời được như vậy không? Sửa, phải sửa kiên quyết!".
Ông bức xúc nhất là hành vi đối xử bất công với người lao động, cố tình làm sai luật lao động, ký hợp đồng thời vụ với người lao động để giảm lương, trốn trách các nghĩa vụ khác như bảo hiểm xã hội, trợ cấp... Ông cật vấn từng vị đại diện các ban ngành liên quan có mặt tại hội nghị: "Có quy định nào cho chuyển hợp đồng lao động từ dài hạn sang ngắn hạn không?".
Ông Quân thẳng thắn tuyên bố trước hội nghị: "Việc bớt lương, bớt thu nhập của công nhân làm giàu cho lãnh đạo, thành phố sẽ chỉ đạo trị đến nơi đến chốn!".
Không doanh nghiệp TNHH một thành viên nào báo cáo quỹ lương
Khi truy vấn đơn vị quản lý chuyên môn của các doanh nghiệp công ích trên là Sở Giao thông vận tải thì ông Dương Hồng Thanh, Phó giám đốc Sở GTVT cho là các đơn vị này đã chuyển đổi thành công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên (TNHH MTV), không còn trực thuộc Sở. Sở GTVT cũng không còn duyệt quỹ lương của các công ty này nữa.
Tuy nhiên, Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân "bẻ" lại vì ông khẳng định các đơn vị trên là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND TP nhưng quản lý chuyên môn vẫn thuộc Sở. Vị Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải cũng cố giải thích là việc quản lý nhân công, tiền lương hiện giờ hoàn toàn là trách nhiệm của giám đốc doanh nghiệp.
Về vấn đề này, bà Lê Ngọc Thùy Trang, Chi cục trưởng Chi cục Tài chánh doanh nghiệp (Sở Tài chính TPHCM) khẳng định việc lấy tiền lương của người lao động chi cho ban điều hành là sai, cố tình làm sai để thu lợi cho ban quản lý doanh nghiệp.
Theo bà Lê Ngọc Thùy Trang, thông tư 27 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội đã quy định rất rành mạch hai quỹ tiền lương: của ban điều hành và của người lao động. Bà Trang nhấn mạnh: "Không thể lấy quỹ tiền lương chung để chi cho ban điều hành. Vấn đề xây dựng quỹ lương phải trên cơ sở định mức".
Ngoài ra, thông tư 27 đã quy định rõ khi chuyển qua công ty TNHH MTV là mỗi năm các doanh nghiệp phải báo cáo quỹ tiền lương thực hiện theo phê duyệt của UBND TP. Tuy nhiên, theo bà Trang thì hiện nay không có doanh nghiệp nào thực hiện báo cáo. Trong khi đó, việc báo cáo này là cơ sở để giám sát, quản lý và UBND TP giao định mức hằng năm.
Kết luận vụ việc, Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân khẳng định chi như vậy là sai chế độ chính sách, sai về quan điểm. Ông nhấn mạnh: "Sắp tới UBND TP sẽ chỉ đạo tổng kiểm tra quỹ lương các doanh nghiệp nhà nước. Có đơn vị quỹ lương thành phố duyệt chỉ có hơn 1 tỷ nhưng dám chi hơn 4 tỷ đồng. Cuộc họp nào UBND cũng chỉ đạo, nhắc nhở, sai vẫn sai. Phải lập lại kỷ luật nhà nước, lập lại kỷ cương và ý thức trách nhiệm!".
Tùng Nguyên
Theo Dantri
Hà Nội: Khốn khổ chen chúc chờ xin thị thực tại ĐSQ Cộng hoà Séc Sáng 30/7, nhóm phóng viên Dân trí có mặt tại Đại sứ quán Cộng hoà Séc và được tận mắt chứng kiến cảnh làm thị thực vào quốc gia này vô cùng khó nhọc. Đại Sứ quán Cộng hoà Séc nằm trên phố Chu Văn An, giữa trung tâm thủ đô Hà Nội. Đã nhiều năm nay, vào mỗi sáng thứ 3 hàng...