Dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ bạn không nên bỏ qua
Các bậc phụ huynh cần chú ý đến những dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ để có cách xử lý và điều trị kịp thời.
Đau mắt đỏ là một căn bệnh truyền nhiễm ở mắt khá phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ em. Bệnh xuất hiện nhiều vào thời điểm giao mùa hoặc ẩm thấp gây nhiều khó chịu cho người mắc phải.
Việc lưu ý đến những dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ khiến việc điều trị được kịp thời, từ đó bệnh sẽ nhanh thuyên giảm và không để những di chứng liên quan đến thị lực và sức khỏe.
1. Đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ hay còn được gọi là bệnh viêm kết mạc mắt. Đây là loại bệnh nhiễm trùng ở mắt thường do các loại vi khuẩn, virus gây ra.
Virus là nguyên nhân gây đau mắt đỏ thường gặp nhất và dễ khởi phát thành dịch do khả năng lây lan từ người này sang người khác một cách nhanh chóng.
So sánh mắt bình thường và mắt bị viêm kết mạc (Ảnh: Internet)
Thông thường, kết mạc ở mắt người có màu trắng. Chúng là lớp màng niêm mạc lót bên trong mí mắt trên, dưới và nhãn cầu trước. Khi bị viêm nhiễm, kết mạc bị sung huyết và có màu đỏ.
2. Dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ
Sau khi bị lây nhiễm, tùy theo các tác nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe của trẻ mà thời gian ủ bệnh và biểu hiện sẽ khác nhau. Tuy nhiên, một số dấu hiệu điển hình phổ biến khi trẻ bị đau mắt đỏ có thể dễ nhận thấy như:
Video đang HOT
- Cảm giác cộm, xốn, đau, nóng, ngứa và nặng ở mi mắt.
- Trẻ sợ ánh sáng và có thể bị chảy nước mắt.
- Mắt có nhiều ghèn, rỉ mắt có nhầy gây ra dính mi vào lúc thức dậy. Chất nhầy ở mắt có thể có màu vàng hoặc xanh nhạt và có thể là mủ trắng sữa, đặc hoặc lỏng.
- Tré khó chịu và quấy khóc nhiều.
- Kết mạc mắt không trong như bình thường mà bị sung huyết, sưng phù đỏ. Trường hợp nặng có thể bị phù nề hoặc sưng phù 2 mí mắt trên hoặc dưới.
Sưng phù mí mắt có thể xuất hiện ở những trẻ bị đau mắt đỏ nặng (Ảnh: Internet)
- Tình trạng đau mắt đỏ sẽ xuất hiện đầu tiên ở một bên mắt, sau đó lan dần sang mắt còn lại. Một số trường hợp có thể bị cả hai mắt một lúc.
- Nếu viêm kết mạc đơn thuần, thị lực không giảm. Tuy nhiên, nếu xuất tiết tập trung ở giác mạc, làm chảy nước mắt, trẻ có thể cảm thấy có sương mù trước mặt.
- Một số trẻ có thể bị nổi hạch trước tai.
Đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ là một căn bệnh khá lành tính nhưng chúng vẫn có thể gây ra những biến chứng nếu không được chữa trị kịp thời.
Một số biến chứng hiếm gặp có thể kể tới như viêm giác đốm, viêm gác mạc sợi, viêm giác mạc sâu, viêm mủ túi lệ,… Trường hợp nghiêm trọng có thể gây sẹo giác mạc và giảm thị lực.
3. Cách chẩn đoán bệnh đau mắt đỏ ở trẻ
Để chẩn đoán bệnh đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ, bác sĩ sẽ hỏi thăm các thông tin cần thiết như tình trạng sức khỏe chung của bé, tiền căn dị ứng, các yếu tố nguy cơ và ghi nhận biểu hiện mắt đỏ của những người xung quanh bé để định bệnh chính xác.
Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chẩn đoán chuyên biệt như kiểm tra thị lực, nhuộm – soi mắt, phết dịch mắt nuôi cấy và làm kháng sinh đồ…
Bác sĩ cũng có thể xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh đau mắt đỏ ở trẻ. Đây là một hình thức xét nghiệm tế bào bằng phương pháp nạo kết mạc. Kết quả cho thấy tỷ lệ bạch cầu đa nhân tăng cao nếu là căn nguyên vi khuẩn.
Khi tỷ lệ bạch cầu limpho chiếm ưu thế thì bệnh có thể do căn nguyên là virus. Với trường hợp tỷ lệ bạch cầu ái toan (Eosinophil) cao, trẻ đã mắc bệnh đau mắt đỏ do dị ứng, nếu thấy tế bào có thể vùi thì đó là viêm kết mạc do Chlamydia.
Nhà vệ sinh bẩn, bạn có nguy cơ mắc những bệnh nguy hiểm nào?
Dưới đây là những bệnh bạn dễ bị mắc khi để nhà vệ sinh bẩn.
Viêm họng hạt: Streptococcus là vi khuẩn phổ biến được tìm thấy trong nhà vệ sinh gây ra bệnh nhiễm trùng, trong đó có viêm vọng hạt. Vi khuẩn này rất dễ lây lan từ người qua người thông qua các vật dụng trong phòng tắm.
Tiêu chảy: Tiêu chảy chủ yếu do vi khuẩn salmonella hoặc campylobacter gây ra. Khi bạn sử dụng một nhà vệ sinh bẩn, bạn dễ bị tiêu chảy do lây nhiễm các vi khuẩn này.
Bệnh tả: Bệnh tả thông thường lây lan qua đường phân, môi trường ô nhiễm hoặc trong đất. Do đó, nếu không thường xuyên cọ rửa nhà vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn tả có thể tấn công bạn và gia đình bất cứ lúc nào.
Bệnh lậu: Bệnh lậu thường lây lan qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Nhưng vi khuẩn lậu cũng có thể lây qua bệ ngồi trong nhà vệ sinh. Vì vậy, để tránh mắc bệnh, bạn cần chú ý tránh để nhà vệ sinh bẩn.
Nhiễm trùng da: Vi khuẩn streptococc có thể gây nhiễm trùng da từ nhẹ đến nặng như chốc lở hay mụn nhọt ở mông, kích ứng da quanh hậu môn. Đặc biệt, vi khuẩn này có thể lây lan trong môi trường không được vệ sinh sạch sẽ.
Viêm phổi: Trong nhà vệ sinh không tự nhiên có vi khuẩn gây bệnh viêm phổi, nhưng con người có thể mang vi khuẩn này thông qua chiếc điện thoại di động. Vì vậy, bạn cần chú ý tới thói quen sử dụng di động trong nhà vệ sinh của mình.
Rận mu: Rận mu chủ yếu được tìm thấy ở vùng lông mu, chủ yếu lây lan trên bệ nhà vệ sinh hay quan hệ tình dục bừa bãi. Triệu chứng chính là ngứa ngáy vùng kín vào ban đêm.
Nhiễm trùng tiết niệu: Không giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Theo các chuyên gia, đây còn được coi là nguyên nhân phổ biến thứ 2 gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
Ban đỏ: Liên cầu nhóm A là nguyên nhân gây bệnh ban đỏ và viêm họng hạt. Chúng chủ yếu lây lan qua đường chuyển giao niêm mạc hoặc các giọt bắn như dịch mũi, hắt hơi, ho. Chỉ cần người bệnh ho, hắt hơi trong nhà vệ sinh, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh này.
Ngộ độc thực phẩm: Tiêu thụ thực phẩm qua đôi tay bị nhiễm vi khuẩn chắc chắn sẽ bị ngộ độc thực phẩm. Nguy hiểm hơn, một số nhà vệ sinh bẩn, việc rửa tay sẽ không thể làm sạch hết được vi khuẩn, từ đó tăng nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
Covid-19 không lây nhiễm vào giác mạc Giác mạc dường như có khả năng chống lại sự lây nhiễm từ vi rút Corona mới gây bệnh Covid-19, theo HealthDay. Ảnh: Shutterstock Các nhà nghiên cứu của Trường Y, Đại học Washington (Mỹ), vừa công bố phát hiện rằng SARS-CoV-2 không nhân lên trong giác mạc và dường như không thể xâm nhập vào giác mạc. Một số bệnh nhân Covid-19...