Dấu hiệu cảnh báo từ những cơn đau bụng
Chẳng ai là không một lần bị đau bụng, nhưng không phải ai cũng biết, mỗi cơn đau bụng ẩn chứa một thông điệp về bệnh tật khác nhau. Nếu để ý, bạn có thể cung cấp cho bác sĩ tiếng nói chính xác của cơ thể mình để sớm kiếm tìm liệu pháp điều trị thích hợp.
Cường độ đau
Đột nhiên bạn bị đau bụng dữ dội, mặt tái nhợt, vã mồ hôi, kêu rên đến mức phải đi cấp cứu. Điều đó có nghĩa là có thể bạn bị cơn đau thận, viêm phúc mạc (màng bụng) do loét thủng, viêm tụy. Nếu bạn đau ít hơn nhưng cũng khiến bạn mất ngủ, hay hạn chế vận động, bắt buộc bạn phải tìm tư thế thích hợp để đỡ đau, hoặc tìm món đồ ăn uống gì đó miễn là để cơn đau dịu xuống, nghĩa là bạn có cơn đau thận mức độ vừa phải; hoặc có thể bị viêm ruột thừa; hoặc có thể bị tắc ống tiêu hóa.
Nếu cơn đau xuất hiện khi bạn đang làm việc, đau âm ỉ với cảm giác nặng bụng, đau rát như bị bỏng, có thể bạn bị loét, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày – tá tràng, hoặc mắc các bệnh rối loạn chức năng đại tràng.
Kiểu đau
Nếu bạn đau rát như bị bỏng thì vấn đề của bạn có liên quan đến tổn thương dạ dày – thực quản, thường là viêm dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản, ít khi là loét. Nếu cơn đau xuất hiện đột ngột, lan ra xa, các giai đoạn đau dữ dội và đau ít xen kẽ lẫn nhau, đó là tính chất đau của ống tiêu hóa (đại tràng, tiểu tràng) hay của đường dẫn mật bị căng giãn.
Nếu là đau co cứng cơ, thường khó nhận biết hơn, đau như thắt ở sâu và khu trú tại một chỗ thì có thể là đau do loét dạ dày, tá tràng. Nếu là đau tăng lên khi sờ nắn vào, thường gặp trong các bệnh tại mật, gan, đại tràng, viêm ruột thừa, viêm màng bụng, tắc tiểu tràng. Ngược lại, ở các bệnh dạ dày, tụy, nếu sờ nắn không làm thay đổi cường độ đau.
Cân thân vơi nhưng cơn đau bung bât thương! (anh minh hoa)
Tuy vậy, cũng có một số kiểu đau không thể xếp loại. Muốn biết đau đó liên quan đến bệnh nào hoặc tạng nào thì phải căn cứ vào tính chất khác của đau như cường độ, vị trí, hướng lan tỏa… và các triệu chứng kèm theo.
Vị trí đau
Đau ở thượng vị (phần trên – giữa của bụng) chính là đau của dạ dày, tá tràng. Cơn đau thường khu trú, không lan ra xa. Đau ở hạ sườn (phần trên – phía bên của bụng) thường là do vấn đề về gan, mật. Đau bởi nguyên nhân này thường khiến người bệnh bị hạn chế hô hấp và buồn nôn.
Video đang HOT
Nếu bạn đau ở hố chậu, trước hết phải nghĩ ngay đến viêm ruột thừa, nhất là có sốt (thường sốt nhẹ). Ngoài ra, khi đau ở vị trí này, có thể cơn đau xuất phát từ manh tràng nếu có kèm theo các rối loạn chức năng đại tràng như ỉa chảy, táo bón.
Đau ở hố chậu trái thường hay gặp ở các bệnh đại tràng xích ma (là đoạn kế tiếp với trực tràng), hoặc do bệnh ở phần phụ (buồng trứng, ống dẫn trứng). Cũng có trường hợp cơn đau thận lan tới các mạn sườn và hố chậu.
Đau ở hạ sườn trái (chỗ gấp khúc của khung đại tràng) là vị trí đau liên quan đến nhiều tạng trong bụng, trong đó hay gặp nhất là trường hợp đau do tỳ hoặc đuôi của tụy. Đau ở vị trí gần đường dọc giữa bụng, vùng quanh rốn do nhiều nguồn gốc khác nhau. Tuy nhiên, trước tiên phải nghĩ đến bệnh ở tiểu tràng hoặc báng bụng (tràn dịch vào ổ bụng).
Nêu bi đau bung dư dôi, tôt hơn la nên đên găp bac si (anh minh hoa)
Đau ở hạ vị (phần dưới – giữa bụng) liên quan đến tử cung và đại tràng xích ma. Nếu vùng đau rộng khắp bụng bao gồm cả đại tràng, tiểu tràng, màng bụng…cần phải nghĩ đến tổn thương ở các tạng này.
Cũng có một số trường hợp đau không điển hình: Đau ở vùng bụng có thể liên quan đến nhiều tạng không thuộc hệ tiêu hóa, chẳng hạn cơn đau thận (đau ở vùng bụng – lưng) do tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu, trường hợp này thường kèm theo dấu hiệu tắc tiểu tràng. Đau vùng thượng vị có thể gặp ở trường hợp nhồi máu cơ tim. Bệnh phổi cũng có khi gây đau lan xuống bụng, nhất là ở trẻ nhỏ.
Thời điểm đau
Cơn đau có liên quan đến bữa ăn, giấc ngủ… thường là “tiếng gọi” đến từ “sự cố” ở ống tiêu hóa. Nếu bạn đau rát trong khi ăn hay vừa ăn xong, tức là lúc này các bệnh viêm dạ dày hay thực quản đã xuất hiện. Tiếp theo khoảng thời gian không đau, sau khi ăn, các cơn đau do loét dạ dày, tá tràng hoặc viêm tụy sẽ tái phát.
Đau bụng xuất hiện muộn sau ăn (3-4 giờ) rồi tự nhiên khỏi thường gặp ở trường hợp hẹp tiểu tràng. Đau do các bệnh rối loạn chức năng đại tràng thường không xuất hiện vào đêm, ngược lại tư thế nằm ngủ trong đêm làm tăng đau rát trong bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Về đêm, dạ dày tăng tiết dịch toan làm xuất hiện cơn đau loét tá tràng. Đau bụng khi mới thức dậy biểu lộ các rối loạn chức năng đại tràng lành tính.
(Theo Phu nư online)
8 nguy hại từ những cơn tức giận
Mọi người đều biết tức giận sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe nhưng cụ thể là những bệnh gì và nó gây hại ra sao?
Nám da
Khi tức giận, một lượng máu lớn sẽ dồn lên não, nguyên nhân là do lượng ô-xy trong máu giảm, độc tố tăng cao. Độc tố sẽ kích thích nang lông phát triển, dẫn đến viêm quanh nang lông ở các mức độ khác nhau, từ đó xuất hiện các vết nám trên mặt
Lời khuyên: Khi gặp phải những chuyện không vui, bạn hãy hít một hơi thật sâu, dang hai tay ra để điều tiết cơ thể để loại bỏ các độc tố.
Lão hóa tế bào não
Khi một lượng máu lớn dồn lên não, nó sẽ tạo sức ép cho động mạch. Lúc này hàm lượng độc tố trong máu tăng mạnh, lượng ô-xy giảm xuống mức thấp nhất. Các tế bào não sẽ giống như bị trúng thuốc độc vậy.
Lời khuyên: Khi gặp phải những chuyện không vui, bạn hãy hít một hơi thật sâu, dang hai tay ra để điều tiết cơ thể để loại bỏ các độc tố.
Loét dạ dày
Tức giận dẫn đến các dây thần kinh giao cảm bị kích thích hưng phấn, ảnh hưởng trực tiếp đến tim và động mạch, khiến cho lượng máu lưu thông trong đường tiêu hóa bị giảm, quá trình lưu thông diễn ra chậm, gây kém ăn, dần dần sẽ dẫn đến bệnh loét dạ dày.
Lời khuyên: Mát xa vùng bụng khi căng thẳng
Thiếu máu cơ tim
Một lượng máu lớn dồn lên não và toàn bộ khuôn mặt, khiến cho lượng máu về tim giảm gây thiếu máu cơ tim. Trong khi đó, hoạt động của tim vẫn phải đảm bảo nên lúc này sẽ phải làm việc hơn bình thường gấp nhiều lần, dẫn đến nhịp tim đập bất thường.
Lời khuyên: Nhớ lại những kỷ niệm vui đã có trước đây để nhịp tim trở lại bình thường.
Tức giận khiến máu dồn lên não và mặt, kích thích độc tố xuất hiện (ảnh minh họa)
Gan bị tổn thương
Khi tức giận, cơ thể sẽ tiết ra một chất có tên là Catecholamine. Chất này tác động đến hệ thần kinh trung ương khiến cho huyết áp tăng cao, tăng cường phân hủy axit béo, các độc tố trong máu và gan cũng tăng theo tương ứng.
Lời khuyên: Hãy uống 1 cốc nước khi tức giận. Nước sẽ "rửa trôi" các axit béo tự do trong cơ thể, giảm bớt độc tố.
Kích thích tuyến giáp
Khi tức giận, hệ thống nội tiết trong cơ thể sẽ bị rối loạn, khiến cho hormone tuyến giáp tăng tiết, theo thời gian sẽ dẫn đến bệnh ở tuyến giáp.
Lời khuyên: Hãy ngồi xuống và thư giãn, nhắm mắt lại, hít thở thật sâu.
Hại phổi
Khi tâm trạng bị xúc động, nhịp thở sẽ rất gấp, phế nang liên tục mở rộng, ít co giãn, đồng thời cũng không thể thư giãn và nghỉ ngơi.
Lời khuyên: Tĩnh tâm, từ từ hít-thở sâu 5 lần, để cho phổi được nghỉ ngơi và thư giãn.
Tổn thương hệ thống miễn dịch
Khi tức giận, cơ thể sẽ theo mệnh lệnh của não tạo ra chất cortisol, hormone stress. Nếu như chất này bị tích lũy quá nhiều trong cơ thể, nó sẽ cản trở các tế bào của hệ thống miễn dịch hoạt động, làm giảm sức đề kháng của cơ thể.
Lời khuyên: Nghĩ lại những hồi ức đẹp trước đây mình đã có, cố gắng lấy lại trạng thái cân bằng lúc đầu.
(Theo Dân trí)
Sim bổ huyết, dưỡng an thai Cây sim có tên khoa học: Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk., thuộc họ sim (Myrtaceae). Ngoài ra, còn gọi là hồng sim, đào kim nang... Sim mọc hoang tại các vùng đồi trọc khắp nước ta. Cây thích hợp với đất khô cằn, gò đồi... Ở miền Trung, sim thường ra hoa và trái từ tháng 3 đến tháng 8 hằng năm. Dược tính...