Dấu hiệu cảnh báo sức khỏe xấu
Sưng nổi hạch, đặc biệt ở gần cổ họng. Bạn nên lưu tâm vì đây có thể là triệu chứng cảnh báo các vấn đề trầm trọng khác.
Ảnh minh họa: Internet
Ho dai dẳng có thể là dấu hiệu của viêm phổi và triệu chứng dễ dàng trở nặng nếu bạn không theo dõi.
Khó thở: Một số bệnh như ung thư phổi và ung thư họng có thể gây khó thở. Nếu bạn đang ở tình trạng này, cần khẩn trương kiểm tra sức khỏe.
Mất ngủ: Là một tình trạng bệnh lý phức tạp có liên quan đến nhiều biến chứng sức khỏe. Thông thường, những người bị mất ngủ hay bỏ qua các triệu chứng này. Khoa học chứng minh mất ngủ liên quan trực tiếp đến bệnh tim mạch.
Lo lắng: Ai trong chúng ta cũng có những lúc bị nỗi lo lắng bủa vây, song nếu sự lo âu hay xảy ra và kéo dài thì chắc chắc có liên quan tới biến chứng sức khỏe nào đó.
Hay ợ nóng: Ợ nóng kéo dài có thể ảnh hưởng đến thực quản. Nó cũng có thể gây khó thở trong thời gian dài.
Mệt mỏi: Đây là một triệu chứng phổ biến của nhiều biến chứng liên quan tới sức khỏe, nhưng nhiều người thường phớt lờ. Nếu lúc nào bạn cũng cảm thấy mệt mỏi, trong khi hoàn cảnh sống chẳng có gì bất thường, thì nên nhanh chóng đi gặp bác sĩ.
Video đang HOT
Rối loạn tiêu hóa thường xuyên: Ăn uống khó tiêu, hay ợ chua, đau bụng là những dấu hiệu nếu xảy ra liên tục thì bạn cần đi khám ngay lập tức.
Theo Thanh Niên
4 tác dụng phụ nguy hiểm từ trà xanh
Trà xanh là thức uống rất được yêu thích ở các quốc gia Châu Á. Tuy nhiên, ngoài các công dụng làm thư giãn đầu óc, tinh thần tỉnh táo, tăng sức đề kháng, tác dụng phụ do trà xanh gây ra cũng không kém phần nguy hiểm.
Dạ dày khó chịu và táo bón
Tại Nhật Bản và Trung Quốc, trà xanh là một loại đồ uống khá phổ biến, nhưng bạn không nên uống trà xanh khi đói. Các axit ta-nanh trong trà xanh làm tăng axit dạ dày. Vì vậy, nếu bạn uống trà xanh trước khi ăn, sẽ khiến bạn bị đau bụng, có cảm giác buồn nôn, hoặc gây ra chứng táo bón.
Tốt nhất là uống trà xanh sau bữa ăn hoặc giữa các bữa ăn. Những người bị viêm loét dạ dày tá tràng hoặc trào ngược dạ dày nên đặc biệt cẩn thận chú ý.
Nhạy cảm với chất caffeine
Mặc dù trà xanh chứa ít caffeine hơn cà phê nhưng vẫn coi là có chứa caffein. Uống quá nhiều trà xanh có thể dẫn đến cơ thể không dung nạp caffeine và vượt quá mức khoáng chất cho phép.
Một lượng caffeine vừa phải là tiêu thụ ít hơn 200 mg một ngày. Quá nhiều caffeine có thể gây ra các tác dụng phụ sau đây:
- Nhức đầu
-Căng thẳng
- Khó ngủ
- Nôn mửa
-Tiêu chảy
- Khó chịu
- Nhịp tim không đều
- Run
- Ợ nóng
- Chóng mặt
- Ù tai
- Co giật
- Rối loạn
Giảm hấp thụ lượng sắt cho cơ thể
Trà xanh có thể làm giảm việc hấp thu chất sắt từ các thực phẩm bạn tiêu thụ hàng ngày.
Nếu bạn đang mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt, Viện Ung thư Quốc gia khuyến cáo bạn nên sử dụng trà trong giữa các bữa ăn. Và bạn nên ăn các loại thực phẩm giúp tăng cường hấp thu lượng sắt cho cơ thể. Thực phẩm nhiều chất sắt bao gồm thịt và các thực phẩm giàu vitamin C như chanh....
Tác dụng phụ với thuốc
Nếu bạn đang dùng thuốc theo chỉ định, bạn nên kiểm tra hoặc hỏi bác sĩ để đảm bảo không gây ra bất kì ảnh hưởng nào cho sức khoẻ.
Theo Doisongphapluat
Tuyệt đối không dùng dầu cá tùy tiện Dầu cá chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá bởi được chiết xuất từ cá thu, cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá tuyết... Do đó, các chế phẩm của dầu cá thường chứa một lượng lớn axít béo omega-3. Ngoài ra, chúng còn có vitamin E, canxi, sắt, các vitamin A, B1, B2, B3, C hoặc D. Ảnh minh họa: Internet Một...