Dấu hiệu cảnh báo một số bệnh ung thư chị em nên biết
Có rất nhiều bệnh ung thư mà con người có thể mắc phải. Tuy nhiên, dấu hiệu để nhận ra bệnh ung thư lại không rõ ràng, dễ khiến nhiều người hiểu lầm.
Vì vậy, nếu thấy các dấu hiệu khác biệt như dưới đây, chị em nên cảnh giác vì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh ung thư nào đó.
1. Ung thư cổ tử cung, polyp hoặc ung thư nội mạc tử cung
Theo bệnh viện Mayo của Mỹ thì phụ nữ thường xuyên gặp chứng chảy máu ở “vùng kín” mà không phải trong những ngày có kinh nguyệt, lại đi kèm với triệu chứng khí hư ra nhiều thì rất có thể do bị nhiễm virus HPV, gây ra ung thư cổ tử cung. Các triệu chứng khác bao gồm chảy máu âm đạo sau khi giao hợp, chảy máu âm đạo giữa hai kỳ kinh, chảy máu âm đạo sau khi mãn kinh, đau vùng chậu, hoặc đau khi giao hợp.
Phụ nữ mãn kinh nếu thấy có biểu hiện chảy máu bất thường ở “vùng kín” (cục máu đông hoặc máu lốm đốm) thì nên đi khám bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ polyp nội mạc tử cung hoặc nguy hiểm hơn là ung thư cổ tử cung.
Nếu thấy có dấu hiệu bất thường, bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ. Ảnh minh họa
Video đang HOT
2. Ung thư vú
Các chuyên gia sức khỏe khuyên tất cả chị em đã có kinh nguyệt nên kiểm tra ngực hàng tháng vào cùng một thời điểm trong tháng để dễ dàng nhận biết những dấu hiệu khác thường ở ngực. Thời gian kiểm tra tốt nhất nên là sau khi chu kì kinh nguyệt kết thúc vài ngày vì lúc này ngực mềm và dễ sờ, nắn hơn.
Theo bác sĩ Carolyn Runowicz, giáo sư về sản khoa thuộc Đại học Y khoa Florida, cựu chủ tịch Hiệp hội Ung thư Mỹ thì: Ngoại trừ những cục u xuất hiện ở vú, nếu núm vú của bạn to lên hoặc bong vảy thì có thể là dấu hiệu của bệnh núm vú, có thể có liên quan đến ung thư vú. Nếu ở đầu vú có sữa hoặc máu, có gợn ở quầng vú… thì bạn cũng nên đi kiểm tra sớm vì đó có thể là chứng viêm hoặc biểu hiện của một dạng ung thư vú.
3. Ung thư trực tràng
Rất nhiều người khi thấy đi ngoài có máu thì cho rằng mình bị bệnh trĩ. Thực tế, đây cũng có thể là dấu hiệu chảy máu trực tràng mà rất nhiều người bị nhầm là bệnh trĩ. Theo bác sĩ Beth Y. Karlan, Giám đốc chương trình nghiên cứu Ung thư ở phụ nữ tại Viện Ung thư Cedar-Sinai (LA, Mỹ) thì ung thư đại trực tràng là bệnh phổ biến thứ 3 thường gặp ở phụ nữ. Nếu thấy có dấu hiệu chảy máu khi đi ngoài hoặc máu lẫn trong phân thì nên đi kiểm tra sớm để được chẩn đoán đúng bệnh.
4. Ung thư da
Nếu da bạn có những dấu hiệu đặc biệt như lở loét, không lành nếu bị thương, da bị phát ban, kích ứng mạnh hoặc có các đốm sậm màu trong thời gian dài… thì bạn nên đi khám da liễu sớm. Những dấu hiệu bất thường ở da có thể là biểu hiện của bệnh ngoài da nhưng cũng có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư da.
Ngoài việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì việc tiếp xúc nhiều với các hóa chất không an toàn cũng là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư da. Ngoại trừ trường hợp bạn vừa đi nghỉ ở biển về, nếu da đột nhiên xuất hiện các mảng đỏ ửng, có cảm giác rát thậm chí bong da thì bạn cần hết sức thận trọng.
Nên đi khám định kì để phát hiện sớm nguy cơ bệnh ung thư. Ảnh minh họa
5. Ung thư buồng trứng
Bác sĩ Beth Y. Karlan cho biết, ung thư buồng trứng là bệnh ung thư phổ biến số một đối với chị em. Ung thư buồng trứng có thể có những triệu chứng phổ biến nhất bao gồm: đầy hơi, luôn cảm thấy no, rắc rối ở hệ bài tiết như đi tiểu thường xuyên hơn, đau lưng hoặc đau vùng chậu.
Nếu thấy các triệu chứng này xuất hiện liên tục trong 2 tuần, chị em nên đi khám sớm để được chẩn đoán xem có phải do ung thư buồng trứng hay không.
Một số dấu hiệu đáng chú ý khác:
- Cơ thể mệt mỏi: Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, nếu cơ thể bạn thường xuyên mệt mỏi mà không rõ nguyên nhân thì rất có thể đó là do các cơ quan bên trong cơ thể như đại tràng, dạ dày… gặp vấn đề. Nếu các cơ quan này bị ung thư có thể dẫn đến mất máu và khiến bạn mệt mỏi.
- Nổi hạch bất thường: Chỉ khi bị nhiễm trùng, cơ thể mới nổi hạch. Vì vậy, nếu thấy các hạch bạch huyết xuất hiện bất thường trên cơ thể, bạn nên đi khám vì nó có thể có liên quan đến các khối u ở phổi, vú, đầu hoặc cổ.
Theo VNE
11 bí quyết giúp thụ thai thành công mà chị em nên biết
Nếu bạn đang cố gắng thụ thai, hãy thực hiện một vài bí quyết thông minh sau đây để cải thiện sức khỏe và tăng xác suất thụ thai thành công.
Để tối ưu hóa khả năng sinh sản của bạn, đó là một ý tưởng tốt để bắt đầu chuẩn bị từ 3 tháng trước đó. Ăn uống tốt, tập thể dục và giảm căng thẳng là những cách thông minh để cơ thể khỏe mạnh, tăng hiệu quả thụ thai thành công. Căng thẳng có thể làm trì hoãn sự rụng trứng và tăng tần suất các cơn co thắt tử cung (gây khó khăn cho việc trứng đã thụ tinh bám vào thành tử cung).
Vì vậy, nếu đang cố gắng thụ thai, bạn nên giảm căng thẳng bằng cách tạo cho mình những niềm vui trong cuộc sống hoặc thường xuyên tập thể dục. Tập thể dục làm đổ mồ hôi cũng giúp làm giảm nồng độ cortisol - một hormone căng thẳng và có thể làm giảm huyết áp, tăng lưu lượng máu đến cơ quan sinh sản.
Ngoài ra, việc duy trì một chế độ ăn lành mạnh để tăng khả năng sinh sản nên bao gồm nhiều ngũ cốc nguyên hạt , trái cây, rau và protein nạc, cắt giảm rượu và bỏ hút thuốc và bổ sung vitamin trước khi có thai để đảm bảo thai nhi phát triển tốt sau khi thụ thai.
Theo VNE
Điều chị em nên biết về chửa trứng và ung thư nhau thai Chửa trứng và ung thư nhau thai có những biểu hiện giống nhau và khá điển hình, đó là: chảy máu âm đạo, ra dịch, đau bụng dưới, nôn hoặc buồn nôn... Vợ chồng tôi kết hôn muộn (35 tuổi tôi mới cưới, chồng tôi 40 tuổi), sau đó 2 năm tôi mới có thai. Hiện tại tôi mang thai được 6 tuần...