Dấu hiệu cảnh báo hình xăm bị nhiễm trùng
Hiện tại, xăm hình được nhiều người sử dụng nhằm mục đích thẩm mỹ và tạo nét đặc trưng cho mình. Hình xăm vẫn có những rủi ro và đi liền với nguy cơ nhiễm trùng da.
Xăm hình lên da sẽ kèm theo một số nguy cơ sức khỏe. Người xăm có thể bị dị ứng mực xăm, tăng nguy cơ bị viêm gan do lây nhiễm virus từ kim xăm, sẹo hay nhiễm trùng da, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Nếu hình xăm có dấu hiệu nhiễm trùng như đau nhức, sưng đỏ, loét hay chảy mủ thì cần đến bác sĩ kiểm tra ngay. ẢNH SHUTTERSTOCK
Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Deutsches rzteblatt International ước tính khoảng 6% người xăm hình từng bị nhiễm trùng da. Hầu hết nhiễm trùng da là do vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus và một số loại vi khuẩn khác gây ra, trong đó có cả vi khuẩn kháng kháng sinh.
Nếu không được điều trị thích hợp, nhiễm trùng da sau khi xăm hình có thể dẫn đến áp xe, chết mô và các biến chứng nghiêm trọng khác, chẳng hạn như viêm phổi hay nhiễm trùng máu. Nhiễm trùng có thể lan đến tim và các cơ quan quan trọng khác.
Hình xăm bị nhiễm trùng khá phổ biến. Nhiều trường hợp có thể điều trị tại nhà mà không cần đến bệnh viện. Cảm giác đau nhức và ngứa da khi vừa mới xăm là điều bình thường. Tuy nhiên, nhiễm trùng da sẽ xuất hiện các phản ứng nghiêm trọng hơn.
Video đang HOT
Các dấu hiệu hình xăm bị nhiễm trùng thường gặp là đau, nổi mẩn đỏ tại vị trí xăm, nổi mụn ngứa, chảy mủ, sốt hoặc vết xăm lở loét, theo Hiệp hội Da liễu Mỹ (AAD).
Với các trường hợp nhiễm trùng nhẹ, người mắc có thể tự điều trị tại nhà. Họ cần rửa vết thương sạch bằng xà phòng kháng khuẩn và bôi thuốc kháng sinh.
Tuy nhiên, người bị nhiễm trùng da nghiêm trọng thì sẽ sốt, ớn lạnh, sưng, đau dữ dội hoặc chảy mủ. Họ thì cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ có thể sẽ kê thuốc viên kháng sinh để kiểm soát nhiễm trùng.
Trường hợp hình xăm bị sưng đỏ, nóng rát kéo dài hơn 3 ngày thì có thể do nhiễm vi khuẩn mycobacterium. Đây cũng là trường hợp cần gặp bác sĩ kiểm tra, theo Healthline.
Mặt mưng mủ, nhiễm trùng nặng do tự ý sử dụng 'thuốc chứa axit' trị nám
Bệnh nhân nữ 44 tuổi ngụ tại Tiền Giang đến khám tại khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP.HCM trong tình trạng vùng da hai bên gò má bị thương tổn nặng, trợt da, rỉ dịch mủ vàng đục.
Mặt bị trợt loét, mưng mủ, nhiễm trùng
Bệnh nhân cho biết trước đó hơn 1 tháng có nghe người quen giới thiệu một loại "thuốc chứa axit" có giá hơn 200.000 đồng được bán ở chợ có tác dụng trị sạm, nám rất hiệu quả nên mua về sử dụng.
"Sau khi thoa thuốc lên da có cảm giác châm chích, bỏng rát nhiều, tôi có hỏi người quen nhưng được thông tin là tiếp tục thoa vì thuốc đang phát huy hiệu quả. Sau 3 ngày, vùng da hai gò má bắt đầu khô căng, sau đó xuất hiện vết trợt giống bị bỏng, chỗ vết thương rỉ dịch, có mủ vàng đục. Lo sợ tôi nên tôi thoa dầu mù u để sát khuẩn, mau lành vết thương nhưng thấy thoa hơn cả tháng mà tình trạng vết thương không cải thiện mà càng sưng nề và rỉ dịch, chảy mủ nhiều hơn", bệnh nhân kể lại.
Ngày 10.12, Ths-BS Phan Ngọc Huy (Khoa Thẩm mỹ da, BV Da liễu TP.HCM) cho biết bệnh nhân bị nhiễm trùng da kéo dài dẫn đến vết thương không lành trên nền sẹo mất sắc tố.
Vùng da bị nhiễm trùng sau khi dùng thuốc trị nám. ẢNH LAN ANH
Cẩn trọng với các loại thuốc trị nám giá rẻ, không rõ nguồn gốc
Bác sĩ Huy cho biết, loại thuốc bệnh nhân thoa để trị nám nêu trên có chứa axit. Hiện nay có nhiều người vì mong muốn trị nám, tàn nhang nhanh với chi phí thấp nên đã sử dụng các loại "thuốc chứa axit" để điều trị các tình trạng tăng sắc tố như đốm nâu, tàn nhang, rám má... Hầu hết các loại thuốc này đều không được dán nhãn về thành phần, nơi sản xuất và chưa được cơ quan chức năng kiểm định. Do đó, việc sử dụng các chế phẩm này trên các vùng da nhạy cảm như mặt, mi mắt rất nguy hiểm. Chúng tiềm ẩn các nguy cơ phá hủy cấu trúc sinh lý làn da và gây nên các biến chứng như bỏng da, nhiễm trùng, sẹo xấu, và ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của người bệnh trong thời gian rất dài
Theo bác sĩ Phan Ngọc Huy, do bệnh nhân này bị nhiễm trùng da kéo dài dẫn đến vết thương không lành trên nền sẹo mất sắc tố do đó việc điều trị sẽ phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn, trong đó bắt đầu với kiểm soát tình trạng nhiễm vi trùng, vi nấm cũng như tạo môi trường thuận lợi để vết thương lên mô hạt tốt và tái biểu mô hóa làn da. Di chứng sẹo rối loạn sắc tố thường gặp và thường sẽ cần điều trị kết hợp nhiều phương pháp để đạt hiệu quả thẩm mỹ cao như laser vi điểm tái tạo bề mặt da, laser Q-Switched hay laser pico giây để điều trị các tình trạng tăng sắc tố và trong các trường hợp tế bào sắc tố bị tổn thương vĩnh viễn, ghép da hoặc ghép tế bào sắc tố sẽ được các bác sĩ cân nhắc chỉ định.
* Trước đó, Bệnh viện Da liễu TP.HCM cũng tiếp nhận nhiều trường hợp bị nhiễm trùng, sẹo xấu do bệnh nhân tự ý mua các thuốc không rõ nguồn gốc có chứa axit để trị sạm nám dẫn đến da bị bỏng, phồng rộp, gây tổn thương da.
Tùy theo tình trạng sạm nám, bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp với đặc điểm của làn da cũng như thói quen, thời gian chăm sóc da của mỗi người như dùng thuốc thoa ức chế, loại bỏ sắc tố, tái tạo da bằng hóa chất, laser chọn lọc sắc tố như laser Q-Switched, laser pico giây,... Điều trị các tình trạng tăng sắc tố như tàn nhang, đốm nâu và các sắc tố lớp thượng bì thường mang lại hiệu quả cao trong thời gian ngắn, trong khi điều trị sạm da sẽ cần sự kiên trì cũng như tuân thủ nghiêm túc các hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, phòng ngừa sạm, nám, Ths-BS Phan Ngọc Huy (Khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP.HCM) khuyến cáo:
- Chế độ chăm sóc da phù hợp. Thường xuyên sử dụng các loại dưỡng ẩm và kem chống nắng phổ rộng để bảo vệ làn da khỏi các tác nhân tia cực tím cũng như môi trường ô nhiễm bên ngoài.
- Không sử dụng các hoạt chất kích ứng làn da . Việc sử dụng các hoạt chất này sẽ tạo phản ứng viêm gây tổn thương tế bào sắc tố và gây sạm nám da. Các tổn thương này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.
- Chọn lựa phương pháp trẻ hóa da phù hợp. Một trong những nguyên nhân của sạm nám da là lão hóa da. Hiện nay, ngành thẩm mỹ nội khoa có rất nhiều công nghệ cao và kỹ thuật hiện đại giúp duy trì làn da sáng mịn, hồng hào.
- Thăm khám da bởi các bác sĩ chuyên khoa Da liễu . Làn da đẹp phải là một làn da khỏe. Nếu da bạn gặp các vấn đề sạm nám cần được điều trị bởi bác sĩ có chuyên môn.
Đang chạy bộ bị sốc phản vệ phải làm gì? Điều ít người biết là trong một số ít trường hợp, hoạt động thể chất cũng có thể gây sốc phản vệ. Bạn có thể đã nghe về các trường hợp dị ứng nghiêm trọng với một tác nhân nào đó, như đậu phộng hoặc ong đốt. Những dị ứng này có thể gây sốc phản vệ, một loại phản ứng nghiêm trọng...