Dấu hiệu cảnh báo đục thủy tinh thể
Theo các chuyên gia nhãn khoa, đục thủy tinh thể cơ bản là một căn bệnh về mắt nghiêm trọng, gây ra bởi sự lão hóa của ống kính mắt, có thể cản trở tầm nhìn và cuối cùng gây mù lòa. Vì vậy, phát hiện sớm đục thủy tinh thể để tiến hành phẫu thuật sớm trước khi hoàn toàn mất hẳn thị lực là việc rất quan trọng.
Minh họa: Internet
Theo trích dẫn của trang web sức khỏe Boldsky, dưới đây là một số chỉ dấu có thể giúp bạn phát hiện sớm đục thủy tinh thể:
1. Mờ mắt:
Có hai lý do quan trọng khiến mắt bạn bị mờ: một là mắt kính của bạn cần được cải thiện, hai là mắt của bạn đã bị đục thủy tinh thể.
2. Bị bệnh tiểu đường:
Video đang HOT
Trong trường hợp bị tiểu đường, bạn nên thực hiện việc kiểm tra thủy tinh thể mắt sau mỗi 3 tháng. Vì mức đường huyết cao có thể là nguyên nhân góp phần thúc đẩy sự hình thành những mảng đục thủy tinh thể trong mắt.
3. Tuôi tác:
Hầu hết mọi người thường đục thủy tinh thể do vấn đề tuổi tác. Trên thực tế đây là một trong những căn bệnh về mắt phổ biến nhất trong số những người cao niên. Vì vậy, những người có độ tuổi từ 60 trở lên nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe mắt để phát hiện sớm bệnh đục thủy tinh thể.
4. Tiền sử gia đình:
Nếu gia đình bạn có tiền sử bị đục thủy tinh thể, bạn nên cẩn thận hơn vì nguy cơ phát triển bệnh đục thủy tinh thể ở bạn là rất cao. Trong trường hợp bạn đi khám mắt do bị mờ, hãy thông báo cho bác sĩ về tiền sử các bệnh về mắt trong gia đình bạn để giúp họ chẩn đoán chính xác nguyên nhân.
Lưu ý: Người bị đục thủy tinh thể không nên quá lo lắng về việc phẫu thuật, vì quá trình mổ chỉ mất một vài phút và không gây đau đớn. Tuy nhiên, trước khi tình trạng đục thủy tinh thể hoàn toàn gây mất thị lực, bạn có thể ngăn chặn nó bằng cách phát hiện sớm để điều trị.
Theo PNO
Cườm nước, cườm khô: khó nhận diện, dễ mù lòa
Cườm nước và cườm khô vốn là hai căn bệnh về mắt khác nhau nhưng không ít người vẫn hiểu đơn giản đó chỉ là bệnh cườm mắt hoặc là căn bệnh của người già.
Cườm nước
Theo BS Bùi Thị Thu Hương, BV Mắt TP.HCM, tuy chiếm tỷ lệ ít hơn nhưng cườm nước (glaucoma) lại là căn bệnh nguy hiểm hơn rất nhiều so với cườm khô (đục thủy tinh thể).
Cườm nước hay thiên đầu thống là một bệnh lý thường do áp lực nội nhãn (nhãn áp) tăng cao, chèn ép và làm tổn thương thần kinh thị giác. Thần kinh thị giác đã bị tổn thương thì không thể phục hồi, cứu chữa được nữa. Glaucoma gồm hai loại góc mở và góc đóng. Triệu chứng của glaucoma góc mở âm ỉ, khó phát hiện, thường bị cùng lúc cả hai mắt. Glaucoma góc đóng có những đợt (cơn) biểu hiện đau nhức mắt, nhìn mờ, nhìn quầng xanh đỏ, nhức nửa đầu bên mắt đau, đôi khi buồn nôn và nôn, có khi chỉ là những cơn nặng mắt, nặng đầu thoáng qua. Cườm nước có thể dẫn đến mù lòa nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cườm nước có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Những đối tượng có nguy cơ bị cao là: trên 40 tuổi, bị bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp, tiền căn gia đình có người bị glaucoma, bị viễn thị, có giác mạc nhỏ, cận thị nặng, tiền căn chấn thương hay phẫu thuật mắt, điều trị với steroid trong thời gian dài.
BS Thu Hương khuyến cáo: điều quan trọng nhất để phòng ngừa biến chứng của cườm nước là phát hiện bệnh sớm, điều trị sớm và tuân thủ tuyệt đối những chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị. Khi có cảm giác nhức mắt, nặng mắt, nhìn mờ thoáng qua hoặc nhìn đèn lóa nhiều màu cần đi khám mắt ngay và thường xuyên đi khám mắt định kỳ ở những cơ sở chuyên khoa uy tín để được chẩn đoán sớm. Ngoài ra, để giảm thiểu những nguy cơ dẫn đến bệnh, không nên lạm dụng thuốc có chứa corticoid, tự ý dùng thuốc nhỏ mắt mà không có chỉ định của bác sĩ.
Ảnh minh họa: Internet
Cườm khô
BS Thu Hương cho biết, hầu hết những trường hợp bị cườm khô khi đưa đến bệnh viện mà không thể can thiệp cứu chữa được hoặc kết quả điều trị không cao là do bệnh đã bị biến chứng. Lý do đến điều trị muộn mà cả người bệnh và gia đình đưa ra là "do nghĩ rằng tuổi già nên mắt bị mờ dần". Nhìn mờ, thị lực giảm dần, mờ nhiều khi ra nắng chói, nhìn rõ hơn khi ở râm mát, thường xuyên phải thay đổi kính lão là những triệu chứng thường gặp của bệnh cườm khô.
Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ở người bị chấn thương mắt, bị tiểu đường, cao huyết áp, cận thị... song hầu hết tập trung ở người trên 50 tuổi với tỷ lệ trên 80%.
Thông thường, nếu ở giai đoạn đầu của bệnh, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc hoặc đeo kính để điều chỉnh khúc xạ. Chỉ đến khi thị lực của người bệnh giảm, ảnh hưởng đến sinh hoạt, bác sĩ mới chỉ định mổ. Tuy nhiên, nếu để tình trạng bệnh quá nặng mới phẫu thuật thì cũng sẽ không mang lại kết quả tốt.
Hiện có hai kỹ thuật mổ đục thủy tinh thể phổ biến là mổ ngoài bao (mổ tay) và phẫu thuật phaco (mổ máy). Phẫu thuật phaco có nhiều ưu điểm hơn vì tỷ lệ an toàn cao, thời gian phẫu thuật nhanh (từ 10-20 phút), không gây đau, không chảy máu, không cần nằm viện. Việc săn sóc hậu phẫu đơn giản, vết mổ mau lành và thị lực phục hồi nhanh.
Hiện nay hàng năm BV Mắt TP.HCM mổ đến hơn 30.000 ca bị đục thủy tinh thể. Tỷ lệ phẫu thuật bệnh đục thủy tinh thể thành công khá cao. 95% bệnh nhân có thị lực được cải thiện đáng kể sau phẫu thuật và kết quả sẽ được duy trì lâu dài nếu không có các bệnh lý đi kèm. Để duy trì kết quả, sau thời gian phẫu thuật, bệnh nhân cần tái khám đúng hẹn và khám định kỳ hàng năm để kịp thời phát hiện những bệnh lý đi kèm như thoái hóa hoàng điểm, thoái hóa võng mạc, loạn thị, đục bao sau...
Theo PNO
Bệnh nhân tiểu đường ăn gì trong dịp tết Tiểu đường đang là căn bệnh phổ biến ở nước ta trong những năm trở lại đây. Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế, những thói quen không tốt của con người như: hút thuốc lá, rượu bia nhiều, áp lực công việc, cuộc sống, cùng thói quen ăn uống... khiến cho số bệnh nhân tiểu đường đang có xu...