Dấu hiệu cảnh báo động cơ ô tô đang bị lỗi
Tài xế có thể phát hiện được xe của mình đang gặp trục trặc thông qua các cảnh báo trên bảng táp-lô hoặc hiện tượng bên ngoài.
Một trong những lý do chính gây ra hỏng động cơ là do không bảo dưỡng kịp thời, không thay dầu động cơ, dung dịch làm mát và bộ lọc trong khoảng thời gian định kỳ. Điều này sẽ dẫn đến giảm hiệu suất động cơ trước khi chuyển thành hư hỏng nghiêm trọng. Ngoài ra, việc không kiểm tra các bộ phận như ly hợp và bu gi cũng có thể dẫn đến động cơ bị hư hỏng.
Trước khi động cơ bị lỗi, nó sẽ đưa ra những dấu hiệu cảnh báo nhất định mà bạn không thể bỏ qua.
Động cơ phát ra những tiếng lạ
Tiếng nổ của xe đôi lúc sẽ tiềm ẩn những vấn đề bất thường khi có tiếng như tiếng gõ, lách cách…
Tiếng nổ của xe đôi lúc sẽ tiềm ẩn những vấn đề bất thường khi có tiếng như tiếng gõ, lách cách
Việc thiếu dầu nhớt hoặc dầu quá bẩn sẽ gây nên tiếng động lạ do cản trở hoạt động của tay biên, trục cam… Động cơ có thể sẽ hư hại nghiêm trọng hơn nếu người dùng không kiểm tra và khắc phục kịp thời.
Khói bất thường
Dựa trên màu sắc của khói bốc ra, người dùng có thể phán đoán được mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
Khói đen có thể do một số nguyên nhân như: lọc gió bẩn dẫn đến nghẹt làm cung cấp không đủ không khí để đạt tỉ lệ hỗn hợp chuẩn, bộ chế hòa khí hỏng, cánh bướm gió bị kẹt, bugi đánh lửa yếu nên không đốt cháy hết hòa khí… Khói xanh ngầm chỉ động cơ đang đốt lẫn dầu bôi trơn động cơ và có thể có một rò rỉ tiềm ẩn ở đâu đó trong động cơ của xe.
Có hai vấn đề bạn cần quan tâm khi xảy ra hiện tượng rung lắc trong xe.
Video đang HOT
Nếu rung đều đặn ngay cả khi chạy không tải thì nguyên nhân có thể nằm ở các yếu tố gắn kết động cơ với khung xe. Lúc này, bạn cần kiểm tra các chân máy gắn kết động cơ và nên thay thế bộ phận giảm chấn như cao su liên kết nếu phát hiện bị nứt, vỡ.
Nếu rung đều đặn ngay cả khi chạy không tải thì nguyên nhân có thể nằm ở các yếu tố gắn kết động cơ với khung xe
Ngược lại, nếu rung theo đợt không đều, có thể một hoặc một hoặc nhiều xi-lanh đã không hoạt động dẫn đến hụt công suất. Đối với trường hợp này, bạn nên kiểm tra bộ phận đánh lửa như bu-gi, dây cao áp, bô bin đánh lửa.
Dễ chết máy
Động cơ bất ngờ ngừng hoạt động khi tăng tốc hoặc chạy không tải, có khả năng bộ lọc nhiên liệu bị tắc hoặc có vấn đề với máy bơm hoặc kim phun. Trong trường hợp xe dùng thiết bị tăng áp, động cơ ngừng có thể liên quan đến bộ phận này.
Đồng hồ báo quá nhiệt
Nếu quan sát thấy kim lên dần đỉnh trong lúc xe vận hành, người dùng nên hiểu là động cơ đang hoạt động không đúng, nhiệt độ dầu bên trong quá nóng. Trong trường hợp này, người lái không nên để xe tiếp tục hoạt động.
Phanh động cơ hoạt động nhờ áp suất nén trong xi lanh tạo ra. Nếu người dùng cảm thấy việc hãm động cơ không còn hiệu quả như trước, hãy đưa xe đi kiểm tra động cơ vì có thể bộ phận này đang gặp trục trặc khiến nhiên liệu không được đốt cháy đầy đủ trong buồng đốt.
Mẹo xử lý cuộn dây đánh lửa ô tô bị lỗi
Những lỗi liên quan đến cuộn dây đánh lửa của động cơ ô tô là một vấn đề thường gặp nhưng không phải ai cũng biết cách kiểm tra chúng. Bài viết tổng hợp một số hướng dẫn giúp bạn tự kiểm tra cuộn dây đánh lửa tại nhà.
Dấu hiệu cho thấy cuộn dây đánh lửa bị lỗi
Cuộn dây đánh lửa là một thành phần quan trọng của động cơ hiện đại. Nó chuyển đổi dòng điện 12V thành vài nghìn Volt để tạo ra tia lửa đủ mạnh bắn qua khe hở bugi và giúp xe khởi động.
Cuộn dây đánh lửa ô tô bị lỗi
Những dấu hiệu cho thấy cuộn dây đánh lửa bị lỗi có thể kể đến như đánh lửa sai động cơ, lỗi ở đèn kiểm tra động cơ trên bảng điều khiển, mất điện hoặc xe của bạn chỉ đơn giản là không khởi động được.
Do nằm gần động cơ nên các cuộn dây phải chịu mức nhiệt cao dưới mui xe. Tiếp xúc lâu dài với nhiệt độ cao như vậy làm cho các cuộn dây đánh lửa bị cháy hoặc trở nên kém hiệu quả hơn trong việc tích điện.
Cách đầu tiên để kiểm tra cuộn dây đánh lửa
Hãy bắt đầu kiểm tra giống như phương pháp cơ bản thông thường: đậu xe và tắt động cơ. Nâng mui xe lên và xác định vị trí cuộn dây đánh lửa. Nó thường sẽ nằm gần phần chắn bùn trước, ngay trên động cơ, được bắt vít trực tiếp vào bugi hoặc được gắn đâu đó trên đỉnh động cơ. Nếu cần thiết, hãy tìm kiếm và tháo các lớp vỏ nhựa có thể che đi cuộn dây đánh lửa.
Cẩn thận tháo một trong các dây của bugi khỏi phích cắm bằng dụng cụ và găng tay cách điện.
Cẩn thận tháo một trong các dây của bugi khỏi phích cắm bằng dụng cụ và găng tay cách điện. Sau đó tháo bugi, chú ý không làm rơi bất cứ thứ gì vào khoảng trống vừa xuất hiện. Bất cứ thứ gì lọt vào khoảng trống này đều có thể làm hỏng động cơ, vì vậy tốt nhất bạn nên che nó bằng giẻ hoặc vải.
Khi bugi đã được tháo rời, hãy kết nối lại nó với dây bugi. Giữ bugi bằng dây cách điện để tránh bị điện giật.
Bước tiếp theo là tháo rơ le bơm nhiên liệu để đảm bảo động cơ không nổ máy nhưng tia lửa điện vẫn được tạo ra từ phích cắm. Nếu không chắc chắn về cách tháo rơ le bơm nhiên liệu, hãy tham khảo sách hướng dẫn. Nhờ người khác quay động cơ và quan sát.
Cuộn dây đánh lửa được cho là vẫn đang hoạt động tốt nếu xuất hiện tia lửa điện màu xanh. Tia lửa màu cam là dấu hiệu cho thấy không có đủ điện được cung cấp. Còn trong trường hợp không xuất hiện tia lửa tức là không có gì được tạo ra.
Sau khi kiểm tra xong cuộn dây đánh lửa, hãy lắp lại bugi đã tách rời.
Cách kiểm tra cuộn dây đánh lửa bằng đồng hồ vạn năng kỹ thuật số
Một cách khác để kiểm tra cuộn dây đánh lửa của ô tô là sử dụng đồng hồ vạn năng kỹ thuật số. Trước khi nâng mui xe lên, tốt nhất bạn nên tham khảo sách hướng dẫn sử dụng, trong đó có ghi chỉ số điện trở chính xác của cuộn dây. Xác định vị trí cuộn dây dưới mui xe và ngắt kết nối dây điện của nó.
Cách kiểm tra cuộn dây đánh lửa bằng đồng hồ vạn năng kỹ thuật số
Cuộn dây đánh lửa có hai mạch cần kiểm tra: mạch sơ cấp và thứ cấp. Nối đồng hồ vạn năng với cực âm và cực dương của cuộn dây đánh lửa để kiểm tra mạch sơ cấp.
Nếu đồng hồ vạn năng hiển thị số 0 ohms, tức là cuộn dây đánh lửa đã bị chập bên trong cuộn dây sơ cấp và cần thay thế. Nếu chỉ số của đồng hồ vạn năng vượt quá phạm vi ghi trong sách hướng dẫn sử dụng của ô tô, thì có thể cuộn dây sơ cấp đang hở mạch và cũng cần phải thay.
Để kiểm tra mạch thứ cấp của cuộn dây đánh lửa, hãy nối chân dương của đồng hồ vạn năng với cực dương của cuộn dây và cực đầu ra cao áp kết nối với bugi. Một lần nữa, hãy tham khảo hướng dẫn sử dụng ô tô để biết sản lượng điện dự kiến từ bugi. Hầu hết các cuộn dây đánh lửa có điện trở thứ cấp rơi vào khoảng 6.000 - 10.000 ohms.
Nếu đồng hồ hiển thị số 0, điều đó biểu thị rằng cuộn dây bị ngắn mạch và cần được thay thế. Còn khi chỉ số trên đồng hồ hiển thị quá phạm vi ghi trong sách hướng dẫn, tức là cuộn dây đang hở mạch và cũng cần phải thay thế.
Xử lý cuộn dây đánh lửa trong động cơ ô tô bị lỗi
Sau khi tự kiểm tra tình trạng cuộn dây đánh lửa, nếu bạn không tự tin vào việc tự khắc phục sự cố thì chỉ cần mang xe đến cửa hàng.
Xử lý cuộn dây đánh lửa trong động cơ ô tô bị lỗi
Nếu bạn muốn tự mình giải quyết vấn đề, điều đầu tiên phải làm là tắt hệ thống đánh lửa và xác định vị trí cuộn dây. Rút phích cắm điện của cuộn dây, sau đó cẩn thận tháo các bu lông đang cố định nó. Hãy thay thế cuộn dây cũ bằng một cuộn dây đánh lửa mới.
Trước khi đặt cuộn dây mới vào giá lắp, bạn nên thêm mỡ bôi trơn cách điện vào cuộn dây và giá đỡ để tránh ăn mòn. Vặn chặt các bu lông để cố định cuộn dây mới và đặt đầu nối điện trở lại. Cuối cùng, bạn có thể lặp lại bước kiểm tra ban đầu để chắc chắn là lỗi ở cuộn dây đánh lửa đã được khắc phục.
Các nguyên nhân chính khiến máy ô tô bị sôi nước Trong quá trình ô tô vận hành sẽ xảy ra hiện tượng động cơ bị sôi nước. Nếu cứ tiếp tục chạy, động cơ có thể bị nứt hoặc giảm đáng kể tuổi thọ. Nguyên nhân khiến két nước ô tô bị sôi Tình trạng két nước bị sôi bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, cụ thể như sau: - Ôtô vận hành...