Dấu hiệu cảnh báo của sức khỏe
Vẻ ngoài bất thường có thể là dấu hiệu cho thấy hoạt động của các cơ quan bên trong đang trục trặc.
Hãy chú ý đến những thay đổi nho nhỏ dưới đây để kịp thời phát hiện các rắc rối về sức khỏe:
Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng suy giảm hoạt động tuyến giáp, là nguyên nhân dẫn tới nhiều rắc rối khác cho sức khỏe bao gồm tăng cân, chu kỳ kinh nguyệt thất thường, mức cholesterol tăng cao và tệ hơn nữa là đau tim.
Một cuộc xét nghiệm máu có thể xác định mức hormone T3, T4 và TSH (hormone kích thích tuyến giáp) có bị thấp hay không. Từ đó, bác sĩ sẽ có giải pháp điều trị thích hợp.
Đối với chân mày, bạn có thể sử dụng loại serum có tác dụng kích thích chân mày mọc nhanh hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý là phải chọn sản phẩm đã được kiểm định về chất lượng và không chứa các hóa chất độc hại.
2. Đốm màu quanh mắt và đốt ngón tay
Những đốm màu đỏ vàng xuất hiện ở vùng da mắt hay trên những đốt ngón tay là dấu hiệu cho thấy sự tăng cao bất thường của mức cholesterol. Điều này có thể khiến bạn phải gánh chịu nguy cơ đau tim và đột quỵ cao hơn.
Xanthoma là tên khoa học của bệnh đốm vàng trên da, có nguyên nhân từ sự tích tụ chất béo bên dưới bề mặt của da. Chúng trông như những vết bầm có màu đỏ vàng hoặc các mụn thịt dưới da.
Do những vết bầm này thường bằng phẳng, sờ vào thấy mềm và có màu vàng đậm nên chúng thường bị nhầm lẫn là các vết nám hoặc đốm tàn nhang trên da những chúng có thể là dấu hiệu của những căn bệnh có liên quan đến tình trạng gia tăng mức lipid trong máu, bao gồm tiểu đường và tăng cholesterol.
Video đang HOT
Trong trường hợp này, cần phải đi xét nghiệm máu để kiểm tra mức lipid, chức năng của gan và cảbệnh tiểu đường.
Sự thay đổi bất thường của mùi mồ hôi có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư. Khi cơ thể tiết ra nhiều mùi khó ngửi trong thời gian dài, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tiến hành các bước kiểm tra cần thiết nhằm xác định nguyên nhân chính xác vì sao bạn ngày càng “nặng mùi” hơn.
Sự thay đổi về mùi cơ thể là một trong những biểu hiện ban đầu của một căn bệnh ung thư cực kỳ hiếm gặp đó là ung thư biểu mô lớn tế bào thần kinh nội tiết.
Những căn bệnh khác có liên quan đến mùi cơ thể đó là các bệnh nhiễm trùng, tiếp xúc với các loại độc tố, những khác thường về gien, bệnh răng miệng, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và tiểu đường.
4. Đau hàm và tai
Những cơn đau dai dẳng ở hàm và tai có thể là hậu quả của tình trạng căng thẳng hoặc do thói quen giữ điện thoại bằng đầu và tai khi nói chuyện.
Những cơn đau dai dẳng ở hàm và tai có thể là hậu quả của tình trạng căng thẳng hoặc do thói quen giữ điện thoại bằng đầu và tai khi nói chuyện (Ảnh minh họa)
Nếu các cơn đau và tình trạng tê cóng xuất hiện ở ngực, vai và cánh tay chính là dấu hiệu phổ biến của cơn đau tim ở đàn ông, thì phụ nữ thường không phải chịu đựng những cơn đau kiểu này. Thay vào đó, rất nhiều phụ nữ nói rằng họ cảm thấy đau và có cảm giác căng cứng chạy dọc theo hàm vào kéo dài xuống cổ, đôi khi lại lan lên tới hai tai. Cơn đau có thể lan rộng xuống vai và cánh tay, đặc biệt là phía bên trái hoặc có cảm giác như bị đau lưng, căng cơ ở cổ và lưng.
Bạn đừng nên lơ là với bất lỳ cơn đau nào xảy ra trên các bộ phận của cơ thể, bởi vì đó có thể là dấu hiệu bất ổn đối với tim.
5. Nhạy cảm với ánh sáng
Nếu bỗng dưng ánh nắng mặt trời khiến bạn bị lóa mắt, buộc phải nhắm mắt, thậm chí đôi khi còn bị đau đầu và buồn nôn khi đi ra ngoài trời nắng thì rất có thể bạn đang đối mặt những rắc rối nghiêm trọng hơn về sức khỏe.
Sự nhạy cảm này có thể là do ánh nắng, ánh sáng huỳnh quang, đèn, màn hình ti vi và thậm chí là đèn flash từ máy chụp ảnh, gây ra tình trạng khó chịu dù chỉ trong vài giây, khiến bạn không thể nhìn rõ mọi thứ trong chốc lát.
Nhạy cảm ánh sáng quá mức hay chứng sợ ánh sáng có thể là một triệu chứng của bệnh viêm mống mắt (một căn bệnh viêm nhiễm ở mắt), bệnh tăng nhãn áp hoặc trầy xước giác mạc, cần phải nhỏ các loại thuốc kháng sinh dạng nước. Tuy nhiên, muốn xác định chính xác nguyên nhân, bạn cần đến bác sĩ nhãn khoa để khám.
6. Móng tay bong tróc
Móng tay bị gãy, bong tróc thường xuyên có thể là dấu hiệu của những rắc rối đang xảy ra ở tuyến giáp. Khô, có lằn gợn, giòn, nứt hay dễ bong tróc chỉ là một trong số rất nhiều triệu chứng của tình trạng suy giảm hoạt động của tuyến giáp. Mức hormone tuyến giáp thấp sẽ khiến các chức năng trong cơ thể hoạt động chậm lại, bao gồm cả hoạt động trao đổi chất. Kết quả là cơ thể ít tỏa nhiệt năng và ít đổ mồ hôi hơn do các tế bào thiếu hụt năng lượng để hoạt động. Tuyến mồ hôi cung cấp nước cho da và móng. Khi những tuyến này không hoạt động hết công suất thì tóc và móng sẽ không nhận đủ lượng nước chúng cần để duy trì mức độ “khỏe mạnh”, không thể bóng, đẹp được. Lúc này, bạn cần đặt lịch hẹn bác sĩ để kiểm tra sức khỏe và đừng quên lau chùi sạch nước sơn móng tay trước hai ngày để bác sĩ có thể quan sát chúng tốt nhất.
Theo dantri
"Nhận diện" bệnh Alzheimer
Theo giới chuyên môn, bệnh Alzheimer là một thể thông thường liên quan đến chứng mất trí nhớ ở những người lớn tuổi.
Bệnh Alzheimer tác động tới những phần của não bộ có nhiệm vụ kiểm soát khả năng suy nghĩ, trí nhớ và ngôn ngữ của con người, đồng thời gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng thực hiện các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày. Mặc dù, các nhà khoa học đã và đang tập trung nghiên cứu về căn bệnh này, song cho đến nay, họ vẫn chưa biết được chính xác nguyên nhân gây nên bệnh Alzheimer.
Mặc dù, các nhà khoa học đã và đang tập trung nghiên cứu về căn bệnh này, song cho đến nay, họ vẫn chưa biết được chính xác nguyên nhân gây nên bệnh Alzheimer (Ảnh minh họa)
Ai dễ mắc bệnh Alzeheimer?
Các chuyên gia cho biết, những người trẻ tuổi thường ít mắc phải căn bệnh này. Bệnh Alzheimerthường bắt đầu phát triển ở những người trên 60 tuổi và nguy cơ này càng gia tăng ở những giai đoạn tiếp theo sau đó. Theo thống kê tại Mỹ, khoảng 5% đàn ông và phụ nữ, một nửa trong số đó có độ tuổi từ 65 đến 74 và một nửa có độ tuổi từ 85 trở lên, bị bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, bạn cần chú ý rằng, bệnh Alzheimer có thể phát triển ở hầu hết các lứa tuổi, không chỉ riêng tuổi già.
Nguyên nhân gây bệnh
Cho tới thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được cụ thể nguyên nhân gây nên bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, họ cho rằng không phải chỉ có một nguyên nhân riêng lẻ nào, mà có thể do vài yếu tố nguy cơ khác nhau kết hợp tạo nên căn bệnh này. Trong đó, tuổi tác là yếu tố nguy cơ dẫn đầu làm phát triển bệnh Alzheimer. Số người mắc bệnh này tăng gấp đôi sau mỗi năm năm, kể từ độ tuổi 65 trở đi.
Tiền sử gia đình là yếu tố nguy cơ kế tiếp gây bệnh. Các nhà khoa học tin rằng, yếu tố di truyền đóng vai trò then chốt trong việc làm phát triển bệnh Alzheimer.
Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu để tìm ra chính xác các nguyên nhân gây bệnh Alzheimer. Ngoài yếu tố di truyền, họ đang nghiên cứu đến trình độ giáo dục, chế độ ăn và môi trường sống để tìm xem đâu là nguyên nhân quan trọng trong việc làm phát triển bệnh Alzheimer.
Y học ngày càng tìm ra nhiều bằng chứng xác định rằng, một vài yếu tố nguy cơ gây bệnh tim và đột quỵ, như chứng cao huyết áp, cao cholesterol, hàm lượng folate trong máu thấp cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Giới chuyên môn cho biết, những người thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội, tăng cường các hoạt động tinh thần và thể chất có thể mang lại nhiều lợi ích trong việc bảo vệ cơ thể chống lại căn bệnh Alzheimer.
Theo dantri
5 nên 5 không vì sức khỏe Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Một cơ thể khỏe mạnh, sung mãn tự nhiên là điều mà mọi người thường ao ước. Nhân dịp đón xuân Quý Tỵ, báo Sức khỏe & Đời sống bật mí cùng bạn đọc các bí quyết giữ gìn sức khỏe trong năm mới. Những điều nên làm Ca hát là liều thuốc tốt:...