Dấu hiệu cảnh báo có thể bạn nhiễm HIV
Trong vòng 1-2 tháng đầu sau khi cơ thể bị virus HIV tấn công, 40-90% người bị sẽ trải qua các triệu chứng ban đầu, thường được gọi là hội chứng retrovirus cấp tính (ARA).
Khó thở
Khó thở nói lên tình trạng bệnh nặng ở đường hô hấp, hoặc suy hô hấp do virus HIV xâm nhập vào máu và gây phản ứng viêm ở đường hô hấp.
Biện pháp: Đặt bệnh nhân ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi, thả lỏng các cơ và hít sâu chậm rồi thở ra từ từ. Làm thông thoáng đường thở bằng cách uống nhiều nước để dờm không dính.
Sốt nhẹ
Là một trong những dấu hiệu đầu tiên của HIV, khoảng 38 độ C. Thường đi kèm với các triệu chứng mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết, đau cổ họng bởi tại thời điểm này virus di chuyển trong máu và bắt đầu nhân rộng với số lượng lớn.
Biện pháp: Cho người nhiễm HIV nằm nơi thoáng mát không có gió lùa, hạ nhiệt bằng cách dùng khăn ướt, lau mát trán. Bồi phụ mất nước, điện giải tốt nhất bằng nước ORESOL(ORS) và uống các loại nước mát như nước trà loãng hoặc nước trái cây. Cần phải có sự giúp đỡ của cán bộ y tế khi bệnh nhân là trẻ em hoặc phụ nữ có thai có những biểu hiện nặng hơn.
Mệt mỏi
Phản ứng viêm của hệ miễn dịch do virus tấn công cũng khiến cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi.
Đau cơ, đau khớp, xưng hạch bạch huyết: Dấu hiệu thường gặp đầu tiên nếu bị nhiễm HIV có thể là cúm, tăng bạch cầu đơn, viêm gan hoặc giang mai. Sau đó là đau các khớp, cơ bắp bà hiện tượng sưng hạch bạch huyết.
Đau họng và đau đầu
Cũng giống như các triệu chứng khác, đau họng và đau đầu là một trong những dấu hiệu đầu tiên nếu bạn nghi ngờ mình bị HIV.
Video đang HOT
Phát ban có thể xảy ra sớm hoặc muộn của bệnh. Các mụn nhỏ hoặc vết sưng xuất hiện khắp nơi trên cơ thể. Tránh gãi gây xước và chảy máu trên cơ thể, phát ban có thể nguy cấp hơn, thậm chí gây lây nhiễm nếu bạn quan hệ tình dục.
Buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Khoảng 30% -60% người bị nhiễm HIV có dấu hiệu đầu tiên là buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy trong giai đoạn đầu.
Biện pháp: uống dung dịch ORS theo nhu cầu, uống nhiều nước lọc, không nên uống các đồ uống có đường, có gas, cà phê, nước trà thảo mộc.
Giảm cân
Là dấu hiệu khi khi bệnh đã bắt đầu tái phát, có thể đi kèm với tiêu chảy cấp. Có nghĩa là hệ thống miễn dịch của cơ thể đã bị suy kiệt, dù có cố gắng ăn nhưng cân nặng vẫn bị giảm.
Những cơn ho âm thầm có thể kéo dài nhiều tuần mà mọi loại thuốc đều vô tác dụng là triệu chứng điển hình ở bệnh nhân HIV đã rất nặng.
Biện pháp: bệnh nhân nên ngồi dậy, đi lại, vận động, để tránh hiện tượng ứ đọng dịch trong phổi; khạc hết đàm; khi ho phải dùng vải hoặc khăn che miệng, sau khi ho phải rửa tay và giặt khăn che miệng hoặc loại bỏ.Chỉ nên làm dịu cơn ho bằng uống các đồ uống như trà mật ong nóng, trà thảo dược để giữ họng ấm.
Ho và giảm cân là nguồn gốc của nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn gây ra nếu hệ miễn dịch của bạn hoạt động kém. Viêm phổi là một trong những triệu chứng nhiễm trùng điển hình, ngoài ra còn có nhiễm toxoplasmosis hay bệnh tưa miệng. Mặc ấm va tránh đi ra gió khi có hiện tượng viêm phổi.
Đổ mồ hôi đêm
Khoảng một nửa bệnh nhân đổ mồ hôi trộm vào ban đêm trong giai đoạn đầu nhiễm HIV. Tình trạng này thậm chí còn phổ biến hơn vào giai đoạn sau, và không có liên quan đến việc tập thể dục hay nhiệt độ trong phòng.
Thay đổi ở móng
Một dấu hiệu khác ở giai đoạn muộn nhiễm HIV là thay đổi ở móng tay chân, chẳng hạn móng dày lên, cong queo, móng bị chẻ, hoặc biến màu. Tình trạng này là do nhiễm nấm.
Một dấu hiệu khác ở giai đoạn muộn nhiễm HIV là thay đổi ở móng tay chân, chẳng hạn móng dày lên, cong queo, móng bị chẻ, hoặc biến màu.
Nấm Herpes ở miệng hoặc cơ quan sinh dục: Đây có thể là dấu hiệu của giai đoạn đầu và cả giai đoạn cuối nhiễm HIV. Người mang HIV thường có nhiều đợt bùng phát herpes nghiêm trọng hơn bình thường do HIV làm suy yếu hệ miễn dịch. Tránh quan hệ tình dục khi cơ thể đang có triệu chứng này.
Ngứa ran và đau nhói ở chi
Nhiễm HIV giai đoạn muộn có thể gây tình trạng tê và đau nhói ở tay, chân. Đó là khi các tế bào thần kinh bị phá hủy.
Khó tập trung, nhầm lẫn: Rối loạn nhận thức có thể là một dấu hiệu của chứng mất trí liên quan đến HIV, thường xảy ra muộn trong tiến trình bệnh. Nó còn liên quan đến khả năng ghi nhớ, giận dữ, cáu kỉnh.
Một loại bệnh nấm khác người có HIV hay gặp ở giai đoạn muộn là bệnh tưa miệng – do nấm Candida gây ra, thường gây khó nuốt.
Rối loạn kinh nguyệt: Bệnh khi tiến triển sẽ làm tăng nguy cơ thất thường kinh nguyệt, chẳng hạn số lần có kinh ít hơn, lượng máu kinh ít đi. Người nhiễm HIV cũng mãn kinh sớm hơn vài năm.
Các triệu chứng nhiễm HIV thường không xuất hiện trong nhiều năm trời, thậm chí cả thập kỷ. Vì không thấy triệu chứng, nên nhiều người không biết mình mắc bệnh.
Do đó, điều quan trọng là phải xét nghiệm, đặc biệt nếu bạn từng quan hệ tình dục không an toàn với nhiều hơn một người, hoặc tiêm ma túy vào tĩnh mạch để tránh lây lan cho người khác.
Tuy nhiên, để có kết luận chính xác việc có nhiễm HIV hay không, cần đến các cơ sở y tế để xét nghiệm máu.
Theo Kiến thức
Chăm sóc trẻ bị thủy đậu tại nhà
Hiện đang là thời điểm bệnh thủy đậu "tấn công" trẻ em, nhất là trẻ đang học tại các trường mầm non vì bệnh lây lan rất nhanh trong môi trường nhà trẻ, trường học. Tuy là bệnh lành tính, nhưng nếu không biết chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ lâu khỏi và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đưa trẻ đi khám
Khi trẻ bị thủy đậu, với các biểu hiện: sốt nhẹ, đau họng, nhức đầu, nổi hồng ban sau đó nhanh chóng chuyển thành bóng nước, lúc đầu chứa dịch trong sau hóa đục, xuất hiện ở thân mình, đầu mặt, tay chân, niêm mạc miệng, cơ quan sinh dục,... Cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và có chỉ định điều trị phù hợp.
Chăm sóc đúng cách trẻ bị thủy đậu sẽ tránh được những biến chứng nguy hiểm Ảnh: MH
Cách ly trẻ
Bệnh thủy đậu rất dễ lây từ người sang người khác do tiếp xúc trực tiếp hoặc qua đường không khí do bệnh nhân nói chuyện hoặc hắt hơi. Ngay trong thời kỳ ủ bệnh, tức trước khi có hồng ban xuất hiện, đã có thể lây bệnh cho người khác, đến khi những mụn nước đã vỡ ra, đóng vảy rồi, vẫn có thể lây cho người khác khi tiếp xúc gần gũi.
Một người trung bình khoảng từ 1-2 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu thì có thể bị lây bệnh. Do đó cần cách ly trẻ với những người khác chưa có miễn dịch. Tốt nhất là cho trẻ nghỉ học đến khi khỏi hẳn để tránh lây lan. Tất cả đồ dùng cá nhân của trẻ như bát đũa, khăn mặt, bàn chải đánh răng,... phải dùng riêng.
Giữ vệ sinh
Quan niệm khi bị thủy đậu phải kiêng nước, không được tắm cho trẻ là sai lầm. Khi bị thuỷ đậu, nhiễm trùng là biến chứng thường gặp nhất, biểu hiện chủ yếu là nhiễm trùng da. Khi lên những nốt đỏ, gây ngứa, trẻ hay gãi làm nốt đậu bị vỡ, trầy xước da tại điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây bội nhiễm da, thậm chí gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não... có thể dẫn đến tử vong.
Do đó cần giữ vệ sinh cho trẻ bằng cách: Dùng nước ấm và khăn mềm thấm nước lau người cho trẻ, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm trợt các nốt thủy đậu. Sau đó dùng khăn xô thấm khô người và mặc quần áo cho trẻ. Chú ý giữ vệ sinh nhà cửa, giường chiếu, phòng trẻ nằm phải thoáng mát, không có gió lùa. Nhắc trẻ không gãi các nốt thủy đậu.
Đảm bảo dinh dưỡng
Cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, uống nhiều nước như nước lọc, nước canh và ăn thêm hoa quả bổ sung vitamin như cam, chuối,...
Nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách, chỉ sau khoảng 1 tuần - 10 ngày, các nốt thủy đậu sẽ khô và bong vảy, sau một thời gian vết thâm sẽ hết và không để lại sẹo.
Theo SK&ĐS
Thực phẩm giúp cân bằng bên trong cơ thể Mùa đông hanh khô, cơ thể dễ tích tụ nhiệt dẫn đến sự mất cân bằng nhiệt so với môi trường lạnh lẽo bên ngoài. Có 5 loại thực phẩm hàng ngày có công dụng "chữa cháy" cho bạn. Mùa đông hanh khô, cơ thể dễ tích tụ nhiệt dẫn đến sự mất cân bằng nhiệt so với môi trường lạnh lẽo bên...