Dấu hiệu cảnh báo bệnh Parkinson
Parkinson là bệnh rối loạn thoái hóa hệ thần kinh trung ương. Mặc dù không có cách chữa trị tận gốc bệnh này, nhưng nếu phát hiện sớm vẫn có thể hạn chế phần nào những rủi ro có thể xảy ra.
Khó ngủ thường xuyên hoặc có hành vi bất thường trong giấc ngủ có thể là
dấu hiệu cảnh báo bệnh – Ảnh: Shutterstock
Viện Quốc gia về bệnh Parkinson ở Mỹ đã xác định được 10 dấu hiệu ban đầu của căn bệnh này là:
Run. Khoảng 70% bệnh nhân mắc bệnh Parkinson thường có triệu chứng run. Hiện tượng run thường xảy ra ở môi, ngón tay hoặc đôi khi cả bàn tay lúc đang ở trạng thái nghỉ ngơi, nhưng sẽ biến mất khi hoạt động. Bàn tay sẽ lắc nhịp nhàng, thường từ 4-6 lần/giây, hoặc theo kiểu “viên thuốc lăn tròn”, như thể lăn viên thuốc giữa ngón tay cái và ngón trỏ vậy.
Video đang HOT
Mất mùi. Khứu giác suy yếu xảy ra vào giai đoạn khởi phát của bệnh Parkinson. Qua 8 năm theo dõi khứu giác của 2.270 nam giới, các chuyên gia Viện Nghiên cứu sức khỏe Thái Bình Dương ở Hawaii (Mỹ) cho biết hiện tượng mất khả năng nhận dạng mùi có thể xảy ra ít nhất 4 năm trước khi bệnh Parkinson phát triển.
Chữ viết nhỏ, khít. Những người mắc bệnh Parkinson sẽ cảm thấy chữ viết tay trông khác hơn so với trước, các con chữ ngày càng nhỏ đi và chen chúc nhau, tư thế cầm bút cũng trở nên khó khăn hơn.
Cứng cơ. Cơ bắp và các khớp có xu hướng trở nên cứng và không co giãn được. Khi đi bộ, cánh tay người bệnh thường không đánh được, không lắc được; bàn chân có cảm giác như mắc kẹt dưới đất.
Rối loạn giấc ngủ. Các nhà thần kinh học cảnh báo bệnh Parkinson có liên quan đến một dạng rối loạn hành vi trong giấc ngủ. Nghĩa là, trong khi ngủ, những người mắc chứng Parkinson thỉnh thoảng hét lên, đấm đá, nghiến răng hay thậm chí tấn công người khác trên giường đang ngủ sâu. 40% dạng rối loạn này dễ dẫn đến nguy cơ phát bệnh Parkinson.
Giọng nói yếu ớt. Bệnh Parkinson cũng liên quan đến việc thay đổi giọng nói, đó là giọng nói trở nên nhẹ nhàng, yếu ớt hoặc nói ngọng một cách bất thường.
Khuôn mặt đơ. Theo Griswoldhomecare, những người bị bệnh Parkinson rất khó biểu lộ cảm xúc trên gương mặt, thường nhìn chằm chằm vào một khoảng không nào đó và mắt thì liên tục chớp.
Táo bón. Dù nhận đủ lượng nước và chất xơ trong chế độ ăn uống hằng ngày nhưng vẫn xảy ra tình trạng táo bón, hãy nghĩ ngay đến khả năng mắc bệnh Parkinson. Lý do, Parkinson làm ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh tự chủ, trong đó quy định hoạt động của cơ trơn ở ruột và bàng quang. Một cách để nhận biết sự khác biệt giữa táo bón thông thường và táo bón Parkinson là người bệnh thường có thêm cảm giác no, ngay cả khi ăn rất ít và kéo dài.
Đau cổ dai dẳng. Dấu hiệu này đặc biệt phổ biến ở phụ nữ. Đau cổ liên quan đến Parkinson khác với đau cổ thông thường chủ yếu là ở cảm giác dai dẳng. Ở một số người, họ có thể ít bị đau nhưng thay vào đó là tê và ngứa, cũng có người đau nhức và khó chịu từ vùng vai đến cánh tay.
Suy giảm thăng bằng. Người bệnh Parkinson thường có dáng người co cúi, hai vai gập xuống, đầu nhô ra trước. Cùng với những rắc rối trong cử động thì họ khó giữ được thăng bằng và dễ dẫn đến nguy cơ té ngã.
Lợi ích của tế bào gốc
Mỗi năm chúng ta chứng kiến sự ra đời của các loại thuốc mới và công nghệ y học giúp cải thiện sức khỏe con người. Tuy nhiên, vẫn còn một số bệnh nghiêm trọng như tiểu đường, thoái hóa võng mạc và Parkinson... đang tiếp tục là những thách thức đối với các nhà khoa học.
Máu nhân tạo từ tế bào gốc
Việc tìm kiếm phương pháp điều trị, hoặc tốt hơn nữa là biện pháp can thiệp các căn bệnh trên sẽ tạo ra những đột phá trong y học. Và tế bào gốc có khả năng tạo nên điều kỳ diệu đó. Chúng có thể thay thế hoặc sửa chữa các mô bị hư hỏng. Chúng có tiềm năng điều trị từ các bệnh thoái hóa, bệnh Alzheimer đến ung thư, bệnh tiểu đường bệnh tim, bệnh bạch cầu và tổn hại thị giác.
Ví dụ như chứng xơ gan - một trong những sát thủ nguy hiểm nhất đối với người dân nước Anh. Trước đây, việc điều trị chỉ có thể cứu giúp cho những người bị suy gan bằng cách cấy ghép. Hiện nay, các nhà khoa học từ Trường Cao đẳng Hoàng gia London (Anh) đã mang lại niềm hy vọng cho các bệnh nhân xơ gan bằng cách sửa chữa tình trạng tổn hại bằng các tế bào gốc trưởng thành được lấy từ tủy xương của họ.
Mới đây, một nhóm các bác sĩ phẫu thuật tại Trường ĐH London (Anh) đã điều trị thành công một ca bị đứt dây thần kinh lòng bàn tay của bệnh nhân bằng các tế bào gốc lấy từ mũi của chính bệnh nhân này. Các cuộc thử nghiệm trên động vật đem đến hy vọng rằng kỹ thuật cấy ghép tế bào gốc có thể mở ra một hướng mới để chữa bệnh tổn thương cột sống nghiêm trọng.
Trên thực tế, các tế bào gốc trưởng thành đã và đang được sử dụng để điều trị hơn một trăm bệnh khác nhau và lợi ích cũng như các ứng dụng tiềm năng của chúng vẫn tiếp tục được khám phá từng ngày với kết quả vô cùng ấn tượng.
Theo PNO
5 bệnh phụ nữ ít mắc hơn nam giới Mặc dù rõ ràng bệnh tật không "chừa" ai nhưng rõ ràng có những bệnh sẽ có khả năng xảy ra với nam giới nhiều hơn là so với nữ giới. Không ai nói là phụ nữ thì sẽ có nhiều thuận lợi và may mắn hơn nam giới. Nhưng theo nhiều nghiên cứu thì phụ nữ có một số lợi thế về...