Dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị chấn thương cảm xúc trong một mối quan hệ
Bạn có thể nổi da gà hoặc cảm thấy đau bụng thậm chí là nôn nao. Tuy nhiên, bạn thấy mình bị thu hút bởi người này và không biết tại sao vì rõ ràng là bạn không thích họ.
Chấn thương về mặt cảm xúc, tinh thần khá nguy hiểm. Nó giống như việc bạn bị chìm đắm trong một mối quan hệ độc hại quá lâu mà không thoát ra được. Một mối quan hệ ràng buộc chấn thương xảy ra khi bạn trở nên gắn bó về mặt tình cảm với người lạm dụng bạn.
Bạn có từng nghe đến Hội chứng Stockholm Syndrome – phản ứng tâm lý khi nạn nhân trở nên quý mến và đồng cảm với kẻ bạo hành mình. Mối quan hệ ràng buộc chấn thương cũng vậy, nó khá phổ biến trong các mối quan hệ độc hại, cho dù đó là mối quan hệ với người yêu, bạn đời hay anh chị em bạn bè.
Các dấu hiệu cần cảnh giác:
Bạn nhận ra tuy không thích người này nhưng không thoát ra nổi mối quan hệ đó
Khi bạn dành thời gian với một người độc hại, bạn nhận ra rằng bạn không thích ở gần họ. Bạn cảm thấy tức giận với họ nhưng biết rằng việc bày tỏ cảm xúc của mình là không an toàn. Bạn có thể có phản ứng vật lý khi ở gần người này hoặc để họ chạm vào bạn. Bạn có thể nổi da gà hoặc cảm thấy đau bụng thậm chí là nôn nao. Tuy nhiên, bạn thấy mình bị thu hút bởi người này và không biết tại sao vì rõ ràng là bạn không thích họ.
Ảnh minh họa
Mối quan hệ của bạn được xây dựng xung quanh cảm giác tội lỗi và xấu hổ
Một người độc hại sử dụng nỗi sợ hãi, nghĩa vụ và cảm giác tội lỗi để giữ bạn trong tầm kiểm soát của họ. Nếu bạn nói lên nhu cầu của mình, bạn sẽ bị cho là ích kỷ và đòi hỏi. Tệ hơn nữa, bạn được ghi vào tâm trí rằng bản thân không có quyền đối với những nhu cầu đó.
Khi bạn thiết lập các ranh giới, chúng sẽ bị phá bỏ một cách có hệ thống. Ví dụ bạn định ra ngoài chơi nhưng bỗng dưng cảm thấy áy náy và lại ở nhà. Đối phương nói với bạn rằng bạn “mắc nợ” họ bởi những lý do nào đó như họ từng cứu bạn, giúp đỡ bạn hoặc những người thân của bạn… Họ gieo vào đầu bạn, áp đặt những suy nghĩ tiêu cực khiến bạn luôn có cảm giác xấu hổ và tội lỗi. Ví dụ nuôi con không tăng cân là do bạn, con hư cũng vì bạn không biết dạy dỗ, bạn bị bạo hành vì bạn gây lỗi…
Video đang HOT
Bạn không dũng cảm rời đi nếu lạm dụng gia tăng
Bạn ở bên một người độc hại càng lâu thì hành vi lạm dụng càng được bình thường hóa. Vì cảm giác tội lỗi và xấu hổ mà bạn phải chịu, bạn có thể ít có khả năng bỏ đi nếu tình trạng lạm dụng gia tăng.
Nếu bạn rời đi, bạn, gia đình và con cái của bạn có thể bị đe dọa. Bạn bị cô lập khỏi những người khác, dẫn đến việc bạn không nhận được sự hỗ trợ bên ngoài mối quan hệ của mình. Vậy nên trên thực tế có rất nhiều cô vợ bị chồng đối xử tệ bạc nhưng rất khó để rời bỏ cuộc hôn nhân ấy.
Bạn đã bị Lovebombed (dội bom tình yêu), Devalued (phủ nhận) và Hoovered (hút sạch)
Mối quan hệ của bạn với một người độc hại diễn ra theo chu kỳ đẩy – kéo cực đoan. Khi bắt đầu mối quan hệ, bạn được chú ý, được yêu thương, quan tâm bằng lời mật ngọt, bằng quà tặng và những cam kết bằng lời nói. Người độc hại nói với bạn rằng bạn là người hoàn hảo và họ chưa bao giờ gặp ai đó như bạn. Đây là giai đoạn “dội bom tình yêu”.
Khi bạn đặt ra một ranh giới hoặc thể hiện sự độc lập, bạn sẽ cảm thấy bị người độc hại đánh giá thấp. Từ 1 việc đơn giản, bạn không làm sai nhưng cuối cùng bạn vẫn là kẻ không đúng.
Khi bạn cố gắng rời bỏ mối quan hệ, người độc hại sẽ cố gắng thuyết phục bạn ở lại. Nếu bạn chia tay thành công, người độc hại vẫn tìm mọi cách để “hút” bạn trở lại mối quan hệ này.
Bạn là người cảnh giác cao độ
Một mối quan hệ lành mạnh luôn nhất quán. Bạn có thể chắc chắn về tình cảm của nhau qua thái độ, qua cách đối phương phản ứng trong các tình huống cuộc sống.
Nhưng bước vào 1 mối quan hệ độc hại chẳng khác nào “đi trên vỏ trứng”. Bạn cẩn thận về những gì mình nói và làm để không khiến đối phương “mất hứng”. Đôi khi bạn được họ đối xử dịu dàng nhưng có lúc lại đột ngột cáu gắt. Bạn cố gắng dự đoán những hành vi từ người độc hại – nhưng rất tiếc hành vi của họ không thể đoán trước. Khi bạn quá cảnh giác, bộ não của bạn sẽ phản ứng giống như cách con mồi phản ứng với kẻ săn mồi.
Kết luận
Nếu bạn bị chấn thương tâm lý vì ai đó, hãy nói chuyện với chuyên gia sức khỏe tâm thần hoặc bác sĩ tâm lý về trải nghiệm của bạn. Bạn có thể đang mang trong mình cảm giác tội lỗi và xấu hổ, khiến việc rời bỏ người ấy càng trở nên khó khăn hơn. Một trong những cách hiệu quả nhất để giải thoát bản thân khỏi mối ràng buộc tổn thương là không tiếp xúc hoặc ít tiếp xúc với người độc hại. Tuy nhiên, đó có thể là một quá trình phức tạp đòi hỏi rất nhiều sự cố gắng cũng như quyết tâm cao.
Nếu không có 3 thứ này thì hôn nhân khó hòa hợp, có thể tan vỡ bất cứ lúc nào
Hôn nhân tan vỡ đôi khi chẳng cần đến từ nguyên do to lớn, vài việc bình thường cũng đủ khả năng "đốn ngã" tổ ấm của bạn!
Nhiều người luôn có suy nghĩ cho rằng, kết hôn là một bước tiến của tình yêu. Bởi vì đã có sẵn tình cảm từ trước nên mọi chuyện sẽ không quá khó khăn. Khi yêu như thế nào thì khi về chung sống một nhà cũng sẽ như vậy mà tiến bước.
Những chuyện xảy đến trong hôn nhân kiểu gì cũng dễ dàng giải quyết bởi đơn giản họ có tình yêu cho nhau. Tuy vậy, trên thực tế, những vấn đề xảy đến trong hôn nhân đôi khi ngoài sức tưởng tượng của những người trẻ tuổi. Đơn giản bởi vì nó quá "tầm thường" khác xa với những gì to tát họ vẫn hay hình dung về hôn nhân. Đôi lúc, một cuộc hôn nhân tan vỡ chỉ vì vài lí do nhỏ xíu, lông gà vỏ tỏi chứ chẳng phải ai ngoại tình, ai đó vũ phu, nợ nần cờ bạc...
Bởi vậy mới nói, để duy trì được sự hạnh phúc trong hôn nhân chẳng hề dễ dàng. Nó là sự kết hợp của nhiều vấn đề khác nhau.
Trong cuộc sống gia đình, nếu không có 3 điều sau thì thật khó để duy trì mối quan hệ tốt đẹp.
1. Tiền bạc
Tiền quan trọng như thế nào trong cuộc sống vợ chồng? Chỉ những người có gia đình mới biết rằng sau khi kết hôn chúng ta chi tiêu nhiều đến thế nào. Bạn cần tiền để ăn uống, sinh hoạt, cho con đi học, quà vặt, quà cáp, đối nội đối ngoại...
Không ai có thể sống mà không có tiền. Với hôn nhân, tiền bạc không có để chi tiêu trong cuộc sống càng gây nên những vấn đề to tát hơn. Vợ chồng có thể suốt ngày cãi vã, không thèm nể mặt hay nhường nhịn nhau.
Thậm chí, họ bắt đầu đến màn than thân trách phận, trách móc đối phương không giỏi giang trong việc kiếm tiền. Suốt ngày luôn bị áp lực của tiền bạc đè nặng thì ai còn có thể hạnh phúc và vui vẻ cho nổi. Những ảo mộng về một ngôi nhà hạnh phúc, cuộc sống yên bình cũng theo đó mà tan vỡ. Bởi thế mới nói, hôn nhân mà không có tiền thì như chặt đứt đi một nền tảng vậy, dễ dàng khiến mối quan hệ rạn nứt, lung lay lúc nào chẳng hay.
Ảnh minh họa.
2. Cảm xúc
Dù thế nào đi chăng nữa thì tình cảm chính là thứ kết nối giữa hai vợ chồng. Nó chính là điều khiến cho họ bước chân vào hôn nhân và cũng nhờ cảm xúc khiến cho họ chung tay xây đắp gia đình, thông cảm với nhau, thấu hiểu cho nhau và toàn tâm toàn ý hơn nữa với hôn nhân.
Tình cảm được ví như cái gốc của hôn nhân. Chỉ khi rễ đã bám chắc thì cây mới vững vàng, nếu không nó sẽ đổ rạp bất cứ lúc nào. Nếu vợ chồng không có tình cảm, cảm giác hai người ở bên nhau sẽ nhạt nhẽo, khô khan như nhai sáp vậy. Lâu dần, cả hai sẽ trở nên nhàm chán và mệt mỏi. Không còn cảm xúc cho nhau, họ cũng chẳng cần tìm cách hâm nóng tình cảm, tạo sự bất ngờ cho đối phương, không thèm để ý xem vui buồn hay những gì xảy đến trong đời sống hằng ngày của bạn đời.
Những suy nghĩ ích kỷ cứ thế mà nảy sinh, một mối quan hệ mà hai bên không còn muốn vun đắp thì làm sao có thể cứu vãn nổi nữa, họ xa nhau lúc nào chẳng hay.
Ảnh minh họa.
3. Sự hòa hợp của chuyện vợ chồng
Đây là một vấn đề nhạy cảm nhưng rất thiết thực trong cuộc sống hôn nhân. Cả đàn ông lẫn phụ nữ trong mối quan hệ hôn nhân thì đừng nên coi nhẹ chuyện tình dục và sự hòa hợp của chuyện vợ chồng. Trong nhiều nghiên cứu, nam giới từ 25 đến 35 tuổi có nhu cầu tình dục cao hơn. Phụ nữ thì đến sau 35 mới có nhu cầu cao. Sự chênh lệch đó dễ dàng gây nên những bất hòa trong mối quan hệ vợ chồng. Nếu như cả hai không hòa hợp, không đạt được sự thỏa mãn khi ở bên nhau thì rất dễ sinh ra cáu bẳn, thậm chí còn có những ý nghĩ không hay hoặc hành động phản bội.
Người ta thường nói, hôn nhân phải được quản lý, bạn cần tìm ra cách thức tốt nhất để giúp cuộc hôn nhân của mình đi vào những quy củ nhất định. Nếu không, nó nhất định sẽ vận hành một cách đầy những sai sót và rắc rối. Cuối cùng rất có thể hai bạn sẽ chẳng thể nắm tay nhau mà đi thật xa được.
Phụ nữ thông minh không tùy tiện nói ra 3 điều Đừng coi thường sức mạnh của lời nói. Nó hoàn toàn có khả năng khiến cho một mối quan hệ ngày càng thắm thiết hoặc lụi tàn ngay sau đó. Dù bạn có thừa nhận hay không thì một phụ nữ biết cách ăn nói sẽ được yêu thích hơn kiểu phụ nữ khác. Cái miệng khôn khéo, thông minh cũng có thể...