Dấu hiệu căng thẳng thương mại mới giữa Mỹ và Trung Quốc
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) thông báo ngày 12/3, 5 nghiệp đoàn Mỹ đã đệ trình một bản kiến nghị lên Đại diện Thương mại Mỹ, ông Katherine Tai yêu cầu điều tra các cáo buộc liên quan đến những chính sách không công bằng và việc áp dụng các chính sách trên thực tế của Trung Quốc trong lĩnh vực logistics hàng hải và lĩnh vực đóng tàu.
Hoạt động bốc xếp hàng hóa tại cảng ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Bản kiến nghị được đệ trình theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại 1974 – một đạo luật chống cạnh trạnh không công bằng giữa các đối tác thương mại. Các nghiệp đoàn hối thúc chính quyền của Tổng thống Joe Biden áp phí cảng biển đối với tàu do Trung Quốc chế tạo và cùng với đó thành lập một quỹ nhằm hồi sinh ngành đóng tàu Mỹ.
Ngoài những yêu cầu trên, bản kiến nghị của các nghiệp đoàn cũng bày tỏ lo ngại về tác động đối với an ninh quốc gia Mỹ của một nền tảng của Trung Quốc có tên Logink chuyên cung cấp dữ liệu về chuỗi cung ứng logistics.
Văn phòng USTR cho biết sẽ xem xét các cáo buộc từ các nghiệp đoàn lao động và quyết định có tiến hành cuộc điều tra theo yêu cầu của các nghiệp đoàn hay không trong vòng 45 ngày kể từ thời điểm nhận được bản kiến nghị.
Năm 2018 và 2019, chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp đặt thuế quan đối với hàng nghìn mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có giá trị lên tới 370 tỷ USD vào thời điểm đó. Chính quyền Tổng thống Joe Biden vẫn giữ nguyên chính sách thuế quan này, đồng thời bổ sung một số biện pháp siết chặt khác viện dẫn những lo ngại về an ninh.
Mỹ tiếp tục gia hạn miễn thuế đối với hàng trăm sản phẩm của Trung Quốc
Ngày 26/12, Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) thông báo tiếp tục gia hạn miễn thuế đối với hàng trăm sản phẩm của Trung Quốc - từng nằm trong danh sách áp thuế trừng phạt.
Container hàng hóa từ Trung Quốc và các nước khác được bốc dỡ tại cảng Long Beach ở Los Angeles, California, Mỹ, ngày 16/2/2019. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong thông cáo báo chí, USTR cho biết việc miễn trừ này sẽ kéo dài đến ngày 31/5/2014, thay vì đến ngày 31/12/2023. Theo đó, việc gia hạn miễn thuế sẽ được áp dụng đối với 352 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc - từng nằm trong danh sách trừng phạt và 77 sản phẩm liên quan đến đại dịch COVID-19. USTR nêu rõ: "Việc gia hạn này sẽ cho phép dỡ bỏ một cách có trật tự các biện pháp áp thuế", đồng thời nhấn mạnh có những mặt hàng có thể tiếp tục được gia hạn miễn thuế nhằm thay đổi nguồn cung sang Mỹ hoặc các nước thứ ba.
Trước đó, ngày 22/12, Ủy ban Thuế hải quan của Quốc vụ viện Trung Quốc thông báo nước này sẽ tiếp tục miễn thuế bổ sung đối với một số hàng hóa của Mỹ đến ngày 31/7/2024.
Dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, Washington thực hiện biện pháp áp thuế cao đối với lượng hàng hóa nhập khẩu trị giá 350 tỷ USD của Trung Quốc, từ giày dép, quần áo đến đồ điện tử, xe đạp và thậm chí cả thức ăn gia súc, viện dẫn Trung Quốc có các hoạt động thương mại không công bằng và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tháng 1/2020, ông Trump đã ký Thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Theo thỏa thuận, Trung Quốc cam kết tăng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa nông nghiệp và chế tạo, năng lượng cùng dịch vụ của Mỹ thêm 200 tỷ USD so với mức năm 2017 trong vòng 2 năm. Tuy nhiên, mục tiêu này không đạt được trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Trong bối cảnh tỷ lệ lạm phát ở Mỹ hiện ở mức cao nhất trong hơn 40 năm, chính quyền Tổng thống đương nhiệm Joe Biden đang đứng trước sức ép phải chấm dứt các biện pháp thuế quan theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại Mỹ 1974.
Tuyên bố Cổng Vàng hướng đến một tương lai kiên cường và bền vững Ngày 17/11 theo giờ Mỹ, Hội nghị Các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 30 đã kết thúc tại San Francisco (Mỹ) với việc thông qua Tuyên bố Cổng Vàng về xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững cho tất cả mọi người. Ngoại trưởng Mỹ...