Dầu gió có an toàn cho trẻ?
Là một chất lỏng dạng tinh dầu, sử dụng như thuốc xoa dùng ngoài cơ thể, dầu gió được nhiều người sử dụng để chữa một số bệnh thông thường. Tuy nhiên, không ít người lại cho rằng, pha dầu gió với nước ấm để uống sẽ hiệu quả hơn. Vậy cách sử dụng như thế nào mới đúng?
Dầu gió có thành phần chủ yếu là các tinh dầu, thường là tinh dầu bạc hà và các thành phần phụ tùy thuộc vào công thức riêng của nhà sản xuất. Nhiều công thức làm dầu gió được xem là bí mật thương mại cũng như là công thức gia truyền nhiều đời. Khảo sát nhiều loại dầu gió tại Việt Nam, hai thành phần thường bắt gặp nhất là menthol và methyl salicylate, hai chất này có trong tinh dầu bạc hà. Ngoài ra còn có dầu khuynh diệp, quế, tràm, long não, hương nhu, thông, camphor… Tuy nhiên, camphor lại là chất khá nguy hiểm với người sử dụng, rất dễ gây ngộ độc cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
Chính vì vậy, hiện nay, công ty CP Dược phẩm OPC là nhà sản xuất tiên phong trong việc loại bỏ thành phần camphor trong sản phẩm dầu khuynh diệp theo những khuyến cáo của Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), giúp sản phẩm an toàn hơn nhưng mùi vị vẫn không đổi.
Một số dược sỹ về y học cổ truyền cho rằng, dầu khuynh diệp có vị cay, tính mát, rất hiệu quả với các trường hợp đau dây thần kinh, phòng trị cảm cúm, sổ mũi, nghẹt mũi, ho tức ngực, đau bụng, nhức mỏi, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, côn trùng đốt…Tuy nhiên, từ xưa đến nay, trong các gia đình có con nhỏ, nhất là gia đình sống ở nông thôn thường sử dụng dầu gió cho trẻ nhỏ mà không cần phân biệt thành phần tinh dầu của dầu gió thuộc loại nào. Điều này có thể gây nguy hại tới sức khỏe của trẻ nhỏ.
Theo các nhà khoa học, không phải loại dầu gió nào cũng an toàn với trẻ nhỏ. Nhiều loại dầu gió chỉ cần xoa bóp ngoài da cũng có thể nguy hại đến trẻ nhỏ, như loại có tinh dầu bạc hà có nguy cơ gây hiện tượng ức chế tuần hoàn và hô hấp dẫn đến ngừng tim và ngừng thở, nếu sử dụng để uống thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Vì vậy tuyệt đối không dùng dầu gió tinh dầu bạc hà cho trẻ em dưới hai tuổi, trẻ em và phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Cũng theo các bác sỹ, chỉ một số ít loại dầu gió có đặc tính an toàn, có thể sử dụng cho trẻ nhỏ, thậm chí có thể pha loãng để uống như dầu khuynh diệp chẳng hạn. Trên thị trường hiện có loại dầu khuynh diệp OPC hiệu mẹ bồng con của Công ty CP Dược phẩm OPC được các y bác sỹ và người tiêu dùng đánh giá là an toàn và hiệu quả khi dùng cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
Nhà sản xuất dầu gió khuynh diệp OPC cho biết, dầu khuynh diệp OPC nhãn hiệu mẹ bồng con là sản phẩm dầu xoa đầu tiên bào chế từ các tinh dầu thiên nhiên chuyên dùng cho trẻ nhỏ. Với quy trình hiện đại có thể tinh chế nguyên liệu tinh dầu khuynh diệp để thu được eucalyptol có độ tinh khiết cao hơn, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Nhờ vậy sản phẩm đã được hội đồng bình chọn là các chuyên gia đầu ngành về y dược trao tặng giải thưởng Ngôi sao thuốc Việt 2014, một giải thưởng lớn và uy tín nhất từ trước tới nay của ngành dược Việt Nam
Trên thực tế, sản phẩm này đã tồn tại trên thị trường trong hơn 30 năm, nhãn hiệu mẹ bồng con là một hình ảnh rất thân thiết và gần gủi với phụ nữ và các trẻ nhỏ. Phản hồi từ các nhà thuốc lớn tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cũng cho thấy, đây là sản phẩm được chọn mua nhiều nhất trong số hàng chục nhãn hiệu dầu gió khác nhau, gồm cả sản xuất trong nước và nhập khẩu dù giá thành không hề thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại được sản xuất trong nước. Tuy nhiên, nhờ công nghệ sản xuất hiện đại, độ an toàn cao nên dầu khuynh diệp OPC vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng hiện nay.
Video đang HOT
Cách sử dụng dầu khuynh diệp OPC
Xoa bóp ngoài da tại chỗ đau.
Cảm cúm, sổ mũi, nghẹt mũi: xoa dầu hai bên thái dương, cổ, sau gáy, mũi.
Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn: xoa dầu hai bên thái dương, cổ, nhân trung, mũi.
Ho, tức ngực: xoa dầu trước ngực, cổ và sau lưng.
Ăn không tiêu, đau bụng: xoa dầu vùng bụng.
Trường hợp cảm cúm, có thể xông: cho 5-10 giọt vào bình xông có khoảng 250 ml nước.
Theo TPO
5 bệnh dễ mắc nếu thường xuyên ngủ gục đầu trên bàn
Ngủ trong tư thế ngủ gục đầu trên bàn về lâu dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh sau đây.
Dân văn phòng do bị hạn chế về điều kiện và thời gian nên rất nhiều người chọn cách nghỉ trưa với tư thế hay tay khoanh trên bàn làm việc và gối đầu lên tay để chợp mắt. Bạn cho rằng ngủ ở tư thế này trong vài vài phút thì sẽ không hề gì, nhưng trên thực tế, kiểu ngủ này về lâu dài sẽ gây tác hại khôn lường cho sức khỏe của bạn.
Ngủ trong tư thế ngủ gục đầu trên bàn về lâu dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh sau đây:
1. Những căn bệnh mãn tính về tim, não, và mạch máu
Giờ nghỉ trưa là thời gian tuần hoàn máu trong cơ thể lưu thông nhanh nhất. Gối đầu ngủ ngay trên bàn sẽ làm tăng nguy cơ cong vẹo cột sống cổ và cả phần ngực vì nó làm tăng áp lực đè lên động mạch cổ và các cơ quan khác như tim, phổi, dạ dày... Sau khi ăn trưa, cơ thể cần nhiều máu trở về dạ dày để hỗ trợ hấp thu và tiêu hóa, khiến cho máu và oxy ở não bị thiếu, hô hấp khó khăn, sau khi ngủ dậy sẽ xuất hiện tình trạng chóng mặt, hoa mắt, ù tai.
Ngoài ra, khi ngủ trưa, nhịp tim giảm dần, não bị thiếu máu sẽ gây ra rối loạn tạm thời chức năng của hệ thống thần kinh thực vật, khiến cho tay chân tê hoặc cảm giác bủn rủn. Do đó, kiểu ngủ ngồi, gối tay trên bàn là một trong những tác nhân tiềm ẩn gây ra các chứng bệnh tim, não và mạch máu.
Nhiều người chọn cách nghỉ trưa với tư thế hay tay khoanh trên bàn làm việc và gối đầu lên tay để chợp mắt. Ảnh minh họa
2. Bệnh về đường hô hấp
Ngủ gục đầu trên bàn, gối lên tay khiến độ cong cơ thể tăng lên, áp lực dồn xuống phổi. Hơn nữa, máu và oxy cung cấp cho phổi không đủ, khiến cho việc hô hấp gặp khó khăn, ảnh hưởng chức năng hô hấp. Hậu quả là bạn có thể gặp các triệu chứng như tức ngực, khó thở...
3. Bệnh về đường tiêu hóa
Sau giờ cơm trưa, dạ dày cần nhiều máu để hỗ trợ tiêu hóa. Thông thường cơ thể con người cần ít nhất một giờ mới có thể tiêu hóa hết thức ăn trong dạ dày. Kiểu ngủ ngồi gối tay trên bàn làm cho cơ thể bị cong nhiều hơn, dạ dày chịu áp lực lớn, tăng gánh nặng cho nhu động.
Từ đó, nó sẽ gây ảnh hưởng bất lợi cho chức năng tiêu hóa, gây ra các chứng đầy bụng, đầy hơi, về lâu dài còn sinh các bệnh đau dạ dày mãn tính.
4. Bệnh về mắt
Kiểu ngủ gục đầu trên bàn dễ khiến cho nhãn cầu bị áp lực và giãn rộng, dễ làm tổn thương giác mạc và võng mạc của mắt, làm tăng nhãn áp và biến dạng giác mạc.
Kiểu ngủ này về lâu dài sẽ gây tác hại khôn lường cho sức khỏe của bạn. Ảnh minh họa
5. Bệnh về thần kinh, cơ và cột sống
Ngủ gục đầu trên bàn lâu ngày khiến cho nửa thân trên luôn trong tình trạng chịu áp lực. Cơ ở cổ, vai và cả lưng bị căng, gây ra đau nhức và có thể biến dạng cột sống cổ hay xương ức. Một người nếu thường xuyên ngủ kiểu cúi đầu thế này có thể gặp tình trạng cột sống cổ có thể thay đổi theo hướng xuống dưới hình giống như chữ C.
Ngoài ra, nó còn tạo thành sự mất cân bằng cơ hai bên vai và cổ, một bên co lại, một bên giãn ra. Từ đó gây nên các bệnh liên quan đến cột sống, thần kinh hoặc căng cơ.
Ngủ trưa thế nào cho khỏe mạnh?
- Bạn có thể mua một chiếc ghế xếp có chức năng mở ra như chiếc giường nhỏ, chọn một không gian phù hợp ở chỗ làm để ngủ nghỉ.
- Trước khi ngủ không nên ăn nhiều dầu mỡ và tránh ăn quá no để giảm gánh nặng cho dạ dày.
- Sau khi ăn khoảng 10 phút mới nằm xuống nghỉ ngơi.
- Sau khi ngủ dậy nên vận động nhẹ một chút. Từ từ ngồi dậy, uống một ly nước để bổ sung dung lượng máu.
Theo Ttvn
18 cách đánh bay nghẹt mũi không cần dùng thuốc Dưới đây là một vài phương pháp chữa nghẹt mũi vào mùa đông khi bị virus cúm tấn công hiệu quả không cần dùng thuốc. 1. Làm sạch mũi và xông mũi Nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, để một lát rồi xì sạch mũi ra ngoài giúp đường thở của bạn thông thoáng, dễ chịu. Làm vài...