Đấu giá thất bại, du thuyền xa xỉ vụ 1MDB được rao bán với giá 130 triệu USD
Du thuyền sang trọng từng thuộc sở hữu của nhà tài phiệt Low Taek Jho đang được rao bán với mức giá 130 triệu USD…
Du thuyền Equanimity – Ảnh: Bloomberg.
Du thuyền sang trọng từng thuộc sở hữu của nhà tài phiệt Low Taek Jho đang được rao bán với mức giá 130 triệu USD, rẻ hơn nhiều so với con số 250 triệu USD mà ông Low được cho là đã bỏ ra để mua du thuyền này hồi năm 2014.
Theo tin từ Bloomberg, mức giá trên được Chính phủ Malaysia đưa ra cho du thuyền mang tên Equanimity sau khi cuộc đấu giá kết thúc hôm 28/11 không có được lời chào mua “có thể chấp nhận” nào. Luật sư S. Sitpah, người đại diện cho Chính phủ Malaysia trong vụ bán du thuyền, nói rằng mức giá 130 triệu USD được dựa trên đánh giá của công ty Winerbothams có trụ sở Anh.
Với những tiện nghi xa xỉ như nhà tắm phong cách Thổ Nhĩ Kỳ và một bãi đậu trực thăng, du thuyền Equanimity là một phần trong “bộ sưu tập” tài sản trị giá 1,7 tỷ USD mà cơ quan chức năng Mỹ tìm cách bắt giữ. Cơ quan công tố cho rằng số tài sản này được mua bằng tiền biển thủ từ quỹ đầu tư quốc gia 1MDB của Malaysia, trong vụ bê bối tham nhũng mà ông Low là một mắt xích quan trọng.
Dính líu vào vụ bê bối này còn có ngân hàng Goldman Sachs của Mỹ và cựu Thủ tướng Malaysia Najjib Razak. Ông Najib và ông Low đến nay vẫn khẳng định mình vô tội. Ông Najib đã bị bắt trong khi ông Low vẫn đang bị truy nã quốc tế.
Chính phủ Malaysia muốn bán du thuyền Equanimity càng nhanh càng tốt, bởi chi phí cho việc bảo trì du thuyền này lên tới 3 triệu Ringgit, tương đương 718.000 USD mỗi tháng. Được sự cho phép của tòa án, Chính phủ Malaysia sẽ tổ chức các cuộc đàm phán kín với khách mua tiềm năng và hy vọng sẽ bán được du thuyền trước cuối tháng 3/2019.
Video đang HOT
Theo VnEconomy
Lý do Malaysia đột ngột dừng dự án đường sắt 20 tỷ USD với Trung Quốc
Việc chính phủ Malaysia quyết định dừng dự án đường sắt do nhà thầu Trung Quốc thi công trị giá 20 tỷ USD đã làm dấy lên nhiều lo ngại về tương lai của Sáng kiến Vành đai và Con đường mà Bắc Kinh theo đuổi từ nhiều năm nay.
Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak xem phối cảnh dự án đường sắt ECRL trong ngày khởi công dự án vào tháng 9/2017 (Ảnh: AP)
Năm 2017, công ty xây dựng giao thông Trung Quốc (CCCC), một doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc, đã trúng thầu thi công dự án Đường sắt Bờ biển phía Đông (ECRL) dài 620 km. 85% chi phí xây dựng tuyến đường sắt này được Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc cho vay. Đây là dự án kết nối khu vực bờ biển phía đông kém phát triển của Malaysia với thủ đô Kuala Lumpur và Thái Lan.
Ngày 4/7, Công ty Đường sắt Malaysia, đơn vị quản lý dự án trên, xác nhận đã yêu cầu công ty Trung Quốc dừng thi công công trình này. Lý do dẫn tới quyết định bất ngờ trên của Malaysia được cho là có liên quan tới tình trạng đội vốn của dự án.
Thông báo hủy dự án với nhà thầu Trung Quốc được đưa ra một ngày sau khi Bộ trưởng Tài chính Malaysia Lim Guan Eng đưa ra nhận định về con số 20 tỷ USD kinh phí thực tế để thực hiện dự án. Ông Lim cho rằng con số này cao hơn nhiều so với ước tính ban đầu của chính phủ tiền nhiệm.
"Chúng tôi mong muốn dự án ECRL sẽ khả thi hơn về mặt tài chính và kinh tế nếu CCCC cắt giảm đáng kể chi phí thực hiện dự án", Bộ trưởng Lim nói.
Trước đó, theo thỏa thuận được ký giữa chính phủ của cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak và nhà thầu Trung Quốc, dự án ECRL chỉ có kinh phí 16,5 tỷ USD. Tuy nhiên chính phủ Malaysia hiện nay ước tính chi phí thực tế đã đội lên 20 tỷ USD sau khi tính thêm các khoản lãi suất, tiền thu hồi đất và một số chi phí khác.
Dự án đường sắt trên là một trong số các dự án cơ sở hạ tầng lớn của Trung Quốc tại Malaysia mà chính phủ mới của Thủ tướng Mahathir Mohamad muốn xem xét và đàm phán lại trong bối cảnh có nhiều quan ngại về chính sách phát triển thiếu bền vững cũng như các vấn đề liên quan tới quản lý nhà nước của chính quyền tiền nhiệm. Kể từ khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi tháng 5, chính phủ Thủ tướng Mahathir đã cam kết cắt giảm nợ công, loại trừ tham nhũng và xem xét lại các dự án lớn.
Kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc?
Thủ tướng Mahathir Mohamad dự hội nghị quốc tế về tương lai của châu Á tại Tokyo, Nhật Bản (Ảnh: Reuters)
Việc Malaysia quyết định dừng thi công dự án đường sắt với nhà thầu Trung Quốc được xem là tín hiệu cho thấy Thủ tướng Mahathir đã thực hiện đúng cam kết do ông đưa ra trước đó về việc kiềm chế tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại quốc gia Đông Nam Á này. Trang tin tài chính The Edge, cơ quan truyền thông đầu tiên đưa tin về việc dừng dự án đường sắt hợp tác giữa Malaysia và Trung Quốc, đã đề cập tới một bức thư do Malaysia gửi cho CCCC, trong đó viện dẫn lý do "lợi ích quốc gia" để giải thích cho quyết định dừng dự án.
Cựu Thủ tướng Najib Razak, người mới bị bắt vì nghi ngờ có liên quan tới vụ bê bối tham nhũng tại một quỹ đầu tư của nhà nước Malaysia, là người rất ủng hộ Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Thông qua sáng kiến này, Bắc Kinh lên kế hoạch đầu tư hàng trăm tỷ USD vào các dự án cảng biển, đường sắt và các dự án cơ sở hạ tầng khác ở châu Á, châu Phi và một số khu vực ở châu Âu.
Dưới thời ông Najib, Malaysia đã ký các thỏa thuận về cơ sở hạ tầng với tổng trị giá lên tới 34 tỷ USD theo Sáng kiến Vành đai và Con đường. Tuy vậy, đương kim Thủ tướng Mahathir muốn đàm phán về điều khoản của các thỏa thuận mà người tiền nhiệm từng đặt bút ký với Bắc Kinh.
"Chúng tôi hy vọng sẽ giảm được nhiều chi phí, vì đang có nhiều điều sai sót được thực hiện", ông Mahathir phát biểu trong cuộc họp báo hồi tháng 6, đề cập tới dự án ECRL và số tiền hàng tỷ USD mà Malaysia mượn của Trung Quốc để hoàn tất dự án này.
Một số chuyên gia lo ngại rằng các dự án thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường có thể đẩy các nước nhỏ vào "bẫy nợ" của Trung Quốc, tạo điều kiện để Bắc Kinh gây ảnh hưởng tới các quyết định chiến lược, thậm chí nắm quyền kiểm soát cơ sở hạ tầng trọng yếu của đất nước. Năm ngoái, chính phủ Sri Lanka đã ký thỏa thuận trị giá 1,12 tỷ USD cho phép một tập đoàn nhà nước Trung Quốc khai thác cảng nước sâu Hambantota trong vòng 99 năm. Số tiền này sẽ được dùng để trang trải khoản nợ 6 tỷ USD Sri Lanka vay Bắc Kinh trước đó.
Theo nhà nghiên cứu Johan Saravanamuttu tại Đại học Quốc gia Singapore, việc dừng dự án đường sắt với Trung Quốc có thể giúp Malaysia tránh được "số phận" như của Sri Lanka.
"Những điều khoản và điều kiện vay cần được đàm phán lại để tránh hiệu ứng cảng Hambantota đối với các khoản vay", ông Johan nói.
Báo Financial Times cũng dẫn lời một quan chức Bộ Tài chính Malaysia cho biết nước này cũng đình chỉ hai dự án đường ống dẫn dầu do Trung Quốc hậu thuẫn. Tương tự dự án đường sắt ECRL, hai dự án đường ống dãn dầu đều được phê duyệt từ năm 2016 với số tiền đầu tư được vay từ ngân hàng Trung Quốc.
Trong khoảng 10 năm tính tới năm 2016, Trung Quốc đã cho các quốc gia khu vực Thái Bình Dương vay 2,2 tỷ USD. Dù các khoản tiền này được chuyển tới dưới danh nghĩa quà tặng, song tổ chức Lowy Institute (Australia) cho biết đây là những khoản vay ưu đãi hoặc vay với lãi suất thấp. Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc sẽ buộc các quốc gia nhận tiền vay xây các công trình cơ sở hạ tầng và chọn thuê các nhà thầu của Bắc Kinh.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Cựu Thủ tướng Malaysia đối mặt với cáo buộc thứ 39 Kênh CNA đưa tin sáng 12-12, cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã đến Tòa án Kuala Lumpur để đối mặt với cáo buộc chỉnh sửa báo cáo kiểm toán cuối cùng về Quỹ Phát triển 1Malaysia (1MDB). Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak. Ảnh: News Straits Times. Tại phiên tòa, ông Najib bị cáo buộc trong thời gian tại nhiệm đã lợi...