Đấu giá bộ trang sức 21 triệu USD của vợ góa độc tài Philippines
Chính phủ Philippines hôm nay chính thức chấp thuận cho bán đấu giá bộ sưu tập trang sức thu giữ được của Imelada, vợ cố độc tài Ferdinand Marcos.
Chuyên gia David Warren đang thẩm định một món đồ trong bộ sưu tập trang sức của gia đình Marcos. Ảnh: AP
Theo AP, các chuyên gia quốc tế xác định bộ sưu tập trang sức này có giá trị tối thiểu 21 triệu USD, bị tịch thu khi cựu tổng thống Marcos cùng gia đình chạy trốn tới Hawaii năm 1986, kết thúc hai thập niên cầm quyền của nhà độc tài.
Trong bộ sưu tập có một viên kim cương 25 cara, trị giá khoảng 5 triệu USD và một chiếc vương miện kim cương Cartier, hiện có giá trị gấp nhiều lần so với thời điểm đó (30.000-50.000 USD).
Video đang HOT
Andrew de Castro, quan chức của PCGG, cơ quan có nhiệm vụ thu hồi tài sản bất chính của Marcos, cho biết họ hy vọng sẽ tổ chức buổi triển lãm và đấu giá trước khi Tổng thống Benigno Aquino III kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 6.
Tuần trước, Hội đồng Tư nhân hóa thuộc Bộ Tài chính Philippines đã cho phép PCGG bán các món đồ trang sức này. Tuy nhiên, một phần của bộ sưu tập bị tịch thu tại dinh tổng thống khi Marcos chạy trốn vẫn đang trong quá trình tranh chấp tại tòa án. Những món khác bị thu giữ ở sân bay Hawaii và Manila.
“Đồ trang sức tịch thu từ gia đình Marcos vẫn là một biểu tượng về những chính sách sai lầm của cố tổng thống Marcos trong suốt thời gian cầm quyền”, Chủ tịch PCGG Richard Amurao cho biết.
Ferdinand Marcos là tổng thống Philippines trong giai đoạn 1965-1986. Vợ ông, bà Imelda Marcos, sau thời gian sống lưu vong ở Mỹ đã được chính quyền Philippines ân xá cho về nước và tham gia chính trường. Hiện bà là dân biểu Hạ viện Philippines, đại diện cho tỉnh Ilocos Norte, tây bắc nước này.
Duyên Nguyễn
Theo VNE
Yahoo Nhật Bản bị tố 'bán' 12 tấn ngà voi trong vòng hai năm
Hơn một triệu người đã kêu gọi công ty Yahoo ngưng bán ngà voi dù công ty tuyên bố công ty không "quản lý quyền sở hữu" của trang đấu giá Nhật Bản.
Công ty Internet Yahoo đã bị một số nhà hoạt động bảo vệ môi trường lên án thúc đẩy tàn sát voi khi cho phép buôn bán ngà voi trên trang đấu giá của nó. Nhà hoạt động mạng Avaaz đã đưa ra một bản kiến nghị kêu gọi chấm dứt "bí mật đẫm máu" của Yahoo khi cho phép buôn bán ngà voi. Bản kiến nghị đã có hơn một triệu chữ ký, thúc giục ban quản trị Yahoo Marissa Mayer và giám đốc Yahoo ở Nhật Manabu Miyasaka "ngừng khẩn cấp các hoạt động buôn bán ngà voi từ các trang web, các buổi đấu giá và tất cả các thị trường khác ở Nhật". Ước tính rằng có hơn 12 tấn ngà voi và những mảnh ngà được tạo kiểu, được rao bán trên trang đấu giá Yahoo Nhật từ giữa năm 2012 đến 2014. Yahoo Nhật Bản là một dự án liên doanh giữa Yahoo và SoftBank, một công ty viễn thông Nhật. Hàng ngàn ngà voi được bán trên trang đấu giá. Vào thứ Ba, giá dao động từ 20$ (~450.000 VNĐ) đối với loại rẻ cho đến 60.000$ (~1.3 tỉ VNĐ) cho một ngôi chùa năm tầng được khắc trong ngà voi. Trong một bài báo cáo năm ngoái nói rằng hầu hết sản phẩm làm từ ngà coi ở Nhật được bán như là hanko - một con dấu cá nhân, là dấu hiệu phản ánh địa vị trong nước. Dù Amazon và Google đều đã bị cấm bán ngà voi trên các hệ điều hành của nó, chính phủ Mỹ đã xóa sạch việc mua bán động vật hoang dã trái phép, nhóm các nhà bảo tồn môi trường nói rằng họ đã nỗ lực vận động yêu cầu công ty Yahoo Nhật ngưng buôn bán ngà voi trong những năm gần đây.
Adam Peyman, người quản lý chương trình động vật hoang dã tại Tổ chức Giúp đỡ động vật quốc tế cho biết: "Thật sự không may và có những dấu hiệu rằng việc buôn bán của Yahoo cùng với những sai sót trong hệ thống luật pháp đã làm cho việc săn bắt voi và buôn bán trái phép ngà voi ngày càng lan tràn vào Nhật Bản và những nơi khác như Trung Quốc. Yahoo cần phải gây áp lực hơn cho Yahoo Nhật bản nhưng chúng tôi không hy vọng gì nhiều. Với việc các nước đang đưa ra thêm những điều luật về ngà voi, họ có thể sẽ hoạt động tốt hơn bởi vì cơ hội kinh doanh được tăng cao".
Yahoo chiếm 35.5% cổ phần của Yahoo Nhật Bản nhưng nói rằng mình không tha thứ cho hành động buôn bán ngà voi để dùng làm con dấu honka, hay các con dấu cá nhân nhỏ dùng trong viết thư tay
Đại diện phát ngôn của Yahoo cho biết: "Tại Yahoo, chúng tôi hiểu những lo ngại bởi chiến dịch này và chúng tôi không thể nào tha thứ cho hành động buôn bán ngà voi, làm cho các loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng. Yahoo không chấp nhận những quảng cáobán ngà voi dưới bất kỳ chính sách nào. Yahoo là một nhà đầu tư ở Yahoo Nhật Bản và không quản lý quyền sở hữu".
Yahoo chiếm 35.5% cổ phần của Yahoo Nhật Bản, Công ty viễn thông SoftBank là cổ đông lớn nhất với 36.4% cổ phần. Trong khi Yahoo Mỹ dựa trên kinh doanh Internet phải cạnh tranh trong những năm gần đây thì cổ phần châu Á bao gồm Yahoo Nhật Bản và Alibaba có giá trị rất lớn.
Tổ chức điều tra môi trường của Anh đã lên án Yahoo Nhật Bản vào tháng 4-2015 vì buôn bán thịt cá voi và cá heo, những loại thịt chứa mức thủy ngân không an toàn cho sức khỏe. Công ty là doanh nghiệp bán lẻ online duy nhất của Nhật Bản mà tiếp tục bán các sản phẩm từ cá voi và cá heo. Việc buôn bán ngà voi quốc tế đã bị cấm từ năm 1989 theo Hiệp ước Thương mại quốc tế của Mỹ. Tuy nhiên, Nhật Bản và Trung Quốc được cho phép nhập khẩu 102 tấn ngà voi từ các quốc gia châu Phi năm 2007. Một bài báo cáo năm ngoái bởi tổ chức điều tra môi trường cho thấy rằng phần lớn những người bán ngà voi Nhật Bản đều dính dáng đến hoạt động buôn bán ngà voi bất hợp pháp. Hành động buôn bán ngà voi làm tăng thêm khủng hoảng săn bắt trái phép động vật ở châu Phi. Dữ liệu được công bố vào tháng 6 cho thấy sự giảm hụt đáng báo động, 60% số lượng voi ở Tanzania giữa năm 2009 đến 2014. Khắp châu Phi, một số lượng ước tính khoảng 35.000 con voi đang bị tàn sát mỗi năm để lấy ngà, giữa những mối lo ngại rằng một phần năm số voi châu Phi sẽ biến mất trong thập kỷ tiếp theo. Yahoo Nhật Bản không phải là doanh nghiệp bán lẻ online đầu tiên mà đối mặt với áp lực cấm bán các sản phẩm ngà voi. Năm 2015, Avaaz đã khởi động một chiến dịch kiến nghị tương tự chống lại Craigslist, kêu gọi công ty này chấm dứt chợ đen buôn bán ngà voi. Mỹ đã nỗ lực chấm dứt hoạt động buôn bán trái phép ngà voi và các bộ phận cơ thể động vật "dùng để trưng bày", theo sau cuộc tranh cãi về cái chết của con sư tử Cecil, bị giết bởi một nha sĩ từ Minnesota. Trong chuyến đi tới Kenya năm ngoái, Tổng thống Barack Obama nói rằng Mỹ sẽ đưa ra luật cấm hoàn toàn về việc mua bán ngà voi. Sally Jewell, thư ký Bộ Nội vụ Mỹ hiện nay đang tham gia một chuyến đi ngoại giao ở Gabon, Kenya và Nam Phi để nhấn mạnh sự cố gắng ngăn chặn sự mất mát động vật lớn ở châu Phi. Jewel phát biểu rằng Mỹ sẽ làm việc với các quốc gia châu Phi để giúp giải quyết "nạn buôn lậu động vật hoang dã mà hiện tại là một mối đe dọa toàn cầu". Vào thứ Hai, chính phủ Sri Lankan đã phá hủy 359 ngà voi bằng máy nghiền đá lớn. Hàng lậu này bị tịch thu tải cảng Colombo và ước giá tới hơn 3 triệu đô la Mỹ (tương đương 670 tỉ VNĐ). Hành động này nhằm mục đích nỗ lực xóa bỏ ngà voi từ hoạt động buôn bán trái phép động vật hoang dã.
Nhi Ngô (Theo Telegraph)
Theo_PLO
Philippines sắp phóng vệ tinh tự tạo đầu tiên Diwata - tiểu vệ tinh nhân tạo đầu tiên do Philippines thiết kế và sản xuất - dự kiến sẽ được phóng vào tháng 4 tới, theo công bố của cổng thông tin điện tử của chính phủ nước này ngày 19.1. Diwata là tiểu vệ tinh nhân tạo đầu tiên do Philippines thiết kế và sản xuất - Ảnh: Reuters Tiểu vệ...