Đau đớn vùng chậu, có thể tử vong
Một ngày, cảm thấy đau nhói quanh khung xương chậu, hãy cẩn trọng vì đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lạc nội mạc tử cung, viêm bàng quang kẽ, đau âm hộ mãn tính, sung huyết vùng chậu… Nếu không chữa trị kịp thời, chị em có thể bị cắt bỏ tử cung, thậm chí tử vong.
Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của những bệnh có liên quan đến đau vùng chậu phụ nữ nên tham khảo.
Lạc nội mạc tử cung gây đau bụng dữ dội thường trùng với chu kỳ kinh nguyệt, đau tỏa ra lưng, xương chậu, chân
Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là bệnh thường gặp trong các bệnh phụ khoa. Theo thống kê, khoảng 5 triệu phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung.
Triệu chứng: Đau bụng dữ dội thường trùng với chu kỳ kinh nguyệt, đau tỏa ra lưng, xương chậu, chân.
Phương pháp chẩn đoán: Phẫu thuật nội soi (thủ tục phẫu thuật xâm lấn tối thiểu) và làm sinh thiết (lấy các mẫu mô để kiểm tra dưới kính hiển vi).
Điều trị: Điều trị bằng thuốc để thu nhỏ mô nội mạc tử cung như thuốc kháng viêm không steroid: Ibuprofen, naproxen sodium, thuốc tránh thai hoặc hormone. Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật xâm lấn tối thiểu để loại bỏ hoặc phá hủy tăng trưởng nội mạc tử cung. Trong trường hợp nặng, nếu cần, bác sĩ sẽ cắt bỏ tử cung.
Viêm bàng quang kẽ
Viêm bàng quang kẽ là bệnh mãn tính thường gặp ở phụ nữ. Bệnh có thể bắt nguồn từ sự cố của mucin – các tế bào trên bề mặt của bàng quang có tác dụng bảo vệ bàng quang khỏi axit.
Triệu chứng: Người bị bệnh viêm bàng quang kẽ thường có các biểu hiện như liên tục muốn đi tiểu, mỗi lần đi rất ít nước tiểu, thường bệnh nhân phải đi tiểu đến 60 lần trong ngày, đau vùng xương chậu.
Lạc nội mạc tử cung gây đau bụng dữ dội thường trùng với chu kỳ kinh nguyệt, đau tỏa ra lưng, xương chậu, chân
Video đang HOT
Phương pháp chẩn đoán: Sau khi loại trừ những bệnh có triệu chứng tương tự, bác sĩ sẽ kiểm tra nước tiểu của bạn để xác định có phải nhiễm trùng đường tiết niệu hay không. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra bàng quang, trong trường hợp cần thiết sẽ phải làm cả sinh thiết để chẩn đoán khả năng ung thư.
Điều trị: Tùy mức độ viêm mà bác sĩ có thể cho bệnh nhân uống thuốc hay phẫu thuật. Thông thường, Elmiron là loại thuốc uống đầu tiên được sử dụng và mất khoảng 6-9 tháng, bệnh nhân mới khỏi hoàn toàn. Ngoài ra, các bác sĩ cũng thành công với những loại thuốc kháng histamin, chống trầm cảm, chống động kinh và những loại thuốc khác truyền trực tiếp vào bàng quang.
Căng cơ vùng chậu gây áp lực hoặc đau nhức trong xương chậu, nóng đốt, ngứa và đau ở âm đạo hay niệu đạo
Căng cơ vùng xương chậu
Nhiều vấn đề, cả về thể chất (chẳng hạn như sinh con khó khăn) và tình cảm, có thể dẫn đến căng cơ mãn tính trong các cơ xương chậu.
Triệu chứng: Khi bị căng cơ vùng xương chậu, người bệnh có thể cảm thấy như có áp lực hoặc đau nhức trong xương chậu, cảm giác nóng đốt, ngứa và đau ở âm đạo hay niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang).
Phương pháp chẩn đoán: Bác sĩ sẽ làm các kiểm tra vật lý quanh vùng chậu.
Điều trị: Các phương pháp điều trị hiệu quả nhất liên quan đến sàn chậu là vật lý trị liệu. Hãy nghĩ về nó như bài tập thể dục cho âm đạo, giúp ngăn chặn sự co thắt ở các cơ vùng này. Ngoài ra, bệnh nhân có thể tiêm botox ngăn ngừa co thắt cơ vùng chậu.
Sung huyết vùng chậu
Sung huyết vùng chậu hay còn gọi là chứng suy tĩnh mạch gây đau xương chậu. Giống như giãn tĩnh mạch ở chân, các van trong tĩnh mạch trở nên yếu và không đóng đúng cách nên bể máu, gây áp lực và đau đớn. Sung huyết vùng chậu thường xảy ra các cơn đau khi bạn ngồi hoặc đứng.
Triệu chứng: Nhói đau ở xương chậu, gây cảm giác nặng nề, đau nhẹ vào buổi sáng và càng tồi tệ hơn trong suốt cả ngày. Cơn đau sẽ giảm khi bạn nằm xuống hoặc áp dụng nhiệt.
Phương pháp chẩn đoán: Bác sĩ sẽ đo kích thước của tĩnh mạch bất thường và tốc độ của dòng máu chảy để chẩn đoán bệnh.
Điều trị: Giải pháp cắt bỏ tử cung, trong đó có buồng trứng và các tĩnh mạch bị ảnh hưởng đã được chứng minh là liệu pháp hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ thử phương pháp thu nhỏ tĩnh mạch cho bệnh nhân. Trong trường hợp phương pháp này không có hiệu quả thì mới phẫu thuật. Đau âm hộ mãn tính
Nguyên nhân của đau âm hộ mãn tính chưa được biết đến nhưng theo chuyên gia, có thể do nhiễm nấm hoặc tổn thương thần kinh do các hoạt động như cưỡi ngựa, sinh con.
Triệu chứng: Nóng rát, đau nhức, ngứa, đau khi giao hợp.
Phương pháp chẩn đoán: Bác sĩ sử dụng một tăm bông thấm nhẹ và có phương pháp kiểm tra cụ thể các khu vực đau ở vùng âm hộ.
Điều trị: Thường dùng thuốc chống trầm cảm, thuốc gây tê cục bộ, phẫu thuật là giải pháp cuối cùng.
Theo VNE
Triệu chứng của phụ nữ vô sinh - hiếm muộn
Vô sinh - hiếm muộn là hiện tượng nữ giới gặp khó khăn trong vấn đề sinh sản hoặc là không thể sinh được con.
Có rất nhiều nguyên nhân của vô sinh - hiếm muộn ở nữ giới, có thể không tự biểu hiện triệu chứng về thể chất, nhưng cũng có một số tín hiệu rất rõ ràng. Sau đây là những triệu chứng cơ bản của phụ nữ vô sinh - hiếm muộn.
1. Chu kỳ kinh nguyệt
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều: Chu kỳ kinh nguyêt đêu đặn hoặc tương đôi đêu đặn là biêu hiên của viêc người phụ nữ có sức khỏe sinh sản tôt. Nêu người nào có chu kỳ không đêu, quá ngắn hoặc quá dài (ít hơn 24 ngày, hoặc nhiều hơn 35 ngày) phải đi gặp bác sĩ ngay đê phát hiên và điều trị vô sinh sớm. Một chu kỳ không đều có thể là một dấu hiệu của các bênh liên quan đên viêc rụng trứng như: Rôi loạn hoocmon làm trứng chín và rụng; có u ở tử cung, buông trứng đa nang, bênh u xơ tử cung, viêm khung châu hay tử cung dị dạng...
- Lượng máu ở mỗi chu kỳ quá nhiều và kéo dài: Thông thường, kinh nguyêt chỉ kéo dài khoảng 3 - 7 ngày, kéo dài hơn được coi là bât thường và nêu hâu như chu kỳ nào bạn cũng bị như thê thì rât có thê đó là dâu hiêu sớm của vô sinh. Ngoài ra, thường xuyên bị chuôt rút khi đang trong chu kỳ, bạn cân đên gặp bác sĩ ngay đê điêu trị kịp thời, tránh những biên chứng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.
2. Mất cân bằng nội tiết
- Hormon điều tiết hệ thống sinh sản của cơ thể xảy ra sự mất cân bằng nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Hội chứng buồng trứng đa nang là một nguyên nhân của vô sinh mà được đặc trưng bởi sự gia tăng và vượt quá kích thích tố nam (androgen) ở phụ nữ.
- Các triệu chứng vô sinh sau đây có liên quan với sự mất cân bằng nội tiết và có thể là một dấu hiệu của buồng trứng đa nang: Mụn trứng cá mãn tính, thường xuyên strees. Quá nhiều tóc tăng trưởng mà không phải là do di truyền.Da dầu
3. Các triệu chứng đau
- Chuột rút kinh nguyệt.
- Giao hợp đau: Khi bạn quan hệ tình dục thường xuyên thấy đau cơ quan sinh dục như âm đạo... có thể là một dấu hiệu của khối u xơ.
- Đau vùng chậu có thể mắc một số bệnh như u xơ, bệnh viêm vùng chậu, hư hỏng tử cung, hoặc khuyết tật bẩm sinh tử cung và âm đạo.
- Đau và phình nhỏ ở bụng dưới.
4. Nhiễm trùng
- Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể là bệnh viêm vùng chậu hay các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng sinh miễn dịch.
- Nhiễm trùng do các bệnh lây lan qua đường tình dục như Chlamydia có thể dẫn đến sẹo vĩnh viễn và dẫn đến bệnh viêm vùng chậu.
- Nhiễm nấm men thường xuyên có thể là một dấu hiệu của bệnh viêm vùng chậu hay các vấn đề miễn dịch.
Bên cạnh đó còn có các triệu chứng khác về thể chất có thể là dấu hiệu của vô sinh - hiếm muộn:
- Trọng lượng mất mát hay tăng cân do các yếu tố như béo phì hoặc tập thể dục quá nhiều có thể gây gián đoạn cho các chu kỳ kinh nguyệt và dẫn đến đa nang buồng trứng.
- Bị thoát vị có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản từ bụng đẩy thông qua thành bụng, gây ra các triệu chứng bao gồm một phần lồi ra ở bụng, áp lực, đau đớn, và cảm giác khó chịu.
- Sốt cao có thể là một dấu hiệu của bệnh viêm vùng chậu hoặc đường tiết niệu bị nhiễm trùng cần phải đưa đến bệnh viện ngay lập tức.
Theo VNE
Cơn đau do sex gây ra Không những các đôi quan hệ lần đầu mà ngay cả những người "chinh chiến" bao nhiêu năm vẫn bị đau. Vậy nguyên nhân nào gây ra đau khi sinh hoạt vợ chồng? Dưới đây là những khả năng có thể xảy ra: 1. Viêm vùng chậu Bệnh này bao gồm một số triệu chứng như: ớn lạnh, đau lưng, đau bụng, tiết...