Đau đớn vì đám tang của mẹ đẻ, cả nhà chồng tôi không ai có mặt
Ngày đưa tiễn mẹ đẻ ra đồng, ngoài vợ chồng tôi ra, cả nhà chồng tôi không ai có mặt. Tôi đau đớn khi bị nhà chồng cư xử như vậy. Tôi cũng được một phen “muối mặt” khi phải đối mặt với những lời xì xào, bàn tán của mọi người xung quanh về thông gia.
Chào tất cả các bạn!
Tôi năm nay 28 tuổi và đã kết hôn được 3 năm. 3 năm sống ở nhà chồng, lúc nào tôi cũng tâm niệm phải sống tốt, coi mẹ chồng như mẹ đẻ, coi nhà chồng như nhà mình. Song thật sự, nếu mọi điều suôn sẻ được như thế thì chẳng có gì đáng nói. Đằng này, nhà chồng và tôi luôn mâu thuẫn từ những điều nhỏ nhất. Họ cũng chẳng quý trọng người con dâu là tôi.
3 năm ở nhà chồng, do chồng tôi là con trưởng nên vợ chồng tôi phải ở cùng bố mẹ chồng. Mà bố mẹ chồng tôi thẳng thắn mà nói là những người hay soi mói, ghê gớm. Ông bà đã về hưu nên rảnh rang cả ngày không làm gì. Vì thế, ông bà cứ để ý con dâu những chuyện vặt vãnh. Từ việc tôi đi làm về nhà muộn hơn 15 phút do bị tắc đường cũng bị họ để ý. Bố mẹ chồng tôi bảo rằng, tôi lại trốn đi chơi, đùn việc trông con cho họ.
Ở nhà chồng, nhất cử nhất động của vợ chồng tôi đều bị để ý. Vợ chồng có kế hoạch muốn đi đâu, làm gì, đều phải hỏi ý kiến ông bà. Bố mẹ chồng đồng ý thì vợ chồng tôi mới được làm. Nhiều lần, sẵn có tí vốn, vợ chồng muốn kinh doanh làm thêm. Song khi hỏi ý kiến họ, bố mẹ chồng tôi gạt phắt đi. Ông bà bảo: “1 nghề thì sống, đống nghề thì chết. Có nghề thì cứ chuyên tâm đi làm, không thêm nếm gì hết”. Thuyết phục mãi, ông bà cũng chẳng nghe nên vợ chồng tôi cũng đành phải chịu.
Ở nhà chồng, nhất cử nhất động của vợ chồng tôi đều bị để ý. Vợ chồng có kế hoạch muốn đi đâu, làm gì, đều phải hỏi ý kiến ông bà (Ảnh minh họa)
Bao nhiêu năm chồng tôi đã sống với bố mẹ cổ hủ, khó tính như vậy nên dù khó chịu cũng quen tính ông bà. Còn tôi, cứ chuyện gì cũng bị phụ thuộc vào bố mẹ chồng, rồi bị ông bà soi mói nên rất khó chịu, bức bối và mệt mỏi. Nhiều lần không thể chịu được, tôi đã cãi lại bố mẹ chồng. Cứ thế, ông bà ghét tôi ra mặt. Họ bảo tôi là đứa con dâu hỗn láo. Trong gia đình này, họ chỉ yêu con cháu của mình, còn coi con dâu là người ngoài.
Đã có lúc tôi muốn ly hôn chồng về nhà mẹ đẻ vì không chịu nổi thái độ của nhà chồng với con dâu như vậy. Nhưng tôi vẫn còn yêu chồng và thương con nên không đành ra quyết định. Nhiều lần tôi cũng bảo chồng ra riêng nhưng anh không đồng ý. Anh nói không thể bất hiếu với bố mẹ hay để mọi người nói anh không ra gì được.
Video đang HOT
Tôi cứ sống trong ấm ức ở nhà chồng như vậy cho tới ngày mẹ đẻ tôi vì ốm đau bệnh tật mà qua đời. Từ hôm nghe tin mẹ mất, vợ chồng tôi đã cùng con vội vàng về luôn nhà ngoại. Chồng tôi cũng phải nhiều lần gọi điện về nhà báo cáo tình hình bên nhà ngoại với bố mẹ chồng.
Tôi cứ tưởng, khi biết thông gia mất, bố mẹ và các anh chị em nhà chồng tôi sẽ qua viếng và thăm hỏi. Thế nhưng, ngày đầu tiên khi biết tin, bố mẹ chồng tôi cũng không qua thăm hỏi như người khác. Dù cho nhà tôi và nhà chồng chỉ cách nhau 5km.
Ngày đầu như vậy, tôi cứ nghĩ có lẽ ông bà bận việc. Chắc đến hôm sau, bố mẹ chồng sẽ đến viếng thôi. Song tôi càng chờ đợi thì càng không thấy bố mẹ chồng và anh chị em nhà chồng sang. Sốt ruột khi bên nhà ngoại ai cũng hỏi, tôi giục chồng gọi điện về.
Nào ngờ bố mẹ chồng tôi bảo, họ không có kế hoạch đi viếng hay đưa tiễn thông gia. Họ bảo con dâu hỗn láo thì đi viếng “hình thức” như vậy làm gì. Họ cũng nói vợ chồng tôi chẳng đã nhiều lần muốn ra ở riêng, giờ cứ coi như đang ở riêng thật nên phải tự xoay sở mọi việc. Nếu ngại cứ nói với mọi người đằng ngoại rằng ông bà ốm nên không đến viếng được.
Nghe chồng nói lại như thế, tôi sốc lên sốc xuống. 3 năm ở nhà chồng, dù có lúc cãi lại họ, song tôi ăn ở có đến nỗi nào mà bố mẹ chồng lại “trả thù” con dâu như vậy. Đã vậy, các anh chị chồng cũng không một người nào dám có mặt tại đám tang mẹ tôi vì không ai dám trái ý bố mẹ chồng.
Ngày đưa tiễn mẹ tôi ra đồng, ngoài vợ chồng tôi ra, cả nhà chồng không ai có mặt. Tôi đau đớn khi bị nhà chồng cư xử như vậy. Tôi cũng được một phen “muối mặt” khi phải đối mặt với những lời xì xào, bàn tán của mọi người xung quanh về thông gia. Có người hiểu chuyện thì trách cứ bố mẹ chồng và nhà chồng tôi không biết sống. Có người không hiểu chuyện cho rằng tôi sống ghê gớm, nanh nọc với nhà chồng nên bố mẹ chồng mới coi thường và “tỏ thái độ” như vậy.
Tôi ê mặt khi vừa phải đối diện với nỗi đau mất mẹ vừa phải đối mặt với những lời xì xào, bàn tán của mọi người xung quanh về thông gia (Ảnh minh họa)
Tới thời điểm này, do mẹ tôi mất mới gần được 1 tuần nên tôi vẫn ở lại nhà mẹ đẻ mà chưa về lại nhà chồng. Từ hôm ở lại đây, không hôm nào là mọi người bên họ hàng nhà ngoại tôi đến thắp hương cho bà không hỏi tôi về bố mẹ chồng. Tôi ức chế và ê mặt đến mức chỉ muốn có một khe nẻ dưới đất để có thể chui xuống.
Ở thêm tuần này nữa bên nhà ngoại, theo kế hoạch, tôi sẽ phải về lại nhà chồng. Song lúc này, tôi chẳng muốn bước chân về nhà bên ấy gì cả. 3 năm qua, nhà chồng đã chẳng yêu thương gì tôi, đã chẳng coi tôi là con cái trong nhà khi nhất định không thèm đến viếng và tiễn đưa thông gia.
Tôi đang dự định sẽ ra ở riêng ngay lập tức dù cho chồng tôi có đồng ý hay không? Nếu chồng tôi không đồng ý, tôi sẽ ly hôn anh. Bởi vì tôi không thể sống trong nhà chồng và hàng ngày đối mặt với những người coi thường tôi, coi thường nhà tôi? Tôi có nên làm thế không?
Theo Mask
Ê mặt vì cách người yêu lì xì bố mẹ
Thật sự tôi khá bất ngờ và sốc, không nghĩ người mình định lấy làm chồng lại ki bo với bố mẹ như vậy.
30 tuổi tôi mới rục rịch đưa bạn trai về ra mắt gia đình, lại đúng dịp Tết nên cả nhà tôi háo hức lắm. Bố mẹ mừng như bắt được vàng, vì sau bao năm giục giã, dọa nạt, cuối cùng cũng có người để ý đến "quả bom nổ chậm". Hai đứa em gái cũng vui ra mặt, không chỉ vì chúng cũng sắp có cơ hội dẫn bạn trai về (bố tôi quy định con chị chưa đi lấy chồng thì con em đừng nghĩ đến chuyện yêu đương), mà còn bởi Tết này chúng sẽ được anh rể tương lai mừng tuổi.
Bản thân tôi cũng thấy vui và thấy chộn rộn, khó tả. Vậy là Tết này, tôi không bị bố mẹ, các chú, các bác đe nẹt, dọa dẫm, ép buộc phải kiếm người yêu và lấy chồng nữa, thay vào đó, tôi có thể hãnh diện cùng bạn trai đi chúc Tết họ hàng.
Mùng 2 Tết, vượt hàng trăm cây số trong tiết trời mưa rét, anh đến nhà tôi với đôi đồng bánh chưng và một vài hộp bánh. Trước khi ăn cơm, anh lục tục rút ví, mừng tuổi mọi người.
Tôi chắc mẩm, có lẽ muốn lấy lòng bố mẹ anh sẽ mừng tuổi bố mẹ kha khá nhưng nào ngờ anh chỉ mừng tuổi cho mỗi người 50 nghìn, hai đứa em, mỗi đứa 10 nghìn đồng. Tiền ít đã đành, anh còn không để trong bao lì xì mà đưa thẳng rất mất lịch sự, lại là tờ tiền đã cũ nhàu, nhăn nheo. Nhìn ánh mắt của mẹ mà tôi ái ngại, không phải bố mẹ tôi tham tiền, chỉ vì cảm thấy lạ lùng trước thái độ của chàng rể tương lai vốn được kể là "kiếm ăn được".
Còn tôi được phen bẽ mặt vì người yêu trước hai em, và cảm thấy xấu hổ với bố mẹ mình. Không phải tôi sĩ diện, coi trọng tiền bạc nhưng dù sao anh cũng nên nghĩ cho tôi, lần đầu về ra mắt mà "bôi bác" quá.
Cuối cùng tôi quyết định chia tay anh ngay sau Tết. Dù lo lắng vì tuổi xuân trôi qua, tôi vẫn chưa bao giờ hối hận vì quyết định của mình. (ảnh minh họa)
Tôi đang không hiểu tại sao anh lại ki bo với gia đình tôi như vậy, vì trước đó, hai đứa đã bàn bạc khá kỹ chuyện anh về nhà tôi chơi. Tôi không nói cụ thể anh phải mừng tuổi bố mẹ thế nào, các em bao nhiêu nhưng cũng đã có ý nhắn nhủ cần phải tươm tất.
Anh tỏ vẻ đồng ý và hưởng ứng, vậy mà đến khi rút ví lại quay ngắt 180 độ, mừng tuổi bố mẹ tôi chẳng khác nào tiền bố thí. Thời đại nào rồi còn mừng tuổi 100 nghìn cho cả bố mẹ, mang tiếng lại là thân con rể tương lai.Chí ít người nghèo lắm, không có tiền cũng phải mừng được vài trăm làm quà tiêu Tết. Nỗi ê chề của tôi không biết để vào đâu. 100 nghìn thì làm được gì trong thời buổi kinh tế khó khăn này.
Hôm sau, khi anh đã trở về nhà mình, tôi gọi điện hỏi anh tại sao lại mừng tuổi ít như vậy, thì anh hậm hực: "Tiền mừng chỉ là một phép lịch sự, chào hỏi nhau ngày Tết. Anh không ngờ em và bố mẹ lại nặng nề chuyện tiền nong như vậy".
Tôi đôi co, lý sự với anh rằng, mặc dù lì xì ngày Tết chỉ là một trong những phép lịch sự, chào hỏi nhau nhưng dù sao lần đầu ra mắt cũng phải tươm tất, đầy đủ chút. Đáp lại, anh giọng có vẻ bực bội: "Sao em và bố mẹ tính toán thế? Không mừng tuổi bây giờ thì mai này biếu ông bà sau. Quan trọng là tình cảm mình dành cho nhau chứ đâu phải vì tiền lì xì nhiều hay ít".
Vừa xấu hổ với bố mẹ và các em, tôi vừa hoài nghi về độ ga lăng của chồng sắp cưới. Hóa ra, từ lâu nay, vì yêu mà tôi mụ mị không nhận ra được con người thật của anh ta. Mới là người yêu đã tính toán với bố mẹ tôi như thế, vậy khi đã là chồng, chắc anh ta không chi cho nhà vợ một đồng bạc rách...
Cuối cùng tôi quyết định chia tay anh ngay sau Tết. Dù lo lắng vì tuổi xuân trôi qua, tôi vẫn chưa bao giờ hối hận vì quyết định của mình.
Theo VNE