Đau đớn tập tục chồng chết, vợ nhảy vào giàn thiêu
Sau khi chồng chết, vợ tự nhảy vào giàn thiêu để đi theo chồng. Đây là tục lệ Sati, một truyền thống từ rất lâu của Ấn Độ. Hiện tập tục chồng chết, vợ nhảy vào giàn thiêu đã bị cấm.
Sati được biết đến là tập tục chồng chết, vợ nhảy vào giàn thiêu được các tín đồ Ấn Độ giáo thực hiện thời xưa.
Tập tục Sati được góa phụ thực hiện ngay sau khi chồng qua đời. Khi thi hài người chồng được đem đi hỏa táng, góa phụ sẽ phải tự nhảy vào giàn thiêu để đi theo người bạn đời.
Một số góa phụ tự nguyện thực hiện tập tục này. Thế nhưng cũng có người bị ép thực hiện tập tục Sati rùng rợn.
Người ta tin rằng, nếu góa phụ thực hiện lễ Sati, gia đình họ sẽ gặp may mắn trong 7 đời. Việc thực hiện tập tục này cũng chứng tỏ người vợ chung thủy với chồng như thế nào.
Ngược lại, nếu góa phụ không thực hiện việc nhảy vào giàn thiêu sau khi chồng chết thì sẽ phải đối mặt với sự khinh bỉ, nguyền rủa của chính gia đình, người thân và cộng đồng.
Nguồn gốc của tập tục Sati đến nay vẫn chưa tìm được câu trả lời chính xác. Theo đó, một số giả thuyết được đưa ra để lý giải về nguồn gốc tập tục kỳ lạ này.
Một giả thuyết cho rằng, tục lệ Sati xuất hiện và được áp dụng trong cuộc sống của các tín đồ Ấn Độ giáo để ngăn chặn việc người vợ đầu độc chồng để có thể kết hôn với người tình.
Một giả thuyết khác cho rằng, tập tục Sati bắt nguồn từ truyền thuyết về một hoàng hậu có máu ghen tuông khủng khiếp.
Vì quá yêu chồng, không muốn bạn đời có người phụ nữ khác, hoàng hậu quyết định chết chung với nhà vua để tiếp tục cuộc sống vợ chồng chỉ có hai người ở thế giới bên kia.
Tập tục Sati từng được thực hiện ở nhiều tầng lớp trong xã hội. Theo thời gian, tập tục này bị xã hội lên án vì sự tàn bạo đối với góa phụ khiến nhiều người mất mạng trong đau đớn. Vì vậy, tập tục này hiện bị cấm ở Ấn Độ.
Mời độc giả xem video: Cảnh sát Ấn Độ dùng gậy đánh người không chấp hành lệnh giới nghiêm. Nguồn: VTV24.
Giải mã tập tục truyền thống 'dị' nhất của các bộ nổi tiếng TG
Một số bộ tộc trên thế giới có những tập tục truyền thống vô cùng độc đáo, thậm chí có phần 'dị'. Họ thực hiện những tục lệ này vì những lý do riêng và không sợ đau đớn.
Phụ nữ bộ tộc Kayan ở Myanmar nổi tiếng với việc thực hiện một tập tục truyền thống đặc biệt. Họ có chiếc cổ dài kỳ lạ nên thường được gọi là "mỹ nhân hươu cao cổ".
Tập tục truyền thống này của người Kayan xuất phát từ quan niệm đeo thật nhiều vòng đồng lên cổ và tay chân là cách thể hiện sự cao quý và giàu có của gia đình.
Không những vậy, họ tin rằng đeo càng nhiều vòng ở cổ thì càng có sức hút, có nhiều đàn ông theo đuổi.
Theo đó, nhiều phụ nữ Kayan đeo rất nhiều vòng kim loại khiến phần cổ có thể dài tới 40 cm. Trọng lượng của những chiếc vòng cộng lại có thể lên đến 16 kg.
Người Surma - tên gọi chung cho người dân thuộc bộ tộc Suri và bộ tộc Mursi sống ở Ethiopia nổi tiếng với phong tục xẻ môi lồng đĩa. Phụ nữ có những chiếc khuyên bằng đĩa đeo trên vành môi dưới.
Để đeo những chiếc khuyên bằng đĩa lên vành môi dưới, những cô gái trẻ sẽ đập bỏ 2 răng dưới. Kế đến, môi dưới được rạch ra để chèn vào một căm gỗ. Căm gỗ này sẽ được thay thế bằng một miếng lớn hơn khi môi giãn ra. Cứ như vậy cho đến khi môi dưới kéo rộng có thể đặt một cái đĩa làm từ gỗ hoặc đất sét vào.
Người Surma thực hiện tập tục này vì coi đó là biểu tượng của vẻ đẹp và đẳng cấp xã hội. Kích thước chiếc đĩa càng lớn thì cô gái càng được đánh giá cao và nhận được nhiều của hồi môn là gia súc khi đi lấy chồng.
Gắn đồng xu lên cánh mũi là tập tục làm đẹp kỳ quái của phụ nữ bộ tộc Apatani ở Ấn Độ. Theo các nhà nghiên cứu, người Apatani thực hiện tập tục này để bảo vệ phụ nữ.
Phụ nữ Apatani nổi tiếng xinh đẹp khắp Arunachal, Ấn Độ. Do đó, thời xưa, một số bộ tộc xung quanh thường sang cướp hoặc bắt cóc phụ nữ bộ lạc Apatani về làm vợ.
Để giảm bớt sự xinh đẹp và tránh bị bắt cóc, phụ nữ bộ tộc Apatani đeo những nút ở 2 bên ống mũi, vẽ một đường từ trán xuống mũi và 5 đường trên cằm.
Mời độc giả xem video: Bí quyết sống thọ hơn 100 tuổi của bộ tộc ở Pakistan. Nguồn: VTC16
Kết hôn với quả Bel để hạnh phúc bền lâu Với người Nepal, tục lệ những cô gái Nepal kết hôn với quả bel - biểu tượng của nữ thần Silva trong Ấn Độ giáo nhằm mong có cuộc hôn nhân bền lâu. Ảnh minh họa Ước mong có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc bền lâu đã là khởi nguồn cho nhiều tục lệ cưới hỏi lạ kỳ của các dân tộc...