Đau đớn suốt 10 năm, cô gái được phát hiện có 2 tử cung, 2 âm đạo
Cô gái trẻ 19 tuổi chịu đựng cơn đau từ thời niên thiếu, thế nhưng sau khi quan hệ bất thành với bạn trai cô gái đi khám mới biết mình có 2 tử cung, 2 âm đạo.
Cô nàng Molly-Rose Taylor, 19 tuổi, đến từ Gillingham, Anh chia sẻ mình đã bắt đầu chịu đựng những cơn đau đến “chết đi sống lại” từ năm 9 tuổi. Molly-Rose luôn bị ám ảnh từ nhỏ bởi những cơn đau kéo dài dai dẳng ở phần hông và eo. Có nhiều lần quá đau đớn cô đã bị mê sảng và ngất xỉu.
Cô gái 19 tuổi phải chịu những cơn đau đớn suốt 10 năm
Molly được đưa đi khám 4 lần nhưng cả 4 lần bác sĩ đều chẩn đoán sai và cho rằng đây chỉ là các cơn đau của tuổi dậy thì.
“Họ đều cho rằng tôi đang chịu những thay đổi không thể tránh khỏi của tuổi dậy thì, vì vậy tôi cứ sống chịu đựng đau đớn dày vò mà lớn lên”, Molly-Rose chia sẻ.
Mọi chuyện không có gì thay đổi cho tới khi cô nàng 19 tuổi, có bạn trai. Sau nhiều năm, cơn đau dữ dội, khủng khiếp ập đến ngay lần đầu cô và bạn trai quan hệ. Molly-Rose Taylor mới quyết tâm tìm ra nguyên nhân thật sự đằng sau ác mộng dai dẳng suốt 10 năm qua mà cô vẫn chịu đựng.
Sau quá trình kiểm tra, Molly-Rose là một trong những trường hợp bẩm sinh vô cùng hiếm gặp, được gọi là tử cung kép ( tử cung đôi). Nghĩa là cô có tới 2 âm đạo, hai tử cung và hai dạ con. Đó cũng được coi là nguyên nhân chính khiến cô có tới 2 kỳ kinh nguyệt và những cơn đau dữ dội liên tục.
Cô rất bất ngờ khi biết mình có 2 tử cung và âm đạo
Trên báo cáo của bác sĩ, một vách mô dày 2cm chạy dọc xuống âm đạo của cô nàng khiến “cô bé” của Molly-Rose được tách làm đôi. Sau nhiều cân nhắc từ phía bệnh viện, các bác sĩ tại đây quyết định loại bỏ “vách ngăn” trong vùng kín của cô gái trẻ, đưa âm đạo Molly-Rose trở lại bình thường.
Sau khi bệnh viện Đại học London thực hiện ca phẫu thuật thành công, sau vài tháng, cô gái 19 tuổi đã hoàn toàn hồi phục, có một âm đạo hoàn toàn bình thường và không phải chịu đựng cơn đau như trước nữa.
Thế nào là tử cung đôi?
Tử cung đôi (tử cung kép) là một bất thường bẩm sinh hiếm gặp, điển hình cho bất thường ở tử cung ( dị dạng tử cung).
Video đang HOT
Tử cung đôi là tử cung có hai buồng tử cung riêng biệt, mỗi buồng có thể dẫn đến cổ tử cung và âm đạo. Điều này có nghĩa là bạn có thể có hai tử cung và hai âm đạo riêng biệt cùng hai ống dẫn trứng.
Đa phần phụ nữ có tử cung đôi vẫn có đời sống chăn gối bình thường, mang thai và sinh nở. Song số ít người có tử cung đôi lại gặp các trở ngại sau:
Với phụ nữ chưa mang thai, có thể dẫn đến:
- Vô sinh
- Kinh nguyệt bất thường
- Trong thời kỳ mang thai, có thể gặp các vấn đề như:
- Sẩy thai
- Ra máu sau sinh.
- Khó sinh
- Thai nhẹ cân
- Sinh non
An An (Dịch theo Dailymail)
Theo vietnamnet
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có phải là điều bình thường?
Những người phụ nữ hoàn toàn khỏe mạnh cũng có thể có kinh nguyệt không đều, đặc biệt là tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì.
Vậy điều gì đã gây ra tình trạng kinh nguyệt thất thường này? Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng rất thường gặp ở trẻ tuổi teen. Rất nhiều người quan niệm rằng kinh nguyệt sẽ xuất hiện vào một ngày cụ thể mỗi tháng nhưng thực tế, điều này không phải đúng với tất cả mọi người. Con gái bạn đã bị trễ kinh vài ngày, vậy bạn cần phải làm gì?
Kinh nguyệt thường xuất hiện vào độ tuổi nào?
Phần lớn các cô bé sẽ có kinh lần đầu trong độ tuổi từ 10 đến 15. Tuy nhiên, cũng có trẻ có sớm hoặc muộn hơn, điều này phụ thuộc vào sự phát triển của cơ thể. Một số trẻ sẽ dậy thì nhanh hơn những người khác trong khi một số khác phải mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, nếu sau 16 tuổi mà trẻ vẫn chưa có kinh, bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để chắc chắn rằng cơ thể trẻ đang phát triển bình thường.
Chu kỳ kinh nguyệt có thể được tính toán như thế nào?
Phần lớn các bác sĩ đều nói rằng kinh nguyệt có chu kỳ khoảng 28 ngày. Tuy nhiên, bạn cần nhớ 28 chỉ là số trung bình và không có nghĩa là nếu con bạn không có chu kỳ 28 ngày thì có gì đó không ổn với trẻ. Để biết chu kỳ của trẻ, bạn hãy yêu cầu trẻ đếm số ngày kể từ ngày đầu tiên trẻ có kinh cho đến ngày đầu tiên trẻ có kinh vào tháng sau. Số ngày mà trẻ đếm được chính là chu kỳ kỳ kinh của trẻ.
Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì có phải là điều bình thường?
Trong hai năm đầu khi trẻ mới bắt đầu có kinh, chu kỳ của trẻ sẽ có nhiều bất thường. Dưới đây là một số vấn đề mà bạn cần lưu ý:
1. Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là một điều bình thường
Tuổi dậy thì là giai đoạn mà kinh nguyệt của trẻ thường xuyên bị rối loạn, điều đó có nghĩa là chu kỳ kinh của trẻ không xuất hiện đúng vào một ngày cụ thể nào đó đã được tính toán trước.
Trung bình, lần có kinh thứ hai của trẻ sẽ đến trong vòng 35 đến 40 ngày kể từ ngày đầu tiên mà trẻ có kinh lần đầu. Trong một số trường hợp, có thể phải mất đến một hoặc hai tháng thì trẻ mới có kinh lần thứ 2 sau lần kinh đầu.
2. Nói chuyện với bác sĩ sau ba tháng
Nếu bạn thấy hơn 3 tháng mà trẻ vẫn chưa có kinh lại, hãy đưa trẻ đi gặp bác sĩ.
3. Khoảng thời gian có kinh ở mỗi tháng cũng sẽ khác nhau
Đôi khi, trẻ chỉ có kinh khoảng 2 - 3 ngày trong một tháng, trong khi những tháng khác trẻ có kinh đến 5 - 7 ngày. Tất cả những điều này là bình thường vì cơ thể của trẻ vẫn còn đang phát triển và có rất nhiều thay đổi đang diễn ra bên trong. Trong giai đoạn dậy thì, trẻ sẽ trải qua nhiều thay đổi trong cơ thể, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt theo những cách khác nhau.
4. Sự thay đổi của nội tiết tố cũng ảnh hưởng đến sự đều đặn và lưu lượng máu
Vì cơ thể của trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển, do đó sẽ có rất nhiều sự thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể. Lượng máu chảy mỗi tháng có thể nhiều hoặc ít tùy thuộc vào số lượng hormone đang được sản xuất trong cơ thể.
Các nguyên nhân có thể gây rối loạn kinh nguyệt ở trẻ
Ngoài những biến động về nội tiết tố thì còn có nhiều lý do khác có thể khiến cho kinh nguyệt của trẻ không đều. Dưới đây là một vài lý do phổ biến mà bạn nên biết:
1. Có thể là do trẻ đã mang thai
Mặc dù có thể là do sự thay đổi về nội tiết tố nhưng cũng có khả năng rất lớn là trẻ đã mang thai. Dù trẻ có sử dụng "ba con sói" khi quan hệ thì hiệu quả của nó chỉ khoảng 99% và luôn có nguy cơ mang thai ngẫu nhiên.
2. Tập thể dục quá sức
Tập thể dục quá sức có thể tác động tiêu cực đến chu kỳ kinh nguyệt của trẻ vị thành niên. Nếu trẻ thường xuyên tham gia vào các hoạt động thể thao, nhiều khả năng trẻ sẽ không có kinh trong nhiều tháng. Chu kỳ kinh sẽ thay đổi tùy thuộc vào cường độ tập và bài tập mà trẻ đang thực hiện.
Tập thể dục quá sức cũng có thể khiến cho khoảng thời gian hành kinh giảm xuống, tháng trước trẻ có thể có kinh 5 ngày nhưng những tháng này trẻ chỉ ra máu nhẹ khoảng 2 - 3 ngày. Trong một số trường hợp, chu kỳ kinh nguyệt của trẻ có thể ngừng hoàn toàn. Đừng hoảng hốt, nếu trẻ giảm cường độ tập hoặc ngưng tập thì mọi việc sẽ trở lại bình thường.
3. Căng thẳng
Trẻ có thể đang gặp phải căng thẳng về việc học ở trường hoặc bất kỳ vấn đề này khác. Quá căng thẳng về mọi thứ có thể khiến kinh nguyệt của trẻ không đều.
4. Rối loạn ăn uống
Nhiều cô bé tuổi teen trải qua các rối loạn ăn uống như biếng ăn, ăn ói... Nếu trẻ đang bị rối loạn ăn uống, có khả năng nó đã ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của trẻ. Nếu bạn thấy trẻ đang có sự thay đổi về thói quen ăn uống, hãy cẩn thận vì điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng các chức năng cơ thể và gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Là cha mẹ, bạn có trách nhiệm giúp trẻ hiểu được những sự thay đổi của cơ thể mà trẻ phải trải qua. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý theo dõi chu kỳ kinh của trẻ để có thể kịp thời phát hiện ra những bất thường.
Quỳnh Trang
Theo Đời sống Plus/GĐVN
"Kì thị kinh nguyệt" là gì và lý do vì sao con gái không nên xấu hổ chỉ vì hiện tượng sinh học hết sức bình thường này Con gái ơi, đây là những lý do vì sao bạn không nên cảm thấy xấu hổ về "người bạn đến thăm định kì hằng tháng" đấy. Theo như tờ New York thì trong số 2,000 người được khảo sát (1,500 là phụ nữ và 500 là đàn ông) thì có đến 58% phụ nữ cảm thấy xấu hổ chỉ vì họ đang...