Đau đớn nhìn trại cá tầm 300 tấn trị giá 52 tỷ trôi theo dòng lũ
Một trang trại cá tầm được cho là lớn bậc nhất tỉnh Lâm Đồng đã bị nước lũ gây vỡ bờ, khoảng 300 tấn cá chảy ra ngoài, gây thiệt hại ước tính 52 tỷ đồng.
Cuối giờ chiều 8-8, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng cho biết, tổng lượng mưa từ 7 giờ ngày 7-8 đến 7 giờ ngày 8-8 trên địa bàn Lâm Đồng phổ biến từ 50 – 215 mm. Mưa lớn đã gây thiệt hại về người, nhà ở, vật kiến trúc và hoa màu của người dân.
Nhiều vùng của tỉnh Lâm Đồng ngập sâu trong nước
Tại Đà Lạt, mưa lớn đã làm 11 căn nhà bị ngập nước, trong đó sập tường 3 nhà, 20ha hoa và rau màu, 3.000m2 nhà kính tốc mái… Ước giá trị thiệt hại 5,7 tỷ đồng. Tại huyện Đạ Tẻh, nước lũ gây ngập 113 căn nhà, 57 hộ phải di dời; 767ha cây trồng bị ngập. Nước lũ cũng đã khiến 73 căn nhà ở huyện Cát Tiên bị ngập sâu trong nước; 140ha lúa, 4ha ngô và cà phê của người dân xã Phước Cát bị hư hại.
Tại huyện Lâm Hà, nước lũ dâng cao gây ngập 300ha hoa màu, làm ảnh hưởng 100 hộ dân, hiện đã di dời 30 hộ dân.
Video đang HOT
Lực lượng Cảnh sát cơ động giúp dân di dời khỏi vùng nước lớn
Đặc biệt, tại huyện Lạc Dương, mưa lớn kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ nước suối Đạ Nghịt dâng cao làm 41 người lao động bị cô lập. Rất may lực lượng chức năng đã tiến hành giải cứu thành công.
Mưa lớn cũng đã làm 65 căn nhà của người dân huyện Lạc Dương hư hỏng, trong đó 15 căn hư hỏng hoàn toàn.
Người dân bắt cá tầm chảy ra ngoài đem ra Đà Lạt bán
Đặc biệt, mưa lớn đã khiến trại nuôi cá tầm tại thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương bị vỡ bờ, làm khoảng 300 tấn cá tầm chảy thoát ra ngoài theo dòng nước lũ. Ước tính thiệt hại của trang trại này lên tới 52 tỷ đồng.
Ngay khi hay tin trại cá bị vỡ bờ, nhiều người dân trong khu vực đã sử dụng lưới chặn tại các dòng suối để ngăn bắt cá, chở ra Đà Lạt bán. Ban đầu, giá cá tầm chỉ được bán 50.000 đồng/kg, sau tăng lên 100.000 đồng/kg nhưng nhiều người vẫn trực chờ tranh nhau mua.
Người dân tranh nhau mua cá tầm.
Mặc dù có mưa lớn, gây ngập lụt trên diện rộng nhưng tất cả các hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng mực nước vẫn chưa đạt cao trình. Hiện chưa có thủy điện nào thông báo phải xả lũ.
Khắc Lịch
Theo CAND
Kỳ Sơn: Nước lũ dâng cao trên dòng Nậm Nơn làm ngập nhà dân
Do ảnh hưởng cơn bão số 3, trên địa bàn huyện vùng cao Kỳ Sơn có mưa vừa, mưa to kéo dài liên tục. Cùng với đó, nước từ thượng nguồn Lào đổ về khiến nước sông Nậm Nơn, đoạn chảy qua xã Mỹ Lý (Kỳ Sơn) dâng cao gây ngập nhà dân.
Mưa to kéo dài liên tục kèm theo nguồn nước thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Nậm Nơn dâng cao. Ảnh: Lữ Phú
Vào khoảng 8 giờ sáng 4/8, nước lũ dâng cao trên dòng Nậm Nơn đã làm ngập 3 ngôi nhà ở bản Xằng Trên, riêng nhà ông Lương Văn Ba ở bản Hoa Lý phải di dời khẩn cấp do sạt lở đất. Nước sông Nậm Nơn dâng cao làm ngập 3 ngôi nhà của người dân bản Xằng Trên, 1 nhà ở bản Hòa Lý cũng phải di dời khẩn cấp do sạt lở đất. Ảnh: Lữ Phú
Một máy múc đất đang thi công công trình cầu bản Yên Hòa bị chìm sâu trong nước lũ. Quốc lộ 16 qua xã Mỹ Lý cũng ngập ở đoạn qua bản Xốp Tụ. Ảnh: Lữ Phú
Ông Nguyễn Xuân Trường - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT, Phó Ban chỉ đạo phòng, chống bão lũ huyện Kỳ Sơn cho biết: "Hiện nước lũ đã có dấu hiệu rút. Nhờ làm tốt công tác "4 tại chỗ" nên công tác sơ tán người và tài sản tiến hành nhanh, kịp thời, nên không có thiệt hại đáng kể về người và tài sản". Ảnh: Lữ Phú
Theo Baonghean
Tái diễn nạn phá rừng ở Lâm Đồng: Chôn cả vạt rừng để phi tang Thời gian qua, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp tại Lâm Đồng diễn ra rầm rộ. Những rừng thông hàng chục năm tuổi bị đầu độc chết đứng, nhiều vạt rừng còn bị chôn xuống đất để phi tang. Nhiều thủ đoạn lạ Mới đây nhất, ngày 16/7, qua thông tin tố giác của người dân, cơ quan chức năng...