Đau đớn khi nhìn thấy cảnh cô vợ nhà giàu làm trước cửa trường mẫu giáo của con
Nhìn thấy hành động của vợ trước cửa trường mẫu giáo của con tôi mới hiểu tại sao bao lâu nay cô ấy cứ lạnh nhạt với chồng.
Năm 27 tuổi, tôi cũng kết hôn cùng người con gái mình yêu như bao người khác. Vợ tôi rất xinh đẹp và giỏi giang, từ bé đến lớn sống trong cảnh dư thừa vì nhà có điều kiện.
Sau khi lấy cô ấy, tôi quyết tâm phải chăm lo, mang lại cho vợ cuộc sống tốt nhất có thể. Và cứ thế, cuộc sống sau kết hôn là chuỗi ngày tôi cắm mặt làm việc với hy vọng về một tương lai tươi sáng. Tôi bận rộn với những kế hoạch, quay cuồng trong những buổi gặp mặt bàn chuyện làm ăn và tai hại hơn cả là quên ngay việc chăm sóc cho người vợ mới cưới của mình.
Sau khi kết hôn, tôi quyết tâm phải chăm lo, mang lại cho vợcuộc sống tốt nhất có thể (Ảnh minh họa)
Có đôi lần cô ấy bóng gió trách tôi tham công tiếc việc, tôi cũng nghĩ hay là thôi không làm nữa, sống đủ như hiện tại là được. Nhưng rồi thấy vợ mỗi lần mua sắm lại dùng đến tiền bên ngoại, rồi nói với tôi: “Em dùng hàng tốt quen rồi, những cái khác không hợp”, thì lòng quyết tâm dựng nghiệp của tôi lại sâu thêm.
Một thời gian sau đó vợ tôi mang thai. Tôi rất vui mừng vì sắp đón đứa con đầu lòng, tạm thời giảm nhẹ công việc để có thời gian chăm sóc hai mẹ con. Nhưng dường như mang thai khiến tính khí của vợ tôi đổi khác, cô ấy “nổi đóa” lên mỗi khi tôi có ý định gần cô ấy để trò chuyện với con hay đơn giản chỉ là hỏi xem muốn ăn gì. Tôi cũng là một người đàn ông không nóng tính nên rất nhanh làm hòa với vợ.
Vợ tôi sinh thiếu tháng, là một bé gái. Tuy còn nhỏ nhưng đường nét giống bố mẹ thì không lẫn đi đâu được. Con xinh xắn giống mẹ, mỗi cái mũi nhỏ là mang nét của bố. Cả gia đình tôi đều rất yêu thương thiên thần nhỏ này.
Khi con gái tôi được 4 tháng, tôi bắt đầu bận rộn trở lại. Vợ chồng tôi đón mẹ vợ lên ở cùng để tiện chăm sóc hai mẹ con cô ấy. Mọi chuyện cứ thế trôi qua đến khi con được 3 tuổi. Con đi mầm non, tuy rằng không hay khóc nhưng rất kén ăn, đồ ở trường thì “ngúng nguẩy” không chịu ăn nên tôi và vợ thường phải đón con về tầm trưa.
Một lần, tôi bàn công việc xong sớm, thuận đường tới trường mẫu giáo đón con. Trùng hợp thay vợ tôi cũng tới, nhưng là tay trong tay với một người đàn ông khác. Người đó nghiêng người hôn lên má vợ tôi, còn cô ấy thì không phản kháng mà chỉ cười cười hiền dịu. Tôi không ngờ, vợ lại có thể làm điều đó ngay trước cổng trường mẫu giáo của con. Và cũng hiểu tại sao vợ lại lạnh nhạt với chồng. Tôi đau đớn chỉ muốn quay đầu xe đi về nhưng rồi vẫn kiên nhẫn đứng đó. Con tôi được cô giáo dẫn ra, nhìn thấy mẹ thì nhào vào lòng nhưng đến khi nhìn sang người đàn ông bên cạnh thì con bé hét lên: “Con muốn bố cơ. Chú này xấu lắm! Tránh xa mẹ ra”.
Tôi bước xuống xe lại gần, ôm con bé vào lòng. Mặt vợ cứng đờ, nhìn tôi cười gượng. Chưa đầy một tuần sau ngày đó, lời chia tay rất nhanh được vợ tôi đưa ra. Ban đầu tôi cũng rất đau đớn, nhưng rồi nghĩ lại, thà chia tay còn hơn mang cái tiếng ràng buộc hạnh phúc của cô ấy.
Video đang HOT
Tôi dần làm quen với cuộc sống của một ông bố đơn thân (Ảnh minh họa)
Tôi chuyển hầu hết tài sản sang tên cô ấy, chỉ giữ lại một căn nhà nhỏ. Con cũng định để vợ tôi nuôi, ít nhất con gái gần mẹ vẫn tốt. Thế nhưng đến ngày chia tay, con khóc ầm đòi ở với bố. Con bé “ngố tàu” gào ầm lên, nước mắt nước mũi lau hết vào ống quần tôi. Và vì thế tôi giành quyền nuôi con gái.
Từ ấy đến giờ cũng gần một năm, những việc tôi tưởng mình không hề làm được, cuối cùng vẫn làm tất cả. Sáng dậy sớm sắp quần áo vào cặp rồi dẫn con gái ăn sáng, đi học, sau đó tôi mới đi làm. Chiều đón con bé về, tắm táp, rồi ăn tối. Trước khi đi ngủ tôi sẽ đọc cho con nghe vài mẩu chuyện nhỏ, dạy dỗ con thế nào đúng, thế nào sai. Tôi học cách cân bằng thời gian dành cho công việc và con gái. Tôi cũng không quan tâm đến vợ cũ nữa. Chỉ nghe qua cô ấy đã tái hôn sau khi “đường ai nấy đi” không lâu. Không có vợ nhưng tôi vẫn có con gái bên cạnh. Tôi sẽ cố gắng làm việc để con có một cuộc sống tốt.
Theo GĐVN
Có phải ngoại tình là 'căn bệnh'... của nhà giàu?
Một đồng nghiệp của tôi chia sẻ rằng, trong tháng qua, anh can thiệp 11 "ca" ngoại tình. Điều bất ngờ là toàn bộ những khách tư vấn có đến 10 gia đình có nhà lầu, xe hơi, thu nhập mỗi tháng mấy chục triệu.
Có phải ngoại tình là "căn bệnh"... của nhà giàu?
Chưa thấy một bà nào đến tư vấn về ông chồng ốm đau, bệnh tật, thất cơ lỡ vận, nghèo xơ nghèo xác mà lại có "bồ"! Có bà còn thách, con nào nó rước đi cho thì tôi còn giết gà ăn mừng!
Điều đáng quan tâm hơn là những người này khi chưa giàu lên, gia đình vẫn êm ấm, hạnh phúc, vợ chồng thương yêu nhau, con cái học hành ngoan ngoãn. Nhưng mọi chuyện chỉ bắt đầu từ khi họ có tiền. Chẳng lẽ muốn chung thủy, người ta cứ phải nghèo?
Một buổi sáng có người phụ nữ chừng 50 tuổi, lái chiếc xe ô-tô du lịch đen bóng, tìm đến trung tâm tư vấn hôn nhân. Đó là bà Lan, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội. Người phụ nữ này cho biết, bà từng có một quá khứ hôn nhân hạnh phúc trong cảnh gia đình thanh bạch, khó khăn về kinh tế.
Khi chuyên viên tư vấn gợi mở: "Theo chị, anh ấy có phải con người bản chất "trăng hoa" không?" thì gần như không phải nghĩ, bà Lan trả lời ngay: "Không! Chúng tôi yêu nhau từ khi học năm cuối ở trường đại học. Ra trường, cả hai vất vả, long đong mãi mới tìm được công ăn việc làm. Đồ đạc trong căn nhà đơn sơ toàn những thứ do các anh, chị thải ra. Phải chi tiêu tằn tiện lắm mới đủ tiền mua sữa cho con đến cuối tháng. Nhưng sớm tối vợ chồng có nhau.
Anh ấy rất chịu khó đỡ đần tôi mọi việc trong nhà. Bạn bè cũng toàn người nghèo đến với nhau, may lắm có cốc bia với đĩa lạc rang mà nói cười rôm rả. Tôi cảm thấy cuộc đời rất thanh thản, hạnh phúc. Trong trái tim anh ấy dường như chỉ có vợ con và tôi cũng hoàn toàn hài lòng với một người chồng hiền lành, chịu khó như anh. Giấc mơ của chúng tôi lúc đó là làm sao dành dụm tiền mua được cái xe máy để đi làm.
Có lần tôi ốm, anh ấy đi cắt thang thuốc Bắc cho vợ. Thang thuốc oái oăm lại phải sắc với nước mía. Cắt thuốc xong, anh ấy rẽ sang bên đường mua cây mía, nhưng móc túi trả tiền chỉ còn ít tiền lẻ không đủ để mua. Anh ấy đang không biết làm thế nào, thì có lẽ ông lang bên kia đường nhìn thấy cảnh ấy, vẫy anh sang cho tiền mua mía.
Anh ngượng quá, vừa ngồi sắc thuốc vừa kể chuyện khiến tôi thương chồng rớt nước mắt. Thế mà bây giờ anh ấy nỡ đối xử với tôi như vậy...". Kể đến đấy, hai mắt bà Lan ngấn lệ. Bà lập cập mở túi lấy giấy thấm nước mắt.
Vợ ngoại tình, chồng có được quyền nuôi con khi ly hôn?
Niềm hạnh phúc và nỗi bất hạnh của bà Lan gần như đến cùng một lúc. Công ty của chồng bà chuyển sang kinh doanh bất động sản và ông được đề bạt làm trưởng phòng kế hoạch. Chỉ ít lâu sau, lần đầu tiên bà thấy chồng đem về một cục tiền lớn như cục gạch. Nhưng cũng từ đó những bữa ăn ở nhà với vợ con cứ thưa dần.
Những buổi tối đi tiếp khách nhiều hơn, có khi đến nửa đêm mới về trong dáng vẻ no nê thoả mãn, chỉ cốt lên giường tìm giấc ngủ. Đó là cách đây hơn chục năm rồi. Bây giờ thì bà Lan không thể biết chồng mình có bao nhiêu tiền? Cũng không biết được ông có mấy căn hộ và ở những đâu? Bà chỉ biết chồng rất nhiều tiền.
Những người họ hàng, anh em cần giúp đỡ, chồng bà có thể cho cả chục triệu. Vì thế ông được cả họ yêu mến. Đau đớn nhất là tuần trước, ông về quê cùng với cô "bồ ruột" chỉ nhỉnh hơn con gái bà vài tuổi. Ông làm lễ để cô "bồ" ra mắt họ hàng, coi như vợ lẽ, ăn uống linh đình hàng chục mâm. Biết tin, bà choáng người, triệu tập cả hai con về họp và chất vấn ông tại sao làm thế.
Ông nói thản nhiên: "Tôi không phải người vô trách nhiệm với gia đình. Tôi lo cho vợ con đầy đủ chẳng thiếu thứ gì. Bà muốn ôtô, có ôtô. Con muốn nhà riêng, có nhà. Giờ các người còn muốn gì nữa? Tôi không nói chuyện luân lý đạo đức vì nó là vô cùng. Tôi chỉ biết đời người có hạn. Tôi già rồi, chẳng sống được bao lâu nữa, tôi thích cái gì thì tôi làm. Vợ con, ai muốn gì tôi cũng chiều. Được chưa? Hay bà muốn ly hôn thì tuỳ bà. Tôi chấp nhận".
Qua câu chuyện trên, nhiều người sẽ đặt câu hỏi là, vậy có phải khi nghèo khó, vợ chồng yêu thương nhau hơn? Và người ta nhận ra điều đó là có thực. Theo các nhà tâm lý, điều này không khó giải thích lắm. Là vì trong cảnh nghèo khó, quan hệ vợ chồng đơn giản hơn, họ kết hôn bằng tình yêu và gắn bó với nhau cũng bằng tình cảm thuần tuý. Cái gắn kết hai người chính là tình yêu thương nhau.
Cảnh chưa hết tháng đã hết tiền, cảnh vợ tính toán chi li từng đồng, anh ta nhìn thấy được nên thường quan tâm an ủi người bạn đời. Có anh còn tỏ ra áy náy, tự dằn vặt mình, khiến cho vợ cảm động, lại quay ra động viên, an ủi chồng. Nhiều người chấp nhận cảnh nghèo khó một cách vui vẻ, vẫn sống vô tư, yêu đời. Trong hoàn cảnh đó, người chồng cũng cảm nhận được tình yêu từ vợ. Anh ta cố gắng sao cho cuộc sống đầm ấm hơn, và tình yêu toả sáng trong cảnh khó khăn, thiếu thốn.
Trong cảnh nghèo khó, quan hệ vợ chồng đơn giản hơn, họ kết hôn bằng tình yêu và gắn bó với nhau cũng bằng tình cảm thuần tuý.
Vậy có cách nào làm cho những người chồng dù giàu lên vẫn yêu thương vợ như thuở hàn vi? Làm sao để đồng tiền không phải là kẻ phá hoại hạnh phúc gia đình? Đi sâu vào tâm lý người đàn ông mới thấy nó đang diễn ra một quá trình biến đổi có thể lý giải được.
Trước hết, anh ta ý thức được sức mạnh của đồng tiền và nghĩ cứ có tiền là giải quyết được hết. Anh ta đã tạo ra một cuộc sống sung túc và như thế, anh ta tin rằng, đã làm tròn trách nhiệm với gia đình, anh ta có quyền vui chơi, hưởng thụ, có quyền được sống cho riêng mình.
Vậy tại sao người vợ vẫn không hài lòng với thực tại? Anh ta cho rằng thái độ bất mãn của vợ làm tổn thương anh ta. Có anh lý sự: "Cô còn muốn gì, sướng không biết đằng sướng! Nhà cao cửa rộng, con đi du học, kinh tế không phải lo, khối người mơ không được". Người vợ càng thấy chồng không hiểu mình chút nào vì thế mà sinh ra xung đột thường xuyên.
Nhưng nói như thế không có nghĩa là mọi gia đình giàu lên đều bất hạnh. Không ít trường hợp đồng tiền tô điểm cho hạnh phúc của họ. Số người tìm đến tư vấn có lẽ chỉ là một tỷ lệ nhỏ trong số bao nhiêu gia đình ăn nên làm ra trong thời kinh tế thị trường.
Vậy bí quyết của họ là gì? Đúng như câu ngạn ngữ của người Anh: "Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm". Ngọn lửa hạnh phúc gia đình bao giờ cũng được duy trì bởi người phụ nữ, người vợ, người mẹ. Làm vợ khi chồng nghèo đã khó nhưng làm vợ khi chồng giàu còn khó hơn.
Trước hết, người vợ nên tỏ ra cảm kích việc chồng đã đem lại sự sung túc cho gia đình để vợ con có một cuộc sống tiện nghi đầy đủ. Người vợ cần thừa nhận tài năng của chồng, tỏ ra khâm phục và tự hào. Dĩ nhiên một người vợ tốt phải khuyên chồng làm việc vừa độ và thực sự quan tâm đến sức khoẻ anh ta. Nếu chồng có vẻ hơi kiêu ngạo về những thành công của anh ta đem lại, cũng không nên tỏ ra khó chịu mà trái lại, nên biểu lộ sự đồng tình một cách kín đáo và tế nhị.
Khi chồng giàu lên, tất nhiên sự giao thiệp xã hội cũng mở rộng hơn. Khách khứa đến nhà tấp nập và chồng đi đây đi đó nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, người vợ phải "nâng cấp" dung nhan mình lên để không tương phản với sự sang trọng mà mình được hưởng và nhất là không "cọc cạch" với chồng.
Không những thế, vợ còn phải học hỏi để tăng thêm hiểu biết. Tâm hồn ngày càng phong phú, tươi vui, dí dỏm hơn. Đặc biệt cách cư xử với anh em, họ hàng, bạn bè, đối nội, đối ngoại là việc người vợ nên đảm nhiệm không nên đẩy tất cả cho chồng.
Nhớ lại những người vợ đã đến văn phòng tư vấn vì chuyện chồng ngoại tình, có người duyên dáng xinh đẹp, nói năng hấp dẫn, cư xử tế nhị, nhưng tỷ lệ ấy ít hơn. Tất cả những việc này nói thì đơn giản nhưng thực hiện được không dễ chút nào. Nó đòi hỏi người vợ phải luôn luôn cố gắng. Suy cho cùng, có hạnh phúc nào ở đời mà không phải cố gắng.
Theo NGL
Đâu phải nhà giàu, Tết to mới là hạnh phúc! Nghĩ đến mà lạnh người, tôi thấy mình thật may mắn khi về làm dâu một gia đình bình thường. Cuộc sống của một nàng dâu nhà nghèo như tôi mộc mạc mà ấm áp vô cùng. (Ảnh minh họa) Bản thân tôi cũng học hành giỏi giang, thông minh xinh đẹp, gia đình có điều kiện vì vậy được khá nhiều chàng...