Đậu, đỗ mất tác dụng giải độc nếu bỏ vỏ
Mùa hè nắng nóng, các loại đậu, đỗ như đỗ xanh, đỗ đen, đỗ đỏ được tiêu thụ mạnh bởi người dân mua về nấu cháo, nấu chè ăn giải nhiệt.
BS Phạm Thúy Hòa, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, đứng trên quan điểm dinh dưỡng, mùa nào dùng đậu đỗ cũng tốt bởi đây là thực phẩm giàu đạm và vitamin nhóm B.
Chính giá trị dinh dưỡng giúp cho cơ thể tăng sức đề kháng. Đậu đỗ cung cấp kali, natri, bồi phụ các vitamin cho cơ thể. Vào mùa hè, ăn bát chè đậu đỗ có kèm chút muối có tác dụng giải nhiệt (khi nấu chè có kèm vài hạt muối sẽ giúp cơ thể cân bằng điện giải)…
Đậu xanh có tác dụng giải nhiệt rất tốt. (Ảnh minh họa)
Theo BS Cao Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Trung tâm Thừa kế ứng dụng Đông y, Hội Đông y Hà Nội, người dân đã sử dụng đậu đỗ như một món ăn nhuận tràng và giải độc. Các loại đậu đỗ nói chung đều tốt. Tùy vào mục đích (giải độc, chữa bệnh ở tạng phủ nào) mà sử dụng loại đậu phù hợp. Ví dụ, đỗ xanh giải độc ở gan, giải độc thận dùng đỗ đen, giải độc ở tâm tỳ dùng đỗ đỏ, giải độc ở phế dùng đậu ván trắng…
Nói một cách cụ thể hơn, người gan nóng sẽ dùng đậu xanh, người đi tiểu nóng hay đi đái rắt, đái buốt, dùng đỗ đen Người nổi rôm nhiều thì có thể dùng kết hợp đỗ đen và đỗ trắng. Dùng sống hoặc nấu canh sẽ có tác dụng tốt hơn. Đặc biệt, trường hợp ngộ độc nóng, người say rượu, dùng đậu ván trắng giã lấy nước cho uống sống rất tốt. Còn nếu trời nắng nóng, người bị chứng khô miệng, dùng đỗ đen, đỗ xanh đều tốt.
Có một điều cần lưu ý, vỏ các loại đậu đỗ mới có tác dụng chính trong việc giải độc. Vì thế, khi ăn, không nên bỏ vỏ (không đãi vỏ). Nếu đậu đỗ đã đãi vỏ thì chỉ còn là món ăn dinh dưỡng, còn tác dụng giải độc và giải nhiệt sẽ gần như mất. Ngoài việc dùng đậu đỗ nấu chè ăn giải nhiệt, dùng đỗ xanh, đỗ trắng nấu canh với sấu sẽ thành món ăn rất bổ mát (hợp với người can hỏa và tính chất giải độc cao).
Trong 100g đậu đỗ cung cấp khoảng 350Kcal năng lượng (tương đương với gạo) Lượng chất béo, nhìn chung là thấp (chỉ khoảng từ 1 – 3g) trừ đậu tương cung cấp 18g Lượng protein trong đậu đỗ (khoảng từ 20 – 25g), cao gấp 3 lần so với gạo. Đặc biệt, hàm lượng protein trong đậu tương lên tới 34 – 40g. Đậu đỗ giàu vi chất dinh dưỡng cần thiết như: vitamin nhóm B, vitamin C, kẽm, canxi, sắt.
Hoài Hương
Theo Bee
Thêm 20 cách giải rượu thông dụng
Hãy lựa chọn cho mình một cách phù hợp và thuận tiện nếu chót say nhé!
Đỗ xanh
Lấy một lượng đỗ xanh thích hợp, rửa sạch bằng nước ấm, xay nhuyễn, pha với nước sôi để uống hoặc nấu canh ăn đều được.
Video đang HOT
Vỏ quýt
Lấy vỏ quýt sấy khô, nghiền nhỏ, thêm vào 1,5g muối, nấu canh ăn.
Ô liu
10 quả ô liu, bóc bỏ hạt, lấy phần thịt nấu lên ăn.
Khoai lang
Lấy củ khoai lang xay nhuyễn, cho thêm với một lượng đường thích hợp, trộn đều lên ăn.
Củ sen tươi
Củ sen tươi rửa sạch, xay nhuyễn lấy nước uống.
Ăn chuối
Uống rượu quá nhiều có thể sẽ gây ra ngộ độc rượu, người bị ngộ độc nhẹ có thể lập tức ăn 3-5 quả chuối, như thế vừa giúp thanh lọc máu vừa nhuận phổi giải rượu.
Dùng giấm ăn nấu một bát canh chua để ăn
Một ly nhỏ giấm ăn ( 20- 25ml), uống từ từ vào miệng.
Giấm ăn và đường trắng trộn đều với củ cải luộc xắt thành sợi ( 1 bát to), ăn trực tiếp.
Giấm ăn và đường trắng trộn với cải thảo chần ( 1 bát to) , ăn trực tiếp.
Giấm ăn 50g, đường đỏ 20g, gừng tươi 3 miếng, nấu nước lên uống.
Đậu phụ
Khi uống rượu, đậu phụ chính là món ăn thích hợp để nhấm rượu, bởi vì trong đậu phụ có chứa acid amin, có thể hóa giải cồn, sau khi ăn vào có thể làm cho cồn nhanh chóng đào thải ra ngoài cơ thể.
Táo chua, rễ cát hoa
Táo chua, rễ cát hoa mỗi loại 10- 15g, nấu lên uống, có tác dụng rất tốt để tỉnh rượu, thanh lọc và lợi tiểu.
Lòng trắng trứng, sữa tươi, sâm banh
Lấy lòng trắng trứng, sữa tươi và sâm banh nấu lên thành nước uống, vừa có thể giải khát, thanh nhiệt và giải rượu.
Cát hoa ( một loại thuốc đông y)
Cát hoa 10g, nấu nước uống, hiệu quả giải rượu tốt nhất.
Rau cần
Rau cần rửa sạch xay lấy nước uống, có thể giải quyết các triệu chứng đau đầu và đỏ mặt sau khi say.
Cách giải rượu bằng nước hoa, dầu thơm
Nhỏ một vài giọt nước hoa hoặc dầu thơm lên trên một cái khăn ấm, nhẹ nhàng xoa vào não sau, khuỷu tay và huyệt thái dương của người say rượu, sẽ có hiệu quả giảm nhẹ triệu chứng say rất rõ rệt.
Sứa
Lấy 100g sứa tươi, sau khi rửa sạch thêm nước vào nấu lên uống, có hiệu quả tỉnh rượu rất tốt.
Nước cơm
Người say rượu có thể ăn nước cơm đặc hoặc cháo để giải rượu, trong nước cơm đặc hàm chứa nhiều loại đường và vitamin B, có tác dụng giải độc tỉnh rượu, thêm vào một chút đường trắng để ăn, hiệu quả sẽ tốt hơn.
Hồng
Người bị say rượu, lấy mấy quả hồng tươi bóc vỏ ăn, có thể tỉnh rượu.
Mã thầy
Mã thầy có tác dụng thanh nhiệt, sinh nhuận, giải khát và giải rượu. Người bị trúng độc rượu nhẹ có thể ăn sống 50- 100g mã thầy. Người bị trúng độc rượu nặng thì lấy mã thầy rửa sạch, bỏ vỏ, xay nhuyễn lấy 200ml nước, thêm vào một ít đường phèn hòa tan, uống hết một lần, hiệu quả giải rượu lập tức nhìn thấy rõ rệt.
Vitamin
Người uống quá nhiều rượu gây ra nôn mửa, lập tức uống 6-10 viên vitamin C, vì vitamin C có tác dụng thanh trừ cồn trong máu. Người uống rượu càng uống nhiều vitamin C thì cồn bay đi càng nhanh. Trước khi uống rượu uống vào 6-10 viên vitamin C còn có thểphòng chống trúng độc cồn.
Dưa hấu
Khi say ăn liền một lúc 300g dưa hấu, có hiệu quả giải độc rượu rất tốt.
Mật ong
Mật ong có tác dụng bảo vệ gan và giải độc rất tốt.
Ăn nhiều rau xanh
Khi uống rượu nên ăn nhiều rau xanh, bởi vì chất chống ô xy hóa và vitamin trong rau xanh có thể bảo vệ gan rất tốt.
Theo Dân Trí
Ăn chay cũng có thể mang bệnh? Bên cạnh mặt tích cực thì ăn chay cũng có thể gây ra một số bệnh vì các thực phẩm chay không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Hỏi Tôi muốn chuyển sang chế độ ăn chay trường, nhưng lại được khuyên là không nên. Điều đó có đúng không, thưa bác sĩ? Nhờ bác sĩ chỉ giúp tôi loại thực...