“Đau đầu” với nạn khai thác vàng trái phép ở Bù Đăng
Theo phản ánh từ người dân tại thôn 7, xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, thời gian gần đây, các đối tượng khai thác vàng trái phép đã xuất hiện trên địa bàn, họ lập các lán trại, dùng máy móc ngày đêm đào bới, gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống vốn đang yên bình của người dân, đồng thời tàn phá môi trường tự nhiên.
Chúng tôi men theo con đường mòn đất đỏ hai bên là những bụi cây thưa thớt xen lẫn giữa cánh rừng cao su bạt ngàn, sau gần 30 phút đi xe gắn máy tính từ UBND xã Đồng Nai chúng tôi đã đến nơi “vàng tặc” hoạt động. Tuy nhiên, khi chúng tôi tới không gặp được những “phu vàng”, đập vào mắt là những cảnh nham nhở, miệng hang chưa kịp lấp, máy móc tháo rời tung tóe, ngổn ngang đất, đá.
Người khai thác vàng dựng lán trại trong rừng
Theo người dân, chắc “thấy động” nên họ đã “tạm” nghỉ ngơi một thời gian. Theo tìm hiểu của chúng tôi thì nơi mà “vàng tặc” lộng hành nằm ở khoảnh 2, tiểu khu 201 thuộc ban quản lý rừng phòng hộ huyện Bù Đăng. Ông Nguyễn Văn H, một người dân ở thôn 7, xã Đồng Nai nói: “Vàng tặc ở đây hoạt động rất tinh vi, họ phân chia 3 ca làm liên tục cả ngày lẫn đêm và luôn người cảnh giới từ rất xa”.
Máy móc được dùng cho việc khai thác vàng
Tại sao bọn “vàng tặc” lại lộng hành suốt thời gian dài như vậy? Lực lượng chức năng đã ở đâu? Để trả lời cho câu hỏi đó, chúng tôi tìm đến UBND Huyện Bù Đăng. Ở đây, ông Phạm Đình Nhất, Chánh văn phòng UBND huyện cho biết hiện tại các lãnh đạo huyện đã đi công tác, đặt lịch hẹn khác vào một chiều đầu tuần.
Đúng lịch hẹn chúng tôi có mặt ở UBND Huyện Bù Đăng, tuy nhiên, lãnh đạo UBND huyện đều bận công tác. Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Đình Nhất cho biết: “Hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn xã Đồng Nai diễn ra khoảng giữa năm 2016 do một nhóm người ở tỉnh Đắk Nông đến khai thác trái phép. Khi nhận được tin báo, lực lượng chức năng đã vào đốt lán trại, tháo dỡ máy, lập biên bản vi phạm. Tuy nhiên, sau một thời gian nhóm người này rời đi thì một nhóm khác lại xuất hiện, chúng hoạt động rất kín đáo, tinh vi. Lần gần đây nhất là khoảng giữa tháng 7 năm 2018, “vàng tặc” đã đưa vào 20 “phu vàng”, cùng nhiều máy khai thác vàng, dựng lán trại được khoảng gần một tuần. Lãnh đạo huyện nhận được tin báo đã chỉ đạo UBND Xã Đồng Nai, Hạt Kiểm Lâm, BQL Rừng Phòng Hộ huyện vào kiểm tra, truy quét nhưng vào đến nơi họ đã nhanh chóng chạy trốn nên lực lượng chức năng rất khó xử lý”.
Miệng hầm khai thác vàng trái phép
Họat động khai thác vàng trái phép diễn ra không chỉ tiểm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh trật tựmà còn gây ô nhiễm môi trường. Lượng hóa chất độc hại như thủy ngân, xyanua được các đối tượng vận chuyển đến đây để lắng lọc vàng, sau đó xả thẳng ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước, môi trường đất, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân địa phương. Nhiều cây rừng đã bị triệt hạ để tạo mặt bằng hoặc làm lán trại, rừng phòng hộ có nguy cơ bị tàn phá nghiêm trọng. Bên cạnh đó, việc đào hầm để tìm kiếm vàng còn tiềm ẩn nguy cơ sập hầm gây chết người… Tuy nhiên, do lơi nhuân cao tư khai thac vang đa khiên nhiêu đôi tương bât châp nguy hiêm đến tinh mang.
Video đang HOT
Quặng đá tìm thấy tại khu vực bãi vàng
Có thể thấy, các hành động ngăn chặn khai thác vàng bất hợp pháp hiện nay trên địa bàn huyện Bù Đăng diễn ra không thường xuyên và chưa đủ mạnh nên việc khai thác vàng bất hợp pháp vẫn được thực hiện. Mọi hoạt động khai thác vàng trái phép tại đây chỉ tạm lắng khi có cơ quan chức năng vào kiểm tra. Các đối tượng vẫn không từ bỏ ý định khai thác vàng mặc sự can thiệp. Rất mong thời gian tới, các cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm tình trạng khai thác vàng trái phép trên địa bàn. Tiến hành ra quân truy quét thường xuyên, liên tục và kiên quyết xử lý các đối tượng “đầu nậu” và người trực tiếp đào, đãi vàng trái phép. Đồng thời xây dựng cơ chế phối hợp rõ ràng và có chế tài xử phạt nghiêm khắc .
XUÂN SỸ
Theo baodansinh
Công ty cổ phần vàng Nhẫn được tỉnh Lào Cai "ưu ái" thế nào?
Nhiều sai phạm tại dự án khai thác vàng gốc, mỏ vàng Sa phìn và Tsuha (xã Nậm Xây, huyện Văn Bàn, Lào Cai) do Công ty cổ phần vàng Nhẫn làm chủ đầu tư có liên quan tới trách nhiệm cụ thể của một số bộ, ngành và UBND tỉnh Lào Cai.
Vi phạm nghiêm trọng
Theo kết luận mới được ban hành của TTCP, với dự án khai thác vàng gốc, mỏ vàng Sa phìn và Tsuha (xã Nậm Xây, huyện Văn Bàn, Lào Cai) do Công ty cổ phần vàng Nhẫn làm chủ đầu tư, dự án này đã có nhiều vi phạm liên quan tới trách nhiệm cụ thể của các bộ, ngành, chính quyền địa phương.
Cụ thể, kết luận nêu rõ, việc dự án khai thác vàng gốc, mỏ vàng Sa phìn và Tsuha được cho thuê 9,6 ha đất rừng phòng hộ và 9,654 ha đất chưa sử dụng nhưng quy hoạch là rừng phòng hộ; 15,85ha đất tại Tsuha, xã Nậm Xây quy hoạch rừng sản xuất, nhưng những diện tích này không quy hoạch là đất hoạt động khoáng sản.
Việc này vi phạm Luật Khoáng sản về nguyên tắc hoạt động khoáng sản.
Để tồn tại những vi phạm này, TTCP chỉ rõ trách nhiệm thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Lào Cai, Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai giai đoạn này.
TTCP xác định, tại dự án khai thác vàng gốc, mỏ vàng Sa phìn và Tsuha, một số diện tích được cho thuê đất không phải là đất hoạt động khoáng sản.
Theo hồ sơ lưu trữ, Công ty cổ phần vàng Nhẫn tại Lào Cai được UBND tỉnh Lào Cai cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 12121000293 cấp ngày 1.2.2011, với vốn đầu tư là 19,5 tỷ đồng.
Công ty có hợp đồng thuê đất số 90, do Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Lào Cai ký ngày 24.9.2012 với diện tích đất thuê là 158.300m2, mục đích sử dụng là khai thác mỏ vàng Sa Phìn và Tusha, thuộc xã Nậm Xây (huyện Văn Bàn), thời hạn thuê đất đến hết tháng 8-2022.
Công ty cổ phần vàng Nhẫn được UBND tỉnh Lào Cai cấp giấy phép khai thác số 368 ngày 22.2.2012 với tổng diện tích là 26 ha, trong đó khu Sa Phìn là 10,2 ha, khu Tsuha 15,8 ha, thời hạn khai thác là 11 năm với công suất 59kg vàng/năm.
Thậm chí, thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai cho biết, từ năm 2015, Sở này chưa từng tiến hành thanh tra dự án của Công ty CP Nhẫn Lào Cai.
Đáng chú ý, doanh nghiệp này đã khai thác được 10 tấn quặng Vonfram nhưng chưa kê khai sản lượng để nộp thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường; khai thác vàng gốc tại khu vực Sa Phìn (Dự án của Công ty cổ phần Khoáng sản 3 chuyển nhượng cho Công ty cổ phần vàng Nhẫn) khi chưa được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư, chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất phần diện tích 84ha.
Được biết, mỏ vàng Nậm Xây là mỏ vàng gốc, với các thân quặng vàng nằm chìm sâu trong lòng núi, địa hình hiểm trở, dân cư thưa thớt, giao thông đi lại rất khó khăn.
Quặng vàng được khai thác theo phương pháp hầm lò, sau đó tuyển nổi và luyện vàng ngay tại chỗ. Chính vì sự hiểm trở này, đã không ít phu vàng bỏ mạng sau những cơn "giận dữ" của thiên nhiên tại nơi mà họ nghĩ là "thiên đường" của sự giàu có, sung túc.
Mà San Phìn, nấm mồ của nhiều phu vàng
Bãi vàng Mà Sa Phìn nằm ở độ cao 1.800m so với mực nước biển, thuộc thôn Mà Sa Phìn, xã Nậm Xây (huyện Văn Bàn), đây là rặng núi giáp với dãy Hoàng Liên Sơn. Ngày 19.8.2016, hoàn lưu bão số 3 đã gây ra trận lũ quét kinh hoàng ở Mà Sa Phìn.
PV Dân Việt đi bộ vào hiện trường vụ sạt lở.
Trong đêm tối, cả đống đất đá theo dòng nước cuồn cuộn đổ xuống những lán trại lập tạm bằng ống tre, luồng và phủ bạt che mưa nắng của phu vàng. Đã có tiếng la hét, tiếng kêu cứu thảng thốt trong dòng nước dữ nhưng trước sức mạnh của cơn lũ, nhiều phu vàng đã không "trở về".
Theo báo cáo của UBND huyện Văn Bàn và của công ty cổ phần vàng Nhẫn, thời điểm lũ quét xảy ra có khoảng 200 công nhân của công ty đang làm việc tại đây. Số người chết ban đầu chỉ có 2, tuy nhiên số người thương vong cứ tăng dần theo kiểu "nước đến đâu be bờ đến đấy" của nhà chức trách sau quá trình điều tra thực tế của PV Dân Việt cùng đồng nghiệp.
Là một trong những PV có mặt đầu tiên tại hiện trường vụ sạt lở nghiêm trọng do lũ quét gây ra, PV đã tận thấy được sự tàn phá đáng sợ của thiên nhiên. Quá trình đi bộ 22km vào hiện trường, PV đã gặp nhiều tốp phu vàng khoác vội chiếc túi bóng trên người bởi họ chẳng còn quần áo sau cơn lũ quét đi ra với khuôn mặt vàng hệch.
Con trai ông Phạm Văn Liên (Thanh Hóa) làm việc tại Mà Sa Phìn tại thời điểm lũ quét xảy ra. Không tìm thấy xác con, gia đình đã mang một nắm đất ở Mà Sa Phìn về để hương hỏa cho con trai.
Họ hốt hoảng và kể lại, sẽ chẳng bao giờ trở lại Mà Sa Phìn và chắc chắn, "giấc mộng vàng" của họ sẽ để lại những khoảnh khắc đầy ám ảnh.
Ghi nhận từ hiện trường, từ 2 người chết, tới 7 người, 9 người rồi 11 người và có thể, vẫn còn những phu vàng chưa được "chỉ mặt, đặt tên", vĩnh viễn nằm dưới đống đất đá trong những lòng suối thăm thẳm.
Nói như vậy để thấy sự tàn khốc của những phu vàng đang ngày đêm đánh cược với mạng sống để làm việc ở Mà Sa Phìn. Thời điểm đó, sau những phản ánh từ hiện trường của Dân Việt và đồng nghiệp, chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Đặng Xuân Phong đã phải đích thân cùng đoàn chức năng đi bộ vào hiện trường sạt lở để thị sát tình hình. Ông Phong thời điểm đó cho biết sẽ yêu cầu kiểm tra ngay hoạt động của công ty cổ phần vàng Nhẫn tại Lào Cai.
Những cậu bé còn quá trẻ hốt hoảng rời khỏi Mà Sa Phìn được PV bắt gặp sau trận lũ quét kinh hoàng.
Ở chính quyền cấp dưới, ông Phạm Bình Minh - Phó chủ tịch UBND huyện Văn Bàn thừa nhận "có hiện tượng "thổ phỉ" - những người khai thác vàng trái phép ở Mà Sa Phìn. Theo ông này, hàng năm chính quyền địa phương có nhiều đợt truy quét thế nhưng nhiều lúc chính quyền địa phương đã phải bất lực với tình trạng này.
Dư luận đặt ra câu hỏi, không biết UBND tỉnh Lào Cai kiểm tra hoạt động của Công ty cổ phần vàng Nhẫn và xử lý thế nào, để đến khi TTCP vào cuộc kiểm tra vẫn còn cả đống sai phạm đến khó tin.
Theo Danviet
Vận chuyển thuốc nổ về Việt Nam bán cho các đối tượng khai thác vàng Lực lượng phòng chống ma túy và tội phạm (Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị) vừa mật phục, bắt giữ 1 đối tượng thu giữ 76 kg thuốc nổ TNT. Việc bắt giữ đối tượng này nằm trong kế hoạch đấu tranh Chuyên án 692L về triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển thuốc nổ trái phép từ Lào vào Việt...