Đau đầu vì con dâu “mặt nặng mày nhẹ” với chị chồng
Bà Nguyệt là giảng viên đã về hưu, chồng mất sớm, mình bà nuôi dạy 2 đứa con nên người. Tuổi già, bà chỉ mong chúng có cuộc sống hạnh phúc, yêu thương nhau dù đứa nào cũng có gia đình riêng.
Ảnh minh họa.
Ngôi nhà 3 tầng của bà khá rộng rãi, khi Thảo – con gái lớn của bà Nguyệt kết hôn, bà bảo: “ Chúng mày cứ về đây ở với mẹ”. Con rể quê tận Đồng Tháp, nhưng công việc khá ổn định ở Hà Nội nên khi nghe được câu gợi ý chân tình của mẹ vợ, anh vui vẻ đồng ý ngay, chẳng hề mảy may chuyện ở rể.
Không lâu sau, Chí – con trai bà Nguyệt cũng kết hôn. Con rể bà hiền lành, hiểu chuyện bao nhiêu thì Oanh – cô con dâu lại đành hanh, “khó ở” bấy nhiêu.
Chẳng biết vì lý do gì mà ngày đầu tiên ở nhà chồng, nó đã mặt nặng mày nhẹ với con trai bà. Nghĩ con trai mình “khờ”, không biết cách an ủi vợ, bà Nguyệt chủ động hỏi han: “Con này, cái Oanh đang nhớ nhà đúng không? Thỉnh thoảng con đèo nó về nhà bên kia chơi cho khuây khỏa”.
Chí thật thà kể: “Không phải đâu mẹ ạ, nhớ nhung cái gì, cô ấy mới về nhà mình hôm qua thôi mà. Con thấy cô ấy kêu ở tầng 3 nóng quá, không ngủ được”.
Thảo nghe được câu chuyện liền chạy vào đề nghị: “Mẹ ơi, hay nhà con chuyển lên tầng 3, để cậu mợ xuống dưới tầng 2 cho mát. Bọn con chịu nóng tốt lắm”.
Video đang HOT
Bà Nguyệt băn khoăn: “Nhưng thằng Mít còn bé, cả nhà chui rúc trên tầng 3 có chịu nổi không?”. Thảo xua tay: “Không sao đâu mẹ, thằng Mít chỉ thích mùa hè để được đi bơi, nó cũng chịu được nóng giống bố nó. Thôi, mẹ cứ để nhà con chuyển lên trên đi”.
Ai cũng nghĩ khi được ở trong căn phòng “vip” nhất nhà, Oanh sẽ vui vẻ hơn, nhưng không hiểu sao, cơ mặt của cô không giãn ra được tí nào.
Đến giờ đi làm, Oanh chỉ chào mẹ chồng, chị chồng đứng đấy không khác gì người vô hình. Bà Nguyệt thấy lạ, hỏi Thảo: “Con thấy thái độ của cái Oanh chưa? Nó có vấn đề gì ấy nhỉ?”. Thảo trấn an mẹ: “Mẹ nhạy cảm quá rồi đấy. Đúng là mẹ chồng nàng dâu có khác. Con có thấy sao đâu nhỉ?”.
Nghe lời con gái, bà Nguyệt tạm yên tâm. Nhưng có hôm bà họp tổ dân phố về thì thấy Thảo mướt mải mồ hôi đứng trước cổng. Xót con gái, bà hỏi dồn dập: “Sao con không vào nhà? Đứng dưới này lâu chưa? Khổ thân, giời nắng thế này cơ mà”.
Thì ra Thảo quên chìa khóa ở nhà nên khổng mở được cổng, gọi thế nào Oanh cũng không chịu xuống dù cô đã về nhà trước chị chồng cả tiếng đồng hồ. Bà Nguyệt chạy lên phòng Oanh, đập cửa: “Oanh ơi Oanh, ra đây mẹ bảo”.
Oanh lạch cạch mở hé cửa, ngó ra: “Có chuyện gì thế mẹ?”. “Sao lúc nãy con không xuống mở cổng cho chị Thảo? Để chị đứng dưới trời nắng hơn nửa tiếng đồng hồ”. Oanh thản nhiên trả lời: “Ôi, con nghe nhạc nên không biết chị ấy gọi”.
Con dâu nói thế thì bà Nguyệt đành “thua”, chẳng biết bắt bẻ kiểu gì nữa. Bà xuống nhà pha nước chanh cho con gái, nhưng thái độ không vui chút nào: “Rõ ràng mẹ thấy cái Oanh cư xử với con không ra làm sao cả. Con phải thẳng thắn hơn với nó đi. Hôm nào hai chị em nói chuyện riêng với nhau, con phải để nó biết trên biết dưới, nó không thể láo với chị chồng được”. Như mọi khi, Thảo cười xòa rồi nói lảng sang chuyện khác.
Bà Nguyệt đem chuyện kể với một bà bạn thân trong xóm, phản ứng của bà bạn khiến bà Nguyệt bất ngờ: “Tất cả là tại bà, tôi nói thẳng bà đừng để bụng nhá. Nhưng bà cứ nghĩ mà xem, trên đời này có đứa con dâu nào thích chung sống với mẹ chồng rồi cả chị chồng nữa không?
Cái Thảo nhà bà phải nhường nhịn em dâu là vì nó biết mình là phận gái, đi lấy chồng rồi thì phải về nhà chồng, đằng này… Chết chết, tôi nghĩ bà nên giải quyết vụ nhà cửa rõ ràng, đề phòng sau này mối quan hệ giữa bà và con dâu, em dâu và chị chồng căng thẳng hơn”.
Bà Nguyệt ra sức cãi: “Vớ vẩn, cái Thảo là con gái tôi, nhà tôi cũng là nhà của nó, nó không ở nhà mình thì ở đâu?”.
Bà hàng xóm nhiệt tình giải thích: “Nhưng nó đi lấy chồng thì phải theo chồng, bà xem, chồng con nó còn đang ở nhà bà, cái Oanh thấy khó chịu là phải.
Bây giờ bà phải mở cuộc họp gia đình, thông báo việc chia tài sản thật rành mạch, cho con trai bao nhiêu phần, cho con gái bao nhiêu phần, phần nào bà để dưỡng già. Bà cứ thử làm thế xem, tôi đảm bảo cái Oanh sẽ vui vẻ trở lại. Hơn nữa, cái Thảo cũng sẽ tự tin hơn khi sống ở nhà mẹ đẻ, không còn ngại với em dâu nữa”.
Bà Nguyệt thở dài: “Ôi giời ơi, sao mọi chuyện phức tạp thế nhỉ? Tôi cứ tưởng mẹ con, chị em sống chung với nhau sẽ vui vẻ cả đời, ai ngờ…”.
Đang tổ chức đám cưới thì phát hiện bị rơi nhẫn, tôi ghé tai nói với chồng, không ngờ anh tuyên bố một điều làm tôi tái mét mặt
Thấy tôi và chồng mãi không lên xe hoa, mẹ chồng cũng bước ra hỏi chuyện và hết sức bất ngờ trước phản ứng thái quá của chồng tôi.
Vợ chồng tôi kết hôn được gần một tuần rồi, đáng lẽ thời điểm này là thời điểm hạnh phúc nhất của chúng tôi. Vậy mà vì một sự cố nhỏ, chồng tôi lại làm to chuyện lên rồi giận dỗi đến tận bây giờ.
Chồng tôi vốn là người để ý tiểu tiết. Trước khi kết hôn, anh đã hỏi khéo tôi về vốn liếng được mang về nhà chồng. Tính tôi vốn thật thà nên nói bố mẹ chỉ có 3 chỉ vàng, anh trai tôi thêm hai chỉ nữa là nửa cây.
Lúc đó chồng tôi không ưng ra mặt. Anh bảo có lẽ bây giờ vàng đang đắt nên nhà tôi tiếc tiền, không muốn cho con gái. Hơn nữa bố mẹ cho con ít như vậy cũng bôi bác quá. chỉ tính sơ sơ, nhà anh đã tặng hai vợ chồng hơn một cây vàng rồi.
Thú thật khi ấy tôi đã có chút chạnh lòng, không nghĩ là chồng mình để ý và hẹp hòi đến vậy. Cho tới hôm chính thức tổ chức đám cưới, khi sang nhà gái, chị chồng cũng đại diện nhà trai lên trao quà cho tôi trước. Vì không hỏi kích cỡ trước nên chiếc nhẫn khá rộng so với tay tôi.
Cứ nghĩ anh sẽ động viên mình, nào ngờ chồng tôi quắc mắt: "Quay lại tìm đi, nếu không tìm ra thì đừng về nhà anh nữa". (Ảnh minh họa)
Khi tổ chức bên nhà gái xong, tôi có ra chụp ảnh với vài người bạn. Chụp ảnh xong tôi mới phát hiện chiếc nhẫn vàng chị chồng trao cho mình bị rơi mất. Ngay lúc ấy, tôi đã nói với chồng, cứ nghĩ anh sẽ động viên mình, nào ngờ chồng tôi quắc mắt: "Quay lại tìm đi, nếu không tìm ra thì đừng về nhà chồng nữa".
Tôi thật sự bất ngờ, không nghĩ chồng mình lại thốt ra những lời như vậy. Thấy vợ chồng tôi mãi không chịu lên xe hoa, mẹ chồng bước ra hỏi. Biết chuyện, bà động viên chúng tôi về nhà trai tổ chức, sau đó sẽ nhờ bên nhà gái tìm giúp chúng tôi. Và thế là suốt quãng đường về cho tới khi tổ chức ở nhà trai, mặt chồng tôi nặng như đưa đám.
Đám cưới đông người ra vào, tôi lại không nhớ chính xác nơi đánh rơi nhẫn nên không thể tìm được. Nghe mẹ vợ gọi điện nói như vậy, chồng tôi thất vọng ra mặt. Anh còn khoanh vùng những người có thể nhặt được và đoán già đoán non xem ai đã nhặt được chiếc nhẫn ấy.
Tôi biết giá trị của chiếc nhẫn không hề nhỏ, nhưng đâu đến mức phải nặng nề với nhau cả tuần trời, trong khi chuyện cũng đã rồi. Cả tuần trôi qua, chồng tôi vẫn luôn chì chiết vợ vì sự cố bất cẩn ấy. Theo mọi người tôi có nên bỏ tiền ra mua một chiếc nhẫn khác để mua sự bình yên cho mình không?
Con dâu "choáng váng" vì tính cách thật của bố chồng Tôi là dâu thứ trong gia đình có 3 anh em trai. Chuyện chẳng có gì đáng nói nếu như tôi không có một ông bố chồng khái tính. Ảnh minh họa Hôm mới sắm ô tô, chồng tôi thở dài: "Thể nào cũng bị ông nội thằng Quýt mắng cho một trận". Tôi gạt phăng: "Đáng lẽ ông phải mừng vì vợ...