Đau đầu vì bố chồng như đàn bà
Khi tôi về ở cùng với bố mẹ chồng được 3 tháng thì tôi xin nghỉ việc ở công ty cũ và xin chuyển sang 1 công ty khác. Lý do hết sức bình thường là do tôi thấy mình không thích hợp với công việc ấy và muốn tìm việc phù hợp với khả năng hơn.
Vậy mà, các bạn biết không, trong bữa cơm tối, bố chồng tôi nói : “ Sao lại nghỉ ở công ty thế? Vì vi phạm gì về tài chính à? Ông thấy chú X -là người ở công ty- nói là con chưa bàn giao xong mà đã nghỉ hả? Đã nói rồi,doanh nghiệp không như Nhà nước đâu, không làm được người ta đuổi ngay. Cái thành phố này bé lắm, không gì qua mắt được đâu…”. Và bố chồng ném về phía tôi cái nhìn miệt thị khiến tôi chết đứng người.
Nhưng tôi là người thẳng tính nên tôi nói luôn rằng, đó không phải sự thật, tôi nghỉ vì tôi muốn thế, không ai đuổi tôi cả, còn ông nghe ai nói về tôi như vậy thì cho tôi gặp để đối chứng. Lập tức ông nói tôi cãi láo và mặt nặng mày nhẹ lên với tôi. Rất buồn cho tôi là chồng tôi không dám nói gì cả, dù tôi đã kể cho anh nghe lý do tôi nghỉ việc từ trước đó. Bữa cơm kết thúc với không khí nặng nề… Và những ngày sau cũng vậy, tôi đi làm trong ánh mắt dò xét của bố chồng. Còn tôi đi, về như 1 cái bóng trong nhà đó, vì chồng thì đi làm tối ngày, thỉnh thoảng lại trực ban rồi trực bão, rồi nhậu nhẹt… không về nhà mà ngủ lại cơ quan.
Cứ thế, ngày ngày mẹ con tôi sáng dậy lo cho nhau, đưa nhau đi, rồi chiều tất tả đón nhau về. Thỉnh thoảng tôi có việc đột xuất không về sớm đón con được thì lại phải gửi con lại lớp, chứ có nhờ ông bà thì cũng lại nói &’tiếng bấc tiếng chì’, và hơn nữa, con tôi cũng không theo ông bà nội… Chồng tôi không an ủi và cũng chẳng thèm quan tâm xem vợ con ở nhà thế nào mà lúc nào cũng ca ngợi bố mẹ anh là người hiền từ, nhân hậu lắm…
Tôi sang công ty mới làm về mảng giáo dục đào tạo thì lương không được cao như ở công ty cũ, nhưng bù lại, công việc nhẹ nhàng và khá nhàn hạ. Nhưng có lẽ, cái mà bố mẹ chồng tôi quan tâm không phải điều đó. Thỉn
h thoảng ông bà lại nhắc khéo tôi “đấy, nhà bác Y- con dâu trưởng của ông bà- mới cho vợ chồng bác ấy 3 tỷ để làm nhà mới đấy, vợ chồng con xem thế nào, nhà thì ông bà làm rồi, nhưng cũng tính chuyện mua xe ôtô đi…”.
Rồi ông bà liên tục khoe khoang về những khoản tiền mà con dâu trưởng mua cho… Chị dâu trưởng là con nhà đại gia ở đất này, làm sao tôi theo kịp. Không có những khoản tiền chị ấy “lót tay” cho ông bà thì liệu ông bà có nói ngon ngọt với chị ấy như thế không? Chả phải khi tôi mới về làm dâu thì mẹ chồng tôi đã ra sức nói xấu chị ấy với tôi sao? Nhưng tôi cũng coi như mình không nghe thấy những lời “nhắc nhở” của ông bà. Qua vài lần như vậy thì bố chồng tôi lạnh nhạt với con với cháu ra mặt.
Rồi bà giao hẳn việc đi chợ trong nhà cho tôi với lý do “đi chợ và nấu ăn cho hợp khẩu vị của chồng”. Còn bà ở nhà thì đi ngồi lê hàng xóm và tối tối đi học hát. Hôm nào tôi có việc đột xuất, không đi chợ được, phải nhờ bà đi, thì y như rằng hôm ấy tôi về nhà là thấy ông bà &’mặt nặng mày nhẹ’, nói xa, nói gần.
Trong khi đó, chồng tôi vẫn vậy.., đi từ sáng đến tối. Tôi có nói chuyện thì anh gạt phắt đi “ông bà dễ tính thế mà không sống được với ông bà thì chẳng sống được với ai nữa cả”…
Rồi đến đám giỗ của bà nội chồng tôi, tôi thu xếp công việc để chuẩn bị đi về quê ăn giỗ thì bố chồng tôi phán 1 câu “con không phải đi đâu, có ông bà và 2 bác đi là được rồi”. Khỏi phải nói tôi đã buồn như thế nào vì có cảm giác mình bị gạt ra ngoài, mọi việc làm thành ý của tôi đều bị chối bỏ.
Kể từ đó, tôi buông xuôi, anh đi đâu, làm gì, tôi cũng ít tham gia. Đặc biệt là chuyện nhà anh thì tôi hoàn toàn không tham gia. Tôi thấy mẹ con tôi lạc lõng và cô đơn giữa mấy người nhà anh quá!
6 tháng làm việc ở công ty, tôi lại nhảy việc. Lần này vì lý do tiền lương! Nhưng tôi không nghỉ hoàn toàn mà tôi vẫn là cộng tác viên của công ty. Lần này, tôi không nói năng gì với cả nhà. Nghỉ việc xong, hàng ngày tôi vẫn ra khỏi nhà, nhưng mà vừa đi tìm nguồn học viên cho công ty cũ và vừa đi tìm việc. Được vài ngày thì chuyện lớn xảy ra và đây là bước ngoặt của cuộc đời tôi.
Video đang HOT
Tối hôm ấy, cũng trong bữa cơm, bố chồng tôi lại nói “hôm nay con đi đâu? Không đi làm à? Sao lại nghỉ ở công ty thế? Bị đuổi hả? Đã nói rồi, doanh nghiệp không như Nhà nước đâu, không làm được người ta đuổi ngay. Cái thành phố này bé lắm, không gì qua mắt được đâu…”. Tôi nhận ra ông ấy luôn xét nét và đã cho con bé người làm ở nhà đi theo tôi suốt ngày hôm đó. Nhưng tôi cố gắng bình tĩnh và giải thích rằng tôi vẫn làm cho công ty đó, chưa nghỉ. Lúc ấy ông dựng tóc gáy lên và quát nạt tôi rằng tôi nói dối. Ông đã gọi cho anh Thắng giám đốc công ty và giám đốc nói rằng tôi vi phạm về tài chính nên bị đuổi mấy tuần nay rồi. Đến lúc này thì tôi không chịu nổi người đàn ông điêu toa mà tôi phải gọi là bố chồng nữa vì: thứ nhất giám đốc công ty không phải tên là Thắng, thứ hai: tôi không làm gì sai mà bị đuổi. Tôi cũng nói “Con không làm gì sai cả và con không nói gì sai cả. Ông thích thì cứ gọi điện. Con không còn gì để nói nữa”.
Lúc này ông ấy đứng dậy và bỏ ra ngoài. Các bạn có biết, trong toàn bộ quá trình sự việc diễn ra, chồng tôi phản ứng như thế nào không? Bênh vợ được 2 câu, rồi không nói gì nữa cả. Ăn cơm xong, anh cũng bỏ ra ngoài ngồi hút thuốc với bố anh. Khi tôi dọn dẹp xong, anh lên nhà và nói: “Em giải thích đi, sao lại có thái độ ấy, xuống nói với ông 1 câu xin lỗi đi”. Đến lúc này, tôi nói cho anh nghe đầu đuôi tất cả mọi việc từ khi tôi về đây và cảm nhận của tôi ra sao. Thật buồn là khi nghe xong anh nổi cáu và bỏ ra ngoài mà không nói thêm với tôi câu nào.
Sáng hôm sau, rằm tháng 7, chồng tôi đi làm mà không thèm ỏ ê và không thèm nói với vợ con lấy 1 câu. Còn mẹ con tôi khi vừa ra cửa thì ông bố chồng theo sau và đóng sầm cửa lại, khiến con tôi giật mình sợ hãi. Tôi đi đường với tâm trạng bực bội và ức chế đến tột cùng. Tôi đã trút tất cả bực dọc và suy nghĩ của mình lên facebook (nhưng tôi không nói thẳng mà chỉ nói xa nói gần, vì tôi cũng không muốn người ngoài biết hết mọi chuyện nhà tôi).
Đến trưa, ông bà ngoại gọi điện bảo mẹ con tôi về ăn Rằm. Tôi gọi điện về nhà chồng thì không ai nghe điện thoại. Tôi nhắn tin cho chồng thì nhận lại được 1 đống những câu chửi rủa thậm tệ của anh dành cho tôi. Lý do: vì tôi lên facebook kể xấu nhà anh, nói xấu bố anh… Anh nói tôi láo và dối trá. Nhưng anh lại không hề để ý đến cảm xúc của tôi, và không để ý xem sẽ không ai hiểu được đó là tôi nói chuyện nhà mình vì trên facebook, tôi đâu có nói thẳng ra nguyên nhân khiến tôi giận dữ là bố của anh. Tôi choáng váng và giận anh lắm!
Tôi quyết định vẫn bế con về quê! Nhưng các bạn biết không, ngay tối hôm ấy, cả nhà anh, trừ anh, kéo về nhà bố mẹ tôi. Bố mẹ chồng tôi mang trả tôi về nhà đẻ – đúng nghĩa của nó là như vậy. Và khi ngồi nói chuyện với bố mẹ tôi thì người đàn ông ấy vẫn nói những câu giả dối, gán cho tôi là láo toét, dối trá và nói rằng không chấp nhận tôi nữa.
Bố mẹ tôi sốc lắm. Và kể cả tôi cũng vậy, tôi không ngờ người ta lại lật mặt nhanh như vậy. Nhất là anh!
Những ngày sau đó, anh không ỏ ê gì đến 3 mẹ con. Và 10 ngày sau, tôi đã quyết định dọn hết đồ đạc ra ngoài thuê nhà ở. Khi quay trở lại nhà anh lấy đồ, cái mà tôi nhận được vẫn là sự lạnh lùng đáng ghê sợ của bố mẹ anh. Toàn bộ đồ đạc của tôi đã được dọn dẹp và chuyển xuống tầng 1. Vậy là tôi biết họ quyết tâm gạt tôi ra. Thật ngạc nhiên là tôi lại cảm thấy vô cùng nhẹ nhõm khi thoát khỏi ông bố và bà mẹ chồng điêu ngoa và đáng sợ ấy!
Những ngày sau đó của mẹ con tôi là dọn dẹp nhà cửa và đồ đạc tại nhà mới thuê. Các bạn biết không, khi soạn lại đồ đạc tôi mới biết họ sắp đồ cho tôi trước khi tôi đến là cũng có lý do của họ. Rất nhiều đồ đạc thiết yếu của tôi đã không “đi theo chủ”. Đến nước này thì tôi cũng không nhịn nữa, tôi nhắn tin đề nghị anh mang trả hết đồ cho mẹ con tôi. Đến gần 1 tháng sau thì mớ đồ mới được mang trả lại nhưng những thứ có giá trị nhất thì vẫn không có “hồi âm”.
Thật tình tôi không thể chịu nổi sự tủn mủn của ông bà ấy, vì toàn bộ những thứ ấy là do tôi tích góp mà mua được, nhưng lại bị ông bà ấy giấu nhẹm đi.
Nửa tháng sau, tôi nhận được điện thoại của toà án gọi lên vì việc ly hôn. Hoá ra anh đã đơn phương gửi đơn lên toà để bỏ tôi. Tôi khá là choáng váng khi anh cạn tình cạn nghĩa như vậy. Nhưng tôi cũng đã đồng ý ly hôn với điều kiện tôi sẽ nuôi cả 2 con. Và cũng lại 1 bất ngờ nữa khi anh nhanh chóng đồng ý. Tôi biết sau tất cả những việc làm của anh là sự chỉ đạo của bố chồng…
1 tháng 20 ngày sau khi dọn ra ở riêng, trong 1 lần về thăm con, anh đã mang quyết định của toà án về cho tôi. Vậy là kết thúc 6 năm 6 tháng 11 ngày vợ chồng đơn giản chỉ bằng 1 tờ giấy không viết hết 2 mặt…
Cuộc hôn nhân của tôi đã kết thúc nhanh chóng như vậy và có lẽ là hoàn toàn đúng với ý của gia đình anh. Tôi cũng cảm thấy thanh thản khi thoát khổi chốn địa ngục ấy. Nhưng nhìn 2 đứa con, tôi xót xa vô cùng, vì ghét tôi mà ông bà ấy cũng lạnh nhạt với cả con tôi. Nhưng cũng chính vì thế mà tôi càng thấy ra đi là hoàn toàn chính xác.
Tuy nhiên trong trái tim của tôi vẫn còn 1 góc nhỏ nào đó dành cho anh – bố của các con tôi. Bây giờ, tôi đã tự do rồi, tôi có nên tìm cách kéo anh về với 3 mẹ con để các con tôi được hưởng 1 gia đình trọn vẹn không? Hay là quên anh đi để bắt đầu 1 cuộc sống mới?
Theo Afamily
Nữ nhân viên văn phòng đau đầu vì tiền lương không đủ đi đám cưới
&'Suốt 3 tháng nay, em luôn trong tình trạng viêm màng túi, phải ăn mỳ tôm chống đói qua ngày. Bây giờ, cứ có điện thọai hoặc nghe đâu thấy tin bạn bè sắp cưới là em lại toát mồ hôi' - Trang, nhân viên tổng đài của một mạng di động tại Hà Nội kể.
Ảnh minh họa
Không sợ lương thấp, chỉ sợ đám cưới
Tốt nghiệp đại học Khoa học xã hội nhân văn Hà Nội, Trang thi vào làm nhân viên tổng đài ở một mạng di động.
Làm ở đây, công việc không quá vất vả, nhưng phải làm ca kíp, lương cũng chỉ ở mức 4 triệu/tháng. Tháng nào làm tăng ca, được thưởng năng suất ... Trang có thêm 1 triệu nữa để tiêu.
Tuy nhiên, Trang bảo, với mức thu nhập 4 -5 triệu đồng, mỗi tháng, tiền thuê nhà của Trang hết 1,5 triệu đồng, tiền điện, nước, mạng internet, tổng cộng hết 400 nghìn. Tiền ăn mỗi tháng của Trang hết 1,5 triệu, tiền xăng xe, điện thoại hết 400 nghìn. Tổng cộng hết 3,8 triệu đồng.
&'Không tiêu pha, mua sắm gì thêm, mỗi tháng em cũng bỏ ra được 500 nghìn đồng. Số tiền này không nhiều nhưng em cũng thấy vui. Tuy nhiên, mùa cưới đến thì thật sự kinh hãi' - Trang nói.
&'Công ty em, 90% là nữ, lại toàn những bạn đang tuổi kết hôn, vì thế, trung bình mỗi tuần, công ty có 2, 3 đám cưới. Tuần cao điểm, nhiều ngày đẹp, còn 4, 5 đám cưới, mà đám nào cũng mời. Mình không đi thì ngượng, đi thì ... khủng khiếp.
Đám trung bình là 200 nghìn, đám thân hơn chút thì phải 300. Không đi ăn mà gửi mừng cũng phải 100 - 200 nghìn. Tức là mùa cưới, trung bình em mất 2 triệu tiền mừng mỗi tháng. Đấy là chưa kể các đám ma chay, thăm hỏi ...
Em làm hùng hục, tăng ca suốt ngày, nói nha nhả cả ngày để kiếm năng xuất (vì ở công ty em quy định, thời gian nói chuyện với khách hàng càng nhiều thì bọn em càng được tính năng xuất và cuối tháng được cộng thêm tiền thưởng). Thế nhưng, làm bao nhiêu cũng không đủ để đi đám cưới.
3 tháng nay, tháng nào em cũng phải xin thêm tiền bố mẹ. Thế mà, em vẫn không đủ tiền để ăn, phải ăn mỳ tôm lót dạ. Thậm chí, có tuần không có tiền mua mỳ, em phải ăn cơm với tí nước mắm cho qua ngày' - Trang tâm sự.
Nhìn thấy thiệp cưới là phát sốt phát rét
Cùng chung cảnh hãi hùng khi mùa cưới đến, Ngọc Huyền, nhân viên hành chính ở một cơ quan nhà nước cũng trải lòng về nỗi khổ của mình.
Huyền kể: &'Em mới vào cơ quan làm việc nửa năm, lương cơ bản được hơn 3 triệu, lại đang phải thuê nhà. Tiền ăn, uống, sinh hoạt, chi tiêu mỗi tháng đã rất eo hẹp, mùa cưới đến, em càng khổ tâm hơn'.
Bạn bè em đang vào tuổi cưới nhiều, ở cơ quan cũng nhiều không kém. Trong đó, cưới người cùng cơ quan thì ít vì mọi người nhiều tuổi rồi, nhưng cưới con, em của các sếp, các anh chị, cô chú trong cơ quan thì nhiều.
Em mới vào, phải xây dựng mối quan hệ nên đám nào ở cơ quan mời, em cũng phải đi. Mà đi phong bì ở cơ quan thì phải theo mặt bằng chung, từ 300 nghìn - 500 nghìn/người.
Tháng vừa rồi, 4 đám ở cơ quan mời, thêm 5 cái thiệp của bạn bè gửi đến. Em nhìn mà phát sốt phát rét.
Em phải cân nhắc rất lâu, sau đó, em mới chọn đi 6 đám. Đó là, 4 đám cơ quan và 2 đám bạn bè. Đi đám cưới xong, em không còn đủ tiền để đổ xăng đi làm, phải gọi điện cầu cứu bố mẹ. Bởi bạn bè cũng không khá khẩm hơn. Ai cũng xiểng liểng khi mùa cưới đến'.
&'Vì thế, nói không phải ngoa nhưng những tháng thế này, em phải đếm từng ngày, lúc nào cũng chỉ mong hết tháng' - Huyền thở dài.
Theo tiin
Khổ vì em chồng tai quái Hà đau đầu không biết nên giải quyết thế nào với cô em chồng tai quái, lắm chiêu này. Hà chưa biết tính sao với cô em chồng lắm chiêu (Ảnh minh họa) Ngày đầu theo Phong về ra mắt gia đình, Hà rất có cảm tình với Linh - cô em chồng kém Hà 4 tuổi. Thấy con bé ngoan ngoãn, vui...