Đau đầu thường xuyên, dấu hiệu của bệnh gì?
Thông thường có 2 nhóm nguyên nhân gây nên đau đầu, đó là nhóm nguyên nhân bệnh lý và không do bệnh lý.
Ảnh minh họa
Hỏi: Tôi năm nay 35 tuổi, khoảng 4 tháng gần đây, tôi đau đầu thường xuyên, vậy đó là dấu hiệu của bệnh gì, thưa bác sĩ?
Lam Nguyễn (Hà Nội)
Video đang HOT
Trả lời:
Đau đầu là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, do vậy, muốn biết chính xác thuộc nhóm bệnh nào, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Thần kinh để thăm khám, tìm ra nguyên nhân, kịp thời điều trị.
Thông thường có 2 nhóm nguyên nhân gây nên đau đầu, đó là nhóm nguyên nhân bệnh lý và không do bệnh lý.
Với nhóm nguyên nhân bệnh lý, đau đầu có thể là dấu hiệu của các bệnh như: Viêm xoang; Tăng nhãn áp; Đau nửa đầu Migraine; Thiếu máu nặng; Hoặc các bệnh mạn tính khác như tăng huyết áp, đái tháo đường, lupus ban đỏ, đau xơ cơ…
Thậm chí đau đầu cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh nghiêm trọng khác như đột quỵ; U não hoặc do di chứng chấn thương…
Ngoài ra, đau đầu không thuộc nhóm bệnh lý thì thường có nguyên nhân từ áp lực công việc, gia đình, xã hội hay những thói quen sinh hoạt không khoa học gây nên.
Để giải quyết những cơn đau này, người bệnh nên kiểm soát căng thẳng, thư giãn tinh thần; Uống nhiều nước mỗi ngày; Luyện tập thể dục đều đặn; Ăn nhiều rau xanh; Hạn chế rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích; Bổ sung các vitamin cần thiết mà cơ thể đang thiếu hụt…
Phát hiện "công tắc" biến thuốc thông thường thành vũ khí chống ung thư
Các nhà khoa học đến từ Đại học Southampton (Vương quốc Anh) đã phát hiện ra cách để biến đổi thuốc kháng thể, vốn được phát triển để điều trị bệnh tự miễn thành vũ khí chống lại ung thư.
Bệnh tự miễn là bệnh sinh ra do sự rối loạn xảy ra trong hệ miễn dịch. Ở người mắc bệnh tự miễn, hệ miễn dịch lại xem chính các tế bào nào đó của cơ thể là các tác nhân xâm hại nên quay ra tấn công chúng. Một số bệnh tự miễn phổ biến có thể kể đến là: đái tháo đường type 1, lupus ban đỏ (SLE), hội chứng Sjgren, hội chứng Churg-Strauss, viêm tuyến giáp Hashimoto, bệnh Basedow...
Quay trở lại với nghiên cứu được đề cập ở đầu bài, nhóm tác giả đã tập trung vào 1 phân tử có tên CD40, thường hiện diện trên bề mặt của các tế bào miễn dịch và có vai trò nhất định đối với bệnh tự miễn và ung thư.
Cụ thể, đối với bệnh tự miễn, CD40 được cho là chất xúc tác làm tăng xác suất hệ miễn dịch tấn công vào các mô khỏe mạnh. Ngược lại, đối với bệnh ung thư, CD-40 lại đóng vai trò là chất ức chế, giúp tế bào ung thư "lẩn trốn" hệ miễn dịch.
"Nhắm vào CD40 với thuốc kháng thể có thể là chìa khóa cho cả 2 loại bệnh lý", GS Mark Cragg, đại diện nhóm tác giả, nhận định.
Để làm được điều này, nhóm tác giả đã phát triển thuốc kháng thể theo 2 hướng: hoạt hóa (chất chủ vận) hoặc ức chế (chất đối kháng) con đường miễn dịch CD40. Điều đáng chú ý là kháng thể đối kháng CD40 lại có thể dễ dàng chuyển đổi thành chất chủ vận, bằng cách thay đổi một phần cấu trúc của kháng thể.
Chất chủ vận được tạo ra bằng phương pháp này thậm chí có khả năng kích thích sự tấn công của hệ miễn dịch và điều trị ung thư hiệu quả hơn cả các loại kháng thể nhắm vào CD40, đang được thử nghiệm lâm sàng.
"Có thể chuyển đổi linh hoạt giữa thuốc chữa bệnh tự miễn và thuốc điều trị ung thư, thông qua 1 chiếc "công tắc" đơn giản thực sự là một điều rất mới mẻ. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục nghiên cứu sâu vào cơ chế của hiện tượng chuyển đổi này và hi vọng rằng, nó có thể được áp dụng với nhiều loại thuốc khác" - GS Mark Cragg nhấn mạnh.
Đau đầu do dị ứng và lời giải thích của các chuyên gia Nếu những cơn đau kéo dài, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày, bạn đừng ngại ngần nhờ tới sự trợ giúp từ chuyên gia để xác định nguyên nhân và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp nhất. Theo Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, đau đầu là một trong tình trạng phổ biến mà hầu hết mọi...