Đau đầu Tết ở nhà nội hay về nhà ngoại
Với quan niệm truyền thống đã có từ lâu “lấy chồng phải theo chồng” đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người dân Việt, có rất nhiều người phụ nữ vẫn phải lặng lẽ giấu những nỗi buồn, nỗi nhớ về cái Tết trong vòng tay cha mẹ…
Nhưng, để có một điều ước thì bất cứ ai cũng đều mong vào một ngày gần nhất họ được trở về đón một cái Tết đầm ấm, trọn vẹn bên người thân ruột thịt.
Chị Võ Thị Xuân, ngụ quận 6, TP.HCM tâm sự: “Quê tôi ở Kon Tum, chồng lại ở Phú Yên, vợ chồng tôi làm ăn ở Sài Gòn. Nhớ năm đầu tiên lấy nhau về, không lường trước được việc ăn Tết bên nào lại phức tạp như vậy nên vợ chồng tôi giận nhau to và quyết định ở lại thành phố. Cuối cùng giáp Tết buồn và nhớ quê quá nên tự mỗi người đón xe về quê ăn Tết”.
Mặc dù mới lấy chồng 2 năm nhưng chị Vũ Thảo Linh (Hưng Yên) cũng tâm sự rằng: “2 năm tôi đi lấy chồng thì cũng là 2 năm tôi chưa được đón Tết cùng mẹ, thực sự cũng rất nhớ nhà và muốn về nhà đón Tết cùng mẹ. Thế nhưng, tôi cũng chỉ có thể về thăm mẹ khi đã lo xong việc bên nhà nội”.
Không những thế, chỉ riêng với nhiều gia đình, Tết nội hay Tết ngoại đã trở thành một “trận chiến” đối với nhiều gia đình.
Anh Hồng Anh (Thạch Thất, Hà Nội) than thở, quê anh và nhà vợ chỉ cách nhau gần 40 km. Nhà ngoại ở trung tâm Hà Nội và suốt 3 Tết rồi, vợ anh luôn muốn ở lại đón giao thừa tại Thủ đô, mùng một mới về quê chồng.
“Mình đã chiều vợ mấy năm rồi, cũng phân tích cho cô ấy hiểu như vậy là làm khó chồng. Năm nào mùng một thì gia đình các chị em gái, anh trai cũng tập trung ở nhà mình ăn uống rồi đi chúc Tết. Mọi năm, khi mọi người đã đến đông đủ, hai vợ chồng mình mới vác mặt về, bố mẹ không hài lòng, cả nhà cũng nói ra nói vào mãi”, anh Bách kể.
Năm nay, nghĩ vợ đã hiểu chuyện và tự động cùng chồng về quê ngay sau ngày được nghỉ Tết nên khi nghe chị bày tỏ ý định ở lại đêm giao thừa nhà bố mẹ đẻ, anh đã vô cùng tức giận. “Cô ấy thực sự không biết điều. Từ mấy hôm nay tôi không thèm nói với vợ câu nào”, anh nói.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Ngày nay, nhiều phụ nữ hiện đại không muốn sống chung với nhà chồng. Bởi họ cho rằng hôn nhân là việc của hai người cảm thấy yêu thương, hòa hợp muốn gắn bó xây dựng tổ ấm riêng, chứ không phải rước dâu về để có thêm người hầu hạ. Tuy nhiên, Tết vui vầy cùng cha mẹ, anh chị em vốn là truyền thống lâu đời của người Việt, và bên nào cũng muốn được ăn Tết cùng gia đình, do đó cần thiết phải bàn bạc, đưa ra một giải pháp chung nhất để tránh tranh cãi.
Chuyên gia tâm lý Trần Thị Ngọc Lan trả lời trên một trang báo: “Hôn nhân ngoài tình yêu còn là trách nhiệm, việc về nhà chồng, hay nhà vợ ăn Tết là trách nhiệm của cả hai bên chứ không riêng gì phụ nữ phải chịu thiệt thòi. Thế nên, dẫu hoàn cảnh thế nào, thì vợ và chồng cũng nên chia đều khoảng thời gian nghỉ Tết của mình để vui vầy bên cha mẹ người thân”.
Nhiều gia đình chọn cách một năm ăn Tết quê chồng, một năm ăn Tết quê vợ. Những gia đình gần nhau thì thống nhất chia đôi ngày nghỉ, một nửa bên ngoại, một nửa bên nội, hay ai về nhà nấy… Chuyên gia tâm lý Ngọc Lan cho biết thêm: “Dù có dùng cách nào đi chăng nữa, cũng là thỏa thuận của cả hai bên, để cả vợ và chồng đều hài lòng vừa ý. Và một khi đã thống nhất giải pháp, thì cùng nhau thực hiện. Đừng tùy hứng, hơn thua để xảy ra tranh cãi mà dịp Tết mỗi năm mới có một lần lại mất vui”.
Ai cũng có cha mẹ, quê xứ, đó là thứ tình cảm thiêng liêng của mỗi người mà đối phương phải tôn trọng. Cần bình tĩnh nhường nhịn, nghĩ một chút cho nhau thì Tết sẽ đầm ấm yên vui cho cả hai bên nội ngoại.
Phương Nghi (t/h)
Theo giadinh.net.vn
Tôi hối hận vì đã hết lòng lo cho gia đình
Tôi hối hận vô cùng vì mình đã quá chăm lo cho gia đình. Đồng tiền làm ra tôi không dám chi tiêu chỉ muốn gửi về nhà. Nhưng ở nhà, do có tiền nên mẹ và em mới sa vào con đường lầm lỗi.
Tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo khó. (Ảnh minh họa)
Chị em tôi phải đi cắt rau cho heo hoặc kéo lưới khi có người nhờ để xin gạo về cho mẹ. Mẹ tôi lặn lội thức khuya dậy sớm đi phụ hồ để nuôi con. Không biết bao nhiêu lần mẹ phải đi cầu cứu gia đình nhà ngoại để xin tiền.
Còn ba tôi là một người đàn ông vô trách nhiệm, chỉ biết nghĩ cho bản thân. Ba kiếm được đồng nào tiêu xài đồng ấy, hi hữu ông mới mua được miếng thịt miếng cá cho con.
Bởi thế, có lần vì quá túng thiếu, mẹ đã phải lén lấy trộm tiền của ba để mua gạo và bị ông đánh thừa chết thiếu sống. Nhưng vài năm sau, ông cũng rời xa ba mẹ con tôi trong một vụ tai nạn. Lớn lên trong hoàn cảnh như thế, tôi rất thương mẹ, tự hứa lớn lên sẽ hiếu thảo để nuôi mẹ và em.
Cuộc sống lay lắt qua ngày cho đến khi tôi được 18 tuổi. Tôi thấy nếu mình cứ ở quê mãi thì chẳng khá lên được nên theo người làng vào miền Nam xin làm công nhân.
Ở đây, tôi được người cùng làm mai mối giới thiệu đi làm giúp việc ở Đài Loan. Nhận thấy con đường này phù hợp cũng là cơ hội thoát nghèo để lo cho gia đình nên tôi chăm chỉ học tiếng.
Sau hơn một năm tôi tìm được chỗ làm và xuất ngoại. Tôi may mắn gặp được chủ nhà tốt, nhờ làm việc chăm chỉ nên lương bổng cao. Bao nhiêu tiền kiếm được tôi đều dành dụm gửi về nhà.
Tôi đi được 5 năm, số tiền gửi về đủ để cho gia đình có cuộc sống đầy đủ. Mẹ còn xây được một căn nhà khang trang. Mỗi lần gọi về nhà, thấy mọi thứ thay đổi, mẹ khỏe mạnh là tôi mừng.
Bao nhiêu sự vất vả, cô đơn ở xứ người cũng trở nên nhẹ nhàng. Tôi nhất quyết không đồng ý cho em trai đi làm vì sợ em cực khổ. Tôi muốn em đi học lại để có thể kiếm được một cái nghề ổn định.
Nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì tôi đã phải nhận tin sốc. Tôi mới gửi tiền về thanh toán hết nợ xây nhà khoảng một năm, dự định sẽ tích lũy ít tiền cho bản thân. Tuy nhiên, hàng tháng, tôi vẫn gửi cho mẹ một số tiền dù không nhiều như trước. Số tiền bị giảm sút hình như làm mẹ không vui.
Mẹ thường xuyên gọi điện để kể việc nọ việc kia để xin tiền. Tôi thấy mẹ mình trở nên vô tâm và tham tiền. Mẹ không cần quan tâm ở bên này, tôi phải vất vả như thế nào để kiếm tiền cả.
Đang bực bội trong suy nghĩ thì tôi hay tin ở nhà, mẹ tôi bị bệnh phải nhập viện còn em trai bị bắt vì nghiện ngập. Tôi vội vàng trở về nhà để xem tình hình ra sao.
Tôi không ngờ, mẹ và em chỉ thực sự sống ổn trong năm đầu tôi đi. Sau đó, vì có tiền trong tay mẹ không phải đi làm lại sinh ra bài bạc. Không những thế mẹ còn cặp bồ với người đàn ông khác và bao luôn chi tiêu cho họ bằng số tiền mồ hôi nước mắt của tôi.
Tôi hối hận vì mình chu cấp tiền cho mẹ và em trai không đúng cách. (Ảnh minh họa)
Còn em trai ham chơi, học hành không tử tế lại sẵn tiền nên rơi vào con đường nghiện ngập. Tất cả những điều xảy đến với gia đình tôi đều do "nhàn cư vi bất thiện" mà ra. Nếu tôi không cáng đáng hết, chu cấp tiền bạc đầy đủ chắc mẹ và em tôi không trở nên như thế.
Do gần đây, tôi gửi tiền về ít, mẹ không đủ tiền để chu cấp cho người tình mới bị đánh đến nỗi phải đi cấp cứu. Khi tôi về đến nhà, người đàn ông đó đã cuốn gói ra đi. Tôi vừa chăm mẹ trong bệnh viện vừa lo cho em trai trong trại tạm giam.
Tôi hối hận vô cùng vì mình đã quá chăm lo cho gia đình. Đồng tiền làm ra tôi không dám chi tiêu chỉ muốn gửi về nhà. Nhưng ở nhà, do có tiền nên mẹ và em mới sa vào con đường lầm lỗi. Nghĩ lại, thương yêu người thân không đúng cách không khác gì làm hại họ.
Diệu Như
Theo phunuonline.com.vn
Cô nàng ế sưng vẫn quyết chia tay trai 'ngon' đúng sát Tết vì nghe chàng nói về 'kế hoạch ăn Tết' trong tương lai Cuối tuần gặp nhau, nhân không khí nhà nhà người người chuẩn bị thu xếp công việc về quê đón Tết, chàng với nàng cũng bàn đến chuyện tương lai sau này liên quan tới cái vụ Tết nhất này luôn... Khi biết nàng quen rồi yêu chàng, ai cũng xuýt xoa nàng vớ bẫm. 29 cái xuân xanh, già ế rồi vẫn...