Đau đầu sau khi ăn bắt nguồn từ những nguyên do không ai ngờ này
Đ au đầu dữ dội sau bữa ăn có thể là dấu hiệu cảnh báo của những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng này.
Đau đầu là triệu chứng thường gặp ở không ít người sau khi họ tiêu thụ thực phẩm. Đây thực sự là vấn đề quan trọng bạn không nên bỏ qua. Thông thường, đau đầu sau bữa ăn là dấu hiệu giúp cảnh báo cơ thể đang trong tình trạng tốt hay xấu. Dưới đây là một số nguyên nhân và hướng dẫn của các chuyên gia nhằm giải quyết tình trạng này:
Đau đầu là triệu chứng thường gặp ở không ít người sau khi họ tiêu thụ thực phẩm.
Sử dụng nhiều bánh kẹo hay đồ ăn chứa nhiều đường sẽ khiến bạn cảm thấy đầy bụng, khó chịu và đau đầu. Trên thực tế, theo Medhat Mikhael, chuyên gia y khoa kiêm giám đốc Trung tâm sức khỏe Spine MemorialCare Orange Coast, hấp thụ đường có khả năng khiến lượng đường huyết trong máu tăng cao đột ngột rồi nhanh chóng giảm dần.
Tình trạng này dẫn đến hiện tượng hạ đường huyết sau bữa ăn, từ đó gây chóng mặt và đau đầu. Trong trường hợp nghiêm trọng, Viện y tế về bệnh tiểu đường, tiêu hóa và thận Hoa Kỳ và Viện y tế Mayo cho biết, một số người còn cảm thấy yếu cơ, ra mồ hôi và hơi run rẩy.
Sử dụng nhiều bánh kẹo hay đồ ăn chứa nhiều đường sẽ khiến bạn cảm thấy đầy bụng, khó chịu và đau đầu.
Dư thừa muối
Tiêu thụ một lượng lớn đồ ăn chứa nhiều muối như thực phẩm đông lạnh, nước sốt cà chua, pho mai đã qua chế biến có thể tác động tới sức khỏe. Theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, những người hấp thụ khoảng 8000 mg natri mỗi ngày có nguy cơ bị đau đầu cao hơn 33% so với người chỉ dùng 4000 mg. Do đó, các chuyên gia khuyên người bình thường không nên tiêu thụ quá 1500 mg natri để duy trì sức khỏe tổng thể.
Lượng natri dư thừa sẽ làm tăng thể tích máu, chiếm không gian lớn trong thành mạch máu. Việc các mạch máu phải giãn nở để chứa chất này có thể gây đau đầu.
Tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều chất tyramine
Sở hữu hương vị thơm ngon, các loại thực phẩm như phô mai, rượu vang đỏ và thịt muối cũng chứa nhiều chất tyramine. Tổ chức Headache Hoa Kỳ lưu ý, đây là một loại axit amin có khả năng thúc đẩy sự xuất hiện của những cơn đau nửa đầu.
Các thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản hóa học như nitrat, sunfat và mononatri glutamat có thể gây đau đầu bằng tăng cường lượng máu lưu thông lên não. Theo Tổ chức Headache Hoa Kỳ, những chất phụ gia này thường có mặt trong các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, đồ hộp.
Video đang HOT
Sở hữu hương vị thơm ngon, các loại thực phẩm như phô mai, rượu vang đỏ và thịt muối cũng chứa nhiều chất tyramine.
Đau quai hàm
Bạn có khả năng đang phải đối mặt với hội chứng myofascial nếu những cơn đau xuất hiện khi nhai thực phẩm. Daria Hamrah, chuyên gia y khoa tại Trung tâm phẫu thuật răng miệng và mặt ở Nova Surgicare cho biết, đau đớn xảy ra mỗi khi quai hàm người bệnh di chuyển. Giống hiện tượng đau cơ khi làm việc quá sức, những cơn đau có thể xuất hiện nếu cơ hàm hoạt động quá nhiều.
Các cơ làm việc kéo dài có thể dẫn tới những cơn đau đầu nhức nhối. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn nên chườm đá vào quai hàm và dùng thuốc giảm đau chống viêm. Nếu những cơn đau vẫn tiếp diễn, đừng ngại ngần tới khám bác sĩ nha khoa.
Không dung nạp thực phẩm
Một số nghiên cứu đã chỉ ra, bệnh celiac có liên quan tới chứng đau nửa đầu. Ngoài ra, nhiều bằng chứng khác cũng cho thấy mối liên hệ giữa hiện tượng đau đầu với tình trạng không dung nạp lactose. Tuy nhiên, theo Laren Tan, chuyên gia y khoa kiêm nhà nghiên cứu về bệnh phổi và tâm thần học tại Đại học y Loma Linda, khẳng định gluten và các thực phẩm làm từ bơ sữa dẫn đến đau đầu vẫn cần được chứng minh thêm.
Tuy nhiên, nếu nghi ngờ, bạn cũng nên tránh sử dụng những loại thực phẩm này. Các triệu chứng có thể biến mất nhanh chóng nếu người bệnh kiêng khen đầy đủ.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra, bệnh celiac có liên quan tới chứng đau nửa đầu.
Cảm giác ê buốt đau đầu mỗi khi ăn kem chính là hiện tượng “tê não” (sphenopalatine ganglioneuralgia). Khi một thứ gì đó lạnh kích thích miệng, thành mạch máu sẽ nhanh chóng co và giảm lượng máu lưu thông lên não. Từ đó, những cơn đau sẽ xuất hiện xung quanh trán và tự động biến mất sau 1-2 phút.
Tuy sử dụng thuốc có thể ngăn chặn cơn đau tức thời, bạn sẽ không thể giải quyết triệt để vấn đề này. Mỗi khi cơn đau tấn công, mọi người hãy viết ra những triệu chứng và các loại thực phẩm vừa tiêu thụ ra giấy. Nếu vấn đề này không bắt nguồn từ thực phẩm hay đồ uống và có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên gia y khoa.
Nguồn: Womenshealthmag
Phân biệt tình trạng sốc nhiệt và kiệt sức vì nắng nóng
Kiệt sức do nhiệt và sốc nhiệt là hai vấn đề sức khỏe nguy hiểm liên quan tới nắng nóng. Dù sở hữu nhiều đặc điểm tương tự, các tình trạng sức khỏe này có những triệu chứng khác nhau cơ bản mọi người cần lưu ý.
Kiệt sức do nhiệt có thể xảy ra trước tình trạng sốc nhiệt. Khi gặp phải hiện tượng này, người bệnh thường tiếp xúc trực tiếp với khu vực có nhiệt độ và độ ẩm cao. Làm việc quá sức trong môi trường nóng nực kèm với mất nước sẽ dễ dàng gây kiệt sức. Tình trạng này có thể xảy đến nhanh chóng và ảnh hưởng trong vài ngày tiếp theo.
Trái lại, sốc nhiệt là vấn đề sức khỏe rất nghiêm trọng. Nếu không điều trị kịp thời, chúng có thể gây tử vong. Tình trạng này được chia thành hai dạng chính: Sốc nhiệt kinh điển và sốc nhiệt gắng sức.
Kiệt sức do nhiệt có thể xảy ra trước tình trạng sốc nhiệt.
Sốc nhiệt kinh điển xảy đến từ từ, thường tấn công những người có sức đề kháng kém như trẻ em và người già. Trái lại, Jennifer Caudle, chuyên gia y khoa kiêm phó giáo sư tại Trường Y Osteopathic Rowan cho biết, sốc nhiệt gắng sức thường ảnh hưởng tới vận động viên thể thao, những người phải hoạt động cường độ cao trong môi trường nóng bức.
Triệu chứng cơ bản
Kiệt sức do nhiệt: Khi bạn không đủ khả năng làm mát chính mình, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao. Ra nhiều mồ hôi, da nhờn có thể đi kèm với mệt mỏi, chóng mặt và lo âu là những dấu hiệu cơ bản. James L. Glazer, chuyên gia y khoa tại Phòng khám Manhattan cho biết, mọi người thường gặp phải hiện tượng đau đầu và tăng nhịp tim khi bị kiệt sức do nhiệt. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh sẽ ngất xỉu.
Sốc nhiệt: Người bị sốc nhiệt có thể ngừng ra mồ hôi, da đỏ, khô và nóng. Tuy nhiên, hiện tượng này không đúng trong mọi trường hợp. Khi nhiệt độ cơ thể tăng tới 40C hoặc cao hơn, họ thường trở nên chóng mặt, gặp vấn đề về đi lại kèm với các dấu hiệu như đau đầu, nôn mửa, da chuyển màu đỏ, mạch đập tăng nhanh, khó thở hoặc mất nhận thức.
Khi bạn không đủ khả năng làm mát chính mình, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao.
Biện pháp giải quyết
Kiệt sức do nhiệt: Di chuyển người bệnh vào khu vực mát mẻ, có bóng râm hoặc điều hòa là việc làm rất quan trọng. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa nhiệt độ tiếp tục tăng cao. Khi thấy người bị kiệt sức có dấu hiệu hồi phục, bạn không nên để họ ra ngoài nắng ngay lập tức vì có thể gây tái phát.
Người bệnh cần uống nước mát, nghỉ ngơi, thư giãn chân và cởi quần áo nếu có thể. Khi gặp phải tình trạng kiệt sức này, cơ thể bạn sẽ dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với nhiệt trong một tuần sắp tới. Do đó, mọi người nên nghỉ ngơi thường xuyên và tránh hoạt động cường độ cao vào thời điểm này.
Sốc nhiệt: Điều đầu tiên mọi người cần làm khi bị sốc nhiệt là gọi cấp cứu. Dan Gingold, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ cấp cứu tại Trung tâm y tế Mercy ở Baltimore lưu ý rằng, tình trạng sức khỏe này có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Điều đầu tiên mọi người cần làm khi bị sốc nhiệt là gọi cấp cứu.
Trong thời gian chờ đợi các chuyên gia y tế tới, bạn hãy đưa người bệnh vào khu vực mát mẻ và nhanh chóng giúp họ hạ nhiệt. Nếu có điều kiện, mọi người nên dùng đá để chườm lạnh trong 15-20 phút hoặc dùng khăn mát lau người. Cho người bệnh uống nước hoặc các loại đồ uống thể thao nếu họ còn tỉnh táo và có nhận thức.
Cách phòng ngừa
Dù tình trạng kiệt sức do nhiệt và sốc nhiệt có thể gây nên những vấn đề nghiêm trọng, mọi người sẽ không cần bận tâm tới chúng nếu biết cách phòng ngừa. Dưới đây là một vài phương pháp hiệu quả giúp bạn bảo vệ sức khỏe trong những ngày hè nắng nóng:
Uống nước thường xuyên: Theo Cơ quan Quản lý vấn đề an toàn và sức khỏe lao động Hoa Kỳ, mọi người nên uống khoảng một ly nước sau mỗi 15 phút khi tiếp xúc với khu vực có nhiệt độ cao.
Tránh tập thể dục trong môi trường nóng: Thay vào đó, bạn nên hoạt động trong nhà hoặc điều chỉnh thời gian tập luyện để tránh nóng bức.
Không nên tập luyện trong môi trường nóng.
Sử dụng nước uống có chất điện giải: Các loại đồ uống này có khả năng bù nước nhanh chóng, đặc biệt khi bạn vừa hoạt động với cường độ cao.
Tránh uống rượu buổi đêm: Rượu sẽ làm cơ thể mất nước nhanh chóng là điều không quá mới mẻ.
Chú ý dự báo thời tiết: Nếu có một đợt nắng nóng sắp xảy đến ở khu vực bạn, hãy sắp xếp lại lịch trình công việc trong ngày để bảo vệ sức khỏe.
Ăn mặc phù hợp: Sử dụng quần áo rộng rãi thoáng mát, sáng màu, đội mũ che đầu và cổ mỗi khi ra đường.
(Nguồn: Pre)
Theo Helino
Bé trai bất tỉnh vì ăn vải khi đói: ghi nhớ quy tắc "4 người, 2 thời điểm" cần tránh Sau khi ăn 20 quả vải, cậu bé 7 tuổi đột nhiên sùi bọt mép, ngất xỉu, mồ hôi chảy ướt đẫm. Vải là loại quả khá quen thuộc với các nước có khí hậu nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Quả vải mọng nước, thơm ngọt được rất nhiều người yêu thích thưởng thức trong hè. Mặc dù có hương vị...