Đau đáu nỗi buồn Tạp chí game Việt Nam
Sau nhiều năm trời tung hoành trên thị trường, giờ đây các tạp chí về trò chơi điện tử nội địa chỉ còn khiến fan hâm mộ tiếc nuối.
Một thập kỷ qua, sự phát triển vượt bậc của trò chơi trực tuyến tại t Nam một phần lớn là nhờ được các phương tiện truyền thông cỗ vũ tối đa. Trong đó không thể không kể tới những tạp chí game nội địa (vẫn thường được giới trẻ gọi với cán thân mật là “báo game”) như Thế Giới Game hay t Game. Thời kỳ vàng son của các tạp chí này diễn ra suốt 4, 5 năm trời và chúng nhanh chóng trở thành món ăn không thể thiếu đối với tín đồ ảo.
Thế nhưng hiện tại mọi chuyện đã thay đổi 180 độ, bắt đầu từ sự kiện t Game tuyên bố đóng cửa vô thời hạn và sau đó Thế Giới Game thay đổi nội dung bài viết. Vẫn biết đây là điều tất yếu phải xảy đến trong tình trạng khó khăn cùng cực của thị trường, tuy nhiên chúng vẫn để lại không ít nỗi buồn cho fan hâm mộ nước nhà.
Thời vàng son
Xuất hiện từ cuối tháng 11/2003, Thế Giới Game trở thành tạp chí trò chơi điện tử bài bản đầu tiên của người t. Gần như ngay lập tức nó nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt từ phía game thủ (thực ra trước đó Game đã là một chuyên mục trong PCWorld nhưng chưa phong phú và tách biệt). Bất chấp giá cả không phải là rẻ so với lúc bấy giờ (7.000 VNĐ) nhưng cứ đến ngày 25 hàng tháng là cư dân mạng lại tấp nập tới sạp báo “săn hàng”.
“Hàng tháng mình chỉ chờ đến ngày phát hành TGG để ra hiệu sách mua báo về, đôi khi báo về trễ vài ngày nhưng cứ mua được là quên hết mọi thứ phiền toái… Mình coi TGG như một người bạn thân thiết, mỗi khi ngồi rỗi là lại đem ra đọc, cứ nhìn thấy thùng báo cũ là bao nhiêu kỉ niệm tuổi học trò tràn về…”, một game thủ tâm sự, đây cũng là suy nghĩ của hàng vạn tín đồ ảo khác.
Món ăn không thể thiếu trên các sạp báo.
Nên nhớ, những ngày đầu tiên khi Võ Lâm Truyền Kỳ về t Nam, chính loạt bài giới thiệu trên Thế Giới Game đã góp một phần lớn khiến lượng CCU đăng nhập vô cùng khủng khiếp (năm 2004 chưa có mấy báo mạng nên báo giấy là cách duy nhất để gamer nghe ngóng về game mới). Sau này trong hồi ký của mình, ông Lê Hồng Minh – Tổng GĐ VNG – cũng phải thừa nhận điều này và gửi lời tri ân những người bạn thân thiết tại tòa soạn Bút Trẻ.
Tới năm 2006, tạp chí t Game ra đời và trở thành đối thủ trực tiếp của Thế Giới Game. Từ phong cách viết bài cho tới phong cách trình bày khiến nó có được lượng fan hâm mộ có phần còn đông đảo hơn đàn anh đi trước. Khi đó giá một số t Game cao hơn nhiều (15.000 VNĐ) nhưng lại dày hơn, nhiều thông tin hơn.
Video đang HOT
Sự ra đời của t Game khiến cuộc ganh đua giữa các tạp chí trở nên quyết liệt.
Sau này, khi các trang tin về game liên tục chào đời, 2 tạp chí trên vẫn có chỗ đứng tương đối vững chắc, nguyên nhân chính là vì các bài review, preview công phu. Hơn thế nữa, nó tạo cảm giác hưng phấn hơn hẳn cho người đọc khi cầm trên tay số báo mà mình vẫn yêu thích nhiều năm qua. “Đến giờ mình vẫn mua báo viết hàng tháng, đơn giản vì khi đọc báo viết, cầm tờ báo nó hay hơn là khi chỉ đọc trên màn hình. Có thể báo mạng update nhanh thông tin, review nhanh hơn báo viết, nhưng mình thích cầm đọc hơn vì thích cái cảm giác sở hữu nó”, nhiều thành viên trên diễn đàn chia sẻ.
Giờ ở nơi đâu?
Không phải nhắc lại nhiều về năm 2010 khó khăn cùng cực của làng game t, giai đoạn này đã khiến cả game thủ và các NPH phải đau đầu, số lượng game đóng cửa lên tới 20 (kỷ lục) và bi đát hơn khi nó kéo theo tạp chí t Game phải ngừng xuất bản vô thời hạn (từ ngày 20/08/2010). “Nhằm chuẩn bị cho một hình thức mới phù hợp hơn với xu hướng xã hội”, công ty Bút Trẻ giải thích nguyên nhân dẫn tới quyết định trên.
Tuyên bố ngừng phát hành của t Game hồi tháng 8 năm ngoái.
Trong khi đó, nội dung của Thế Giới Game cũng có nhiều thay đổi về mặt căn bản, giờ đây số lượng các bài nhận xét, đánh giá game giảm xuống thay thế bằng… chuyên mục phim ảnh. Rất nhiều fan hâm mộ tỏ ra tiếc nuối dẫu họ biết rằng chính bản thân tòa soạn báo này cũng không muốn như vậy mà chỉ vì “xu thế chung” mà thôi.
“Số tháng 11/2010 quả thực là shock quá độ. TGG đúng là có ghi: Chuyên San Game Và Giải Trí, nhưng yếu tố game bị thu hẹp như thế này thì khó chấp nhận được, nếu viết về cờ vây, phim ảnh thì có các tạp chí chuyên nghiệp rồi, đã là tạp chí về game thì phải viết có hồn một tí chứ toàn mấy cái bài tổng hợp vài ba dòng”, game thủ nickname NO tâm sự trên diễn đàn GameVN.
Trên thực tế, từ khi báo mạng phát triển rầm rộ thì báo giấy cũng chỉ còn là món ăn phụ mang tính chất tinh thần với các fan gạo cội mà thôi. Phần lớn gamer t lúc này đều muốn cập nhật tin tức nhanh, không có nhiều người cảm thấy quý giá một bài review, preview game. Chính vì thế doanh thu mà các tạp chí game thu về bắt đầu giảm xuống.
Sự phát triển của báo mạng và thị trường ảm đạm khiến các tòa soạn khó khăn.
Sau khi các NPH trong nước không còn được phép quảng bá game, nguồn thu dành cho tòa soạn lại càng bi đát (nên nhớ nhuận bút cho mỗi bài báo giấy là rất lớn chứ không như báo mạng, hơn nữa kinh phí duy trì tòa soạn cũng không phải là ít). Mặt nội dung lại bị hạn chế vấn đề bạo lực nên việc tìm tới quảng cáo phần cứng là điều tất yếu.
Nói chung, sự biến mất của t Game và đi xuống về mặt nội dung của Thế Giới Game là điều hết sức đáng tiếi thị trường game nước nhà nói chung và game thủ nói riêng. 2 tạp chí này đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của ngành công nghiệp trò chơi trực tuyến nội địa, hy vọng ngày trở lại của chúng không còn xa nữa.
Theo PLXH
Gameplay vs Cốt truyện: Cuộc chiến hay là cái bắt tay
Sẽ chẳng có ai chiến thắng trong cuộc chiến giữa gameplay và cốt truyện vì đơn giản, đó là mối quan hệ cộng sinh.
Trước tiên hãy bắt đầu với những luận điểm kiểu như: "Gameplay hấp dẫn có thể cứu lấy cả một câu truyện dở nhưng một câu truyện hay không thể cứu được gameplay tẻ nhạt", "Tựa game này chán chết. Người chơi thích nó chỉ vì những đoạn cắt cảnh lòe loẹt làm lóa mắt", "Kể truyện trong game là không cần thiết bởi vì lồng truyện vào game là ngớ ngẩn", "Nếu tôi muốn đọc cốt truyện hay, tôi sẽ tìm đến với một quyển sách"... Tất cả những lời kết luận/khẳng định đó nên được chấm dứt ngay lập tức.
Cốt truyện và gameplay không phải là 2 thứ có thể tách rời dễ dàng.
Thế giới game là một nền văn hóa muôn màu và riêng biệt với những đặc điểm khác thường, được hình thành theo nhiều dạng khác nhau và mang đến cảm xúc cho tất cả mọi người. Với sự ra đời của những tựa game casual, Wii và Facebook, nền công nghiệp game đang mở rộng ra nhiều đối tượng khán giả hơn xưa. Muốn khám phá thế giới, muốn sở hữu một con thú cưng kỳ lạ hay chỉ đơn giản là muốn bắn súng mà không bị cấm, người ta sẽ tìm đến game. Nhưng có những người nhìn nhận game như một thứ văn hóa của riêng họ.
Thực ra tất cả mọi người đều bị "dính chặt" vào ý kiến của riêng họ khi sản sinh và "tiêu thụ" game. Vì thế nếu bạn không quan tâm đến lối kể truyện, ghét những đoạn cắt cảnh loằng ngoằng hay coi phần cốt truyện của game là thứ đáng vứt đi thì... cũng chẳng sao cả. Và kể cả nếu bạn muốn nhà phát triển hãy ngừng quan tâm đến cốt truyện mà tập trung vào thiết kế và gameplay thì cũng cứ nói với họ.
Thế nhưng, hãy nhớ một điều rằng game không thuộc về bất kỳ một nhóm người nào cả. Game phục vụ những game thủ casual ở mức độ không khác gì những game thủ hardcore, từ đứa trẻ 9 tuổi cho đến ông già đã 90 cũng không có sự khác biệt.
Nhiều người tìm đến game chỉ vì nó mang cốt truyện của một sản phẩm giải trí ăn khách khác.
Rất nhiều nhà phát hành game, trái lại, lại muốn bán các tựa game dựa trên những tác phẩm văn học, truyện tranh ăn khách và dĩ nhiên là cũng rất nhiều game thủ muốn bỏ tiền ra để sỡ hữu chúng. Một lượng lớn game thủ đến với game do động lực đến từ các phương tiện giải trí khác như phim ảnh, truyện tranh... thậm chí trước đó, họ còn không có khái niệm gì về game.
Vì thế khi game ra mắt với một cốt truyện hấp dẫn thì đã là đủ để những gì họ từng mơ ước trở thành hiện thực, dù cho thực tế thì nhiều game tương tự như vậy có gameplay dở tệ.
Ngoại trừ những game thủ mà thế giới của họ chỉ quanh quẩn gồm toàn những mini game như đánh bài, xếp hình, dò mìn... thì điều mà tất cả giới game thủ hướng tới đó là cốt truyện trong game. Người chơi có thể ghét những đoạn cắt cảnh dài, chưa từng thuộc qua một câu truyện dù là đơn giản, những đoạn hội thoại ngốc nghếch nếu như nhà phát triển không chú trọng vào việc xây dựng cốt truyện. Nhưng họ hẳn nhiên, lại không muốn loại bỏ yếu tố cốt truyện trong game vì không một ai thích thứ gameplay "trần trụi" cả.
Một số trường hợp ngoại lệ: game không cần cốt truyện.
Game bắn súng sẽ chẳng có gì hay nếu như nó yêu cầu bạn chỉ việc bắn những mục tiêu di động phía trước, game đánh đấm sẽ chỉ là "ra oai" với những hộp các tông vô tri vô giác. Để biến "mục tiêu" của game thủ trở nên sống động thì bắt buộc, một tựa game phải có cốt truyện.
Và vì thế, tất cả những gì mà chúng ta cần phải làm đó là loại bỏ những luận điểm thiển cận đã đưa ra ở trên. Gameplay và cốt truyện không phải là một cuộc đối đầu giữa 2 phe phái mà đó là mối quan hệ cộng sinh.
Với những ai vẫn cho rằng họ chỉ cần 1 trong 2 thứ là đủ thì tốt thôi, đó là sự cảm nhận của mỗi người.
Theo PLXH
Top 8 nhân vật nữ khiêu gợi nhất trong World of WarCraft Những cái tên đã quá quen thuộc với chúng ta như Tyrande Whisperwind, Sylvanas Windrunner hay Jaina Proudmoore. 8. Magna Aegwyn Aegwynn, một nữ chiến binh đầy nhiệt huyết, đã dành được sự tán thưởng của Hội đồng Tirisfal và được mang vinh dự trở thành Guardian. Mang trong mình sức mạnh gần như vô tận, Aegwynn có thể nhận thấy một số...