Đau đầu, ngực và các khớp khi thời tiết thay đổi
Thi thoảng thay đổi thời tiết, lại thấy đau đầu, đau ngực và đau ở các khớp. Xin hỏi bác sĩ cách điều trị và chăm sóc mẹ tôi như thế nào thì hiệu quả nhất?
Mẹ tôi 54 tuổi, bị bệnh huyết áp thấp. Thi thoảng thay đổi thời tiết, lại thấy đau đầu, đau ngực và đau ở các khớp. Xin hỏi bác sĩ cách điều trị và chăm sóc mẹ tôi như thế nào thì hiệu quả nhất? (mechua3189)
Trả lời:
Mẹ bạn 54 tuổi không biết đã mãn kinh chưa? Việc phát hiện huyết áp thấp là từ lâu hay mới đây? Ăn ngủ có ngon không? Và mẹ bạn đã đi khám bệnh ở đâu chưa? Đã từng được bác sĩ chẩn đoán là viêm xoang hay viêm khớp?
Thông thường sau khi mãn kinh người phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương rất cao, do đó hay có triệu chứng đau nhức khắp người, đau không rõ ràng, nay chỗ này mai chỗ khác.
Ngoài ra thường có những triệu chứng như: những cơn nóng phừng mặt, thay đổi tính tình, đi tiểu lắt nhắt, âm đạo khô, giảm ham muốn tình dục. Để đề phòng loãng xương và cân bằng lại kích thích tố, người phụ nữ nên:
- Uống nhiều sữa đậu nành (có estrogen tự nhiên).
Video đang HOT
- Bổ sung 1 viên Calci D/ngày.
- Đi bộ 30 phút/ngày.
Vấn đề đau đầu do thay đổi thời tiết có thể do viêm xoang. Bạn nên đưa mẹ đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được chẩn đoán.
Riêng về đau khớp mẹ bạn nên:
- Vận động thường xuyên, nhẹ nhàng.
- Thiết lập một chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn nhiều rau và trái cây (chất oxy hóa như vitamin C, Beta caroten.. có tác dụng giảm các bệnh lý thoái hóa khớp), uống nhiều sữa (chọn loại sữa giàu calci), thức ăn có chất đạm vừa phải (ví dụ: 50g thịt 100g cá hoặc 100g tàu hũ/ ngày), chất béo (nên dùng các loại dầu chứa omega 3 như dầu đậu nành, dầu hạnh nhân giúp giảm đau và viêm tại khớp).
Với chế độ ăn hợp lý, huyết áp của mẹ bạn sẽ có thể trở về bình thường.
BS. Nguyễn Xuân Bích Huyên
(Công ty Tư vấn Sức khỏe Tâm Tâm An)
Theo PNO
Dấu hiệu và mối nguy từ huyết áp thấp
Huyết áp quá thấp thì lại có nhiều rủi ro cho sức khỏe, có khi còn đe dọa tới tính mạng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc phòng tránh bệnh huyết áp thấp cùng những tác hại do nó gây ra.
Huyết áp bao nhiêu là thấp?
Theo các nhà chuyên môn, gọi là huyết áp thấp khi số đo huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) bằng hoặc dưới 90mmHg và huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) bằng hay dưới 60mmHg. Tuy nhiên, đó chỉ là trị số trung bình, để nói rằng đó là huyết áp thấp, trên thực tế số đo huyết áp đó đối với người này là thấp nhưng ở người khác lại là bình thường vì họ không có các triệu chứng của huyết áp thấp như chóng mặt, ngất xỉu hoặc bất tỉnh.
Người ta phân biệt các loại huyết áp thấp như sau:
Thấp với tư thế đứng, như một người đang nằm hay đang ngồi mà đứng lên, nhất là bởi đứng lên quá nhanh hoặc đứng lâu cả ngày sẽ bị xây xẩm, lảo đảo, chóng mặt. Bình thường, khi thay đổi tư thế như vậy, sẽ có khoảng từ 300 - 800ml máu dồn xuống phần dưới cơ thể bị rơi vào tình trạng thiếu máu não. Nhưng nhờ cơ thể phản ứng tim mạch, thần kinh, sinh hóa để đối phó với trường hợp này như: cơ bắp ở chi dưới co hẹp, thành bụng ép vào mạch đẩy máu từ dưới ngược lên phía trên. Vì vậy, hậu quả của huyết áp thấp chỉ thoảng qua khoảng mấy giây.
Trường hợp các cơ chế này hoạt động kém hiệu quả thì tác hại của cơn hạ huyết áp tư thế sẽ kéo dài, thường gặp ở người cao tuổi, người suy nhược, người khỏe mạnh khi ngồi lâu với cẳng chân bắt chéo rồi bất chợt đứng dậy. Nguyên nhân có thể do dùng một số thuốc, suy giảm chức năng tĩnh mạch, giảm khối lượng máu, suy tim, rối loạn thần kinh.
Thấp do rối loạn dẫn truyền giữa thần kinh tim - não. Ở người đứng quá lâu, huyết áo thường thấp, nhưng có thể có thể điều chỉnh để huyết áp bình thường. Nhưng ở một số người, nhất là người trẻ thì cơ chế điều chỉnh bị rối loạn: thay vì báo huyết áp thấp, thần kinh tại tim lại phát ra tín hiệu ngược lại (huyết áp cao) làm cho não ra lệnh giảm nhịp tim và hạ huyết áp. Máu đưa xuống phần bụng và chi dưới nhiều, lên não ít, bệnh nhân cảm thấy xây xẩm chóng mặt.
Thấp sau bữa ăn: trong vòng 2 giờ sau khi ăn, huyết áp có thể giảm tới 20mmHg, nhất là ở người cao tuổi, người đang bị tăng huyết áp, có bệnh tim mạch, đang dùng thuốc điều trị tăng huyết áp. Bệnh nhân có thể bị ngất xỉu, cơn đau thắt ngực, chóng mặt, mệt, buồn nôn, mờ mắt, thậm chí cả đột quỵ. Người ta cho rằng sau khi ăn, máu dồn về ruột, dạ dày để giúp sự tiêu hóa thức ăn, vì vậy giảm khối lượng máu đến não và các bộ phận khác. Cũng có khi do tác dụng của insulin làm giảm đường huyết kéo theo giảm huyết áp...Cơ thể điều chỉnh được bằng cách tăng lượng máu bơm ra từ tim và co mạch máu ngoại vi. Nếu cơ thể này suy giảm dẫn đến thiếu máu não gây các triệu chứng nói trên.
Có nhiều yếu tố dẫn đến huyết áp thấp, đó là: mất nước vì nôn, ói, tiêu chảy, sốt, dùng nhiều thuốc lợi tiểu, bỏng nặng, đổ mồ hôi nhiều. Xuất huyết làm giảm khối lượng máu và huyết áp thấp. Phụ nữ có thai, mạch máu giãn mở, giảm sức ép của máu lên động mạch, do đó huyết áp xuống thấp. Bệnh tim: suy tim, rối loạn nhịp tim, nhịp chậm...Các bệnh nội tiết: đái tháo đường, cường tuyến giáp, Parkinson, chấn thương sọ não, ngộ độc hóa chất, suy gan, nằm lâu ngày...Các bệnh nhiễm khuẩn huyết, dị ứng nặng, thiếu vitamin B12, acid folic...Sử dụng các thuốc: lợi tiểu, giãn mạch, thuốc viagra, chống trầm cảm, giảm đau...
Làm sao biết huyết áp thấp?
Một người bị huyết áp thấp thường có các triệu chứng như sau: chóng mặt, ngất xỉu, buồn ngủ, kém tập trung, buồn nôn, mờ mắt, hơi thở nhanh, da lạnh, khát nước. Nếu huyết áp quá thấp, bệnh nhân có thể bị trụy tuần hoàn, sốc...
Chữa trị và phòng bệnh
Ở người khỏe mạnh bị huyết áp thấp mà chỉ có triệu chứng chóng mặt thoảng qua khi đứng lên ngồi xuống thì không cần điều trị. Các trường hợp nặng, cần điều trị nguyên nhân gây huyết áp thấp. Đối với người huyết áp xuống quá thấp gây ra sốc thì cần được điều trị cấp cứu tại bệnh viện.
Các phương pháp để giảm thiểu triệu chứng huyết áp thấp: uống nhiều nước để ngăn ngừa có thể khô nước và nâng cao huyết áp. Dùng thêm muối để cơ thể nâng cao huyết áp. Hạn chế uống rượu vì rượu làm cho mất nước và làm giãn mạch. Không nên đứng quá lâu. Khi đứng lên từ tư thế nằm hay ngồi, chỉ nên đứng lên từ từ. Người bị huyết áp thấp sau khi ăn: không nên uống thuốc chống huyết áp trước khi ăn, nên nằm nghỉ sau khi ăn, ăn làm nhiều bữa nhỏ. Uống cà phê có tác dụng làm co mạch nhưng nên uống vào buổi sáng để tránh mất ngủ.
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
Cảnh báo bệnh đãng trí khi còn trẻ Nhiều người hãy còn rất trẻ, đủ ăn đủ mặc, bề ngoài nom khỏe mạnh nhưng lại đãng trí hơn người cao tuổi, thậm chí còn bị giảm luôn khả năng suy luận. Nhiều người hiện nay đang là nạn nhân của tình trạng dưới đây: - Quên ngay chuyện vừa mới nghe cho dù trước đó cố tình lắng nghe! - Không...