Đau đầu khi ái ân có thể dẫn đến đột quỵ
Đau đầu khi quan hệ thường do rối loạn như đau nửa đầu hoặc căng thẳng. Nó cũng có thể là dấu hiệu của xuất huyết, phình động mạch não hay đột quỵ.
Ảnh minh họa: The Health.
“Không phải tối nay cưng à, anh/em bị đau đầu quá”. Đây là một câu xin lỗi muôn thuở được đàn ông hoặc phụ nữ dùng để từ chối khéo chuyện chăn gối. Mới đây các nhà khoa học khám phá ra rằng tình trạng đau đầu khi quan hệ tình dục là hoàn toàn có thật, khoảng 1% dân số bị đau đầu trong hoặc sau khi quan hệ tình dục (còn gọi là cơn đau cực khoái), ít nhất một lần trong đời. Một chuyên gia nghiên cứu về chứng đau đầu đến từ Mỹ cho biết thực tế con số này còn cao hơn nhiều bởi vì người ta có xu hướng không muốn thừa nhận mình gặp phải một vấn đề nào đó trong chuyện phòng the.
Video đang HOT
Bác sĩ Jose Biller, nhà thần kinh học, chuyên gia nghiên cứu về chứng đau đầu cho biết, cơn đau cực khoái có thể là một dấu hiệu cảnh báo về những vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác. Thông thường cảm giác đau đầu khi quan hệ tình dục gây nên bởi các rối loạn như đau nửa đầu hoặc căng thẳng, thì vô hại. Trong một số trường hợp, đó có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng nào đó như xuất huyết, phình động mạch não, thậm chí đột quỵ.
Jose cho biết thêm, đàn ông có khả năng bị đau đầu liên quan đến quan hệ tình dục từ 3 đến 4 lần trong đời. Nhiều người bị đau đầu khi làm chuyện ấy thường cảm thấy xấu hổ khi phải nói cho bác sĩ biết, nên họ thường không trả lời thật về tình trạng mình gặp phải. Các cơn đau đầu thường rất khủng khiếp và khiến người ta bực bội.
Bác sĩ Jose, Trưởng khoa Thần kinh học, ĐH Loyola Stritch Chicago Y, Mỹ cho biết ông đã điều trị cho hàng chục bệnh nhân bị chứng đau đầu như thế. Bác sĩ phân chia đau đầu tình dục thành 3 loại chính: Cơn đau âm ỉ, đau như búa bổ, đau gia tăng khi bạn đứng lên. Cá biệt, một số người còn bị đau như búa bổ kể từ khi bắt đầu thời gian cực khoái và kéo dài trong nhiều giờ sau đó. Một bệnh nhân của bác sĩ Jose đã diễn tả về cơn đau của mình rằng: “Đột nhiên, phía sau đầu tôi nhói lên kinh khủng, giống như bị ai đó dùng búa đập đầu vào vậy”.
Các bác sĩ Hy Lạp cổ đại là những người đầu tiên nghiên cứu về mối liên hệ giữa đau đầu, tập thể dục và quan hệ tình dục. Vào năm 2004, Hiệp hội Đau đầu Quốc tế đã xếp đau đầu tình dục (HAS) như một loại bệnh khác biệt của đau đầu.
Theo đó sự phân chia tình trạng đau đầu thành 3 loại cũng tương ứng với những bài tập thể dục từ cường độ nhẹ đến vừa phải để giảm tình trạng này. Nghiên cứu cho thấy, người ta có thể giảm nguy cơ đau đầu tình dục bằng cách tập thể dục, giảm uống rượu, giữ trọng lượng cơ thể ở mức cân bằng và đến gặp bác sĩ tư vấn để có được phương pháp khắc phục hiệu quả nhất.
Để lựa chọn một biện pháp điều trị còn phụ thuộc vào từng loại đau đầu. Thực tế vài loại thuốc uống có thể giúp giảm đau và ngăn chặn cơn đau cực khoái. “Chúng tôi khuyến cáo bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để thực hiện một cuộc đánh giá thần kinh kỹ lưỡng nhằm loại trừ nguyên nhân của các vấn đề nghiêm trọng có thể nguy hại đến tính mạng. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn bị đau đầu ở lần quan hệ đầu tiên”.
Thi Trân (Theo The Health)
Ai không nên ăn rau mồng tơi?
Mồng tơi được sử dụng làm thuốc đã từ lâu đời. Mãi về sau này khi thấy thành phần dinh dưỡng của mồng tơi cũng rất phong phú, thì người ta mới bắt đầu sử dụng làm rau ăn.
Theo Đông y: rau mồng tơi có vị chua ngọt, tính lạnh, không độc, vào 5 kinh Tâm, Can, Tỳ, Đại tràng và Tiểu tràng. Có tác dụng thanh nhiệt, hoạt tràng, lương huyết, giải độc. Dùng chữa đại tiện bí kết, đại tiện xuất huyết, tiểu tiện không thông, đái rắt, đái nhỏ giọt, kiết lỵ, ban chẩn, đinh sang...
Dân gian thường dùng rau mồng tơi làm rau ăn cho mát, thêm tân dịch, khỏi khô háo và chống táo bón. Một số nơi còn dùng quả mồng tơi để nhuộm đỏ các loại mứt, nếu thêm chanh thì màu đậm hơn, nhưng không nên cho nhiều quá.
Tại Indonesia, người ta thường dùng rau mồng tơi làm thuốc chữa trẻ con bị táo bón, phụ nữ đẻ khó; nước ép quả dùng nhỏ mắt chữa đau mắt. Tại Trung Quốc, có nơi người ta dùng rau mồng tơi giã đắp chữa vú sưng nứt, giải độc.
Chính vì đặc tính này của rau mồng tơi nên người Tỳ Vị hư hàn (lạnh bụng), ỉa chảy, đại tiện lỏng nên hạn chế sử dụng. Nếu cố tình sử dụng rau mồng tơi, tình trạng bệnh sẽ càng thêm nặng.
Theo Trí Thức Trẻ
Cỏ mực - Loài rau lương huyết Đây là cây thuốc quen thuộc, chủ trị xuất huyết, nội tạng, viêm gan mạn. Mô tả cây Cỏ mực có tên khoa học là Eclipta alba Hassk thuộc họ Cúc Asteraceae. Gọi là "mực" vì vò nát có nước chảy ra như mực đen. Gọi là "rau" vì mầm non của nó cũng được dùng như một loại rau. Do có màu...