Đau đầu chuyện mặc của dâu thành phố về nhà chồng… ở quê
Giờ đã làm dâu nhà anh mấy năm, mỗi lần về quê cô vẫn thấy e dè chuyện cái mặc. Vali đồ của cô đã được chồng kiểm duyệt qua mấy lượt… Thôi thì, có mấy lần về quê, cô cũng không cần se sua, cứ ăn mặc theo đúng kiểu &’nhập gia tùy tục’…
Cô là gái thành phố, lại sinh ra ở miền Nam; còn anh là giai Bắc Bộ chính cống. Hai người quen nhau ở Sài Gòn lúc anh vào Nam làm việc và sinh sống. Vốn biết gia đình anh là dân Bắc sẽ rất kỹ tính và nguyên tắc trong cách ăn ở nên cô đã cố gắng để hòa hợp nhưng cô vẫn không ngờ chuyện mặc thôi cũng làm cô đau đầu như vậy.
Lần đầu về quê chồng sau khi cưới, cô đã hỏi chồng thật kỹ những điều cần lưu ý để tránh những điều không đáng có. Chồng cười xòa: “Vợ yên tâm, bố mẹ ở quê dễ tính lắm, đừng lo”. Cô thở phào nhẹ nhõm sau câu nói của anh.
Buổi sáng ở nhà chồng, dù rất mệt và buồn ngủ sau chuyến đi xa, cô vẫn cố gắng dậy sớm để cùng mẹ chồng nấu ăn chuẩn bị cho cả nhà. Anh là con trai trưởng, dưới anh còn 2 cô em dâu nhưng đều đi học trên thành phố, thành ra nhà chỉ còn bố mẹ chồng và 2 vợ chồng cô. Mẹ chồng cô khá hiền nhưng kiệm lời. Là dâu mới nên cả nhà đều chưa quen với vai trò mới, ai cũng còn khá ngại ngùng về nhau.
Sau bữa ăn, khi cô lúi húi rửa bát ngoài sân giếng thì thấy mẹ chồng gọi chồng cô lên nhà trên nói chuyện. Lúc sau thấy anh nhìn cô một lượt rồi bảo vợ mặc đồ vào anh dẫn đi chợ quê. Cô thắc mắc nhưng vẫn ngoan ngoãn đi theo anh vì cô cũng muốn đi chợ xem văn hóa ở đây thế nào. Đến chợ, chồng chọn cho cô mấy bộ quần áo dài, màu sắc trầm, nhạt, không điểm nhấn như mấy bà bán đồ ngoài chợ ở trong cô. Anh bảo: “Ở quê nếu chỉ bố mẹ anh thì không nói làm gì, vì ông bà cũng không để ý nhiều, nhưng còn cô, dì, chú, bác và hàng xóm xung quanh nên…”
Video đang HOT
Lần nào về quê, cái vali đồ của cô cũng được chồng kiểm duyệt vài lượt (ảnh minh họa)
Anh bỏ lửng câu nói nhưng cô cũng hiểu ra là do lúc sáng dậy cô mặc bộ đồ ngủ với áo hai dây và quần đùi ngắn cũn. Thì do anh bảo… nên cô mới mặc kiểu như lúc 2 vợ chồng ở nhà riêng thế chứ. Cô phụng phịu trách chồng nhưng thôi chẳng ở quê được mấy ngày nên cô dặn mình chú ý hơn.
Lần khác cô về quê khi bầu được 6 tháng. Lần này vì bầu bí nên cô khá thoải mái do cứ nghĩ chẳng ai trách được bà bầu. Nhưng khi cả buổi mặc cái váy bầu chất liệu nhẹ, thoáng thì buổi tối anh lại được nói chuyện riêng với mẹ. Và hôm sau cô lại được anh dẫn đi chợ…
Và lần này là mấy cái váy rộng thùng thình chất liệu thun dày cùng mấy bộ đồ cạp chun mà 2 người chui vô còn rộng. Cô khóc dở, mếu dở vì lại xếp xó mấy cái váy bầu thời trang vào dưới cùng vali và cất kỹ.
Giờ làm dâu được nhà anh mấy năm rồi, mỗi lần về quê cô lại thấy e dè chuyện cái mặc. Và mỗi lần như thế, cái vali đồ của cô đều được chồng kiểm duyệt qua một lượt… Thôi thì, có mấy lần về quê, cô cũng không cần se sua quá, cứ ăn mặc theo đúng kiểu “nhập gia tùy tục”, không thì chỉ biết dở khóc, dở cười như thời quá khứ…
Hanah
Về nhà chồng, tôi đau đầu chuyện tiền nong
Mẹ chồng thì thường xuyên kể lể chuyện đau ốm, anh em nhà chồng thì động có việc gì là lại hỏi vay tiền...
Mẹ chồng thì thường xuyên kể lể chuyện đau ốm, anh em nhà chồng thì động có việc gì là lại hỏi vay tiền... (Ảnh minh họa)
Quê tôi ở Nghệ An, còn quê chồng ở Phú Thọ, vợ chồng tôi cùng lập nghiệp ở Hà Nội. Mang tiếng ở Thủ đô, nhưng thu nhập của hai vợ chồng tôi cũng không nhiều, chỉ trên 10 triệu/ tháng, chúng tôi vẫn đang ở nhà thuê, lại nuôi hai con nhỏ, nên cuộc sống gia đình cực kỳ vất vả.
Cưới nhau được gần 10 năm nhưng tằn tiệm lắm mà đến giờ vợ chồng tôi mới tích lũy được gần 200 triệu, đấy là từ lúc chưa có con cái, chứ còn bây giờ có hai đứa con rồi thì hàng tháng làm ra trừ tất cả các khoản chi phí học hành cho con, xăng xe, điện thoại, thuê nhà, đối nội đối ngoại thì vợ chồng tôi chỉ còn đủ tiêu, hoặc có dư ra thì cũng chẳng đáng là bao. Có tháng dùng nhiều tiền, hoặc con cái ốm đau còn tiêu cả vào tiền tiết kiệm.
Thế nhưng bố mẹ chồng và anh em nhà chồng ở quê thì không bao giờ nghĩ cuộc sống của chúng tôi như vậy, họ cứ nghĩ vợ chồng tôi có công việc ổn định, thu nhập đều đặn, nên dư dả lắm.
Tiền biếu ông bà nội thì hai vợ chồng tôi đã thống nhất gửi hàng tháng, nhưng lần nào về chơi mẹ chồng tôi cũng kể lể chuyện đau yếu phải bỏ tiền mua thuốc thang, hay người nọ người kia hàng xóm được con dâu, con trai ở thành phố về mua cho cái này cái kia, còn nhà mình thì chẳng được gì, mỗi lần nghe như vậy, cả tôi và chồng đều rất ái ngại.
Bố mẹ chồng thì đã thế, anh em nhà chồng cũng chẳng vừa. Cứ động có việc gì cần đến tiền là lại điện thoại cho chồng tôi hỏi vay, mà họ chỉ điện cho chồng tôi hỏi chứ tuyệt đối không điện cho tôi bao giờ.
Chồng tôi lại về đòi tôi đưa tiền, vì làm được đồng nào anh đưa hết tôi giữ. Không cho vay thì ngại, mà cho vay thì hết lần này đến lần khác, hết người này đến người khác. Có khi đòi họ cũng chả muốn trả, mà không hỏi đến thì cứ coi như mất. Ưc chế lắm.
Họ cứ nghĩ ở thành phố, đi làm có lương ổn định thì cuộc sống vương giả, giàu có lắm, chẳng bao giờ phải lo đến tiền.
Nhưng họ đâu có hiểu rằng thu nhập ở thành phố thì có hạn, lại ra khỏi nhà là phải cần đến tiền, cái gì cũng lại đắt đỏ, chứ đâu như ở quê, thu nhập thấp hơn nhưng gạo thì tự làm ra, rau cỏ, ngan gà cũng ở vườn, nhà cửa lại không phải thuê mướn, nên có khi hàng tháng cũng chẳng mất chi phí gì, làm ra đồng nào tích lũy được đồng đấy.
Vợ chồng tôi cũng nhiều lần to tiếng cũng chỉ vì nhà chồng cứ liên tục nhờ vả quá nhiều. Cảnh làm dâu khổ quá các anh, chị ạ, chồng hiểu và thông cảm cho thì còn đỡ, không hiểu và thông cảm cho thì lại nghĩ mình ích kỷ với nhà chồng.
Hạnh
Chồng trẻ không còn hứng thú 'chuyện yêu', vợ đau đầu tìm cách... Lấy nhau được hơn một năm và chưa có con, ai cũng nghĩ đây là khoảng thời gian mặn nồng và ngọt ngào nhất của cuộc sống vợ chồng, nhưng với Phương, cô thấy cuộc hôn nhân này ngột ngạt và đang đi vào ngõ cụt. Thuở mới tán tỉnh và nhận lời yêu những tin nhắn, cuộc điện thoại của Thành- chồng...