Đau đầu chọn quà cho “mẹ chồng tương lai”
Tuy chưa “theo chàng về dinh” nhưng trong dịp 20/10 này, nhiều cô gái đã phải lo lắng, mê mải tìm mua quà mua món quà tặng cho mẹ chồng tương lai.
Yêu nhau đã ba năm, công việc cả hai dần ổn định, Ngọc (25 tuổi, cựu SV trường ĐH Thương mại) và bạn trai đã tính chuyện cưới xin vào thu năm sau. Do đó, Ngọc đã vài lần về thăm gia đình người yêu và được phụ huynh chấp thuận, yêu quý.
Những dịp lễ trong năm, Ngọc đều có quà tặng mẹ chồng tương lai rất chu đáo, nhưng thực ra, mọi thứ đều là mẹ ruột cô chuẩn bị sẵn. Tự nhận mình là cô gái vụng về, Ngọc phó thác hết cho mẹ những việc này. Nhưng năm nay thật không may mắn cho Ngọc, bố mẹ đi du lịch cả nửa tháng trước đó, nên đành phải ngậm ngùi “tự lực cánh sinh”.
Ngọc chia sẻ: “”Mọi năm có mẹ lo hết, nên mình cũng mắc bệnh ỷ lại. Năm nay, mình còn tưởng rằng, trước khi đi du lịch mẹ đã mua sẵn rồi, nhưng không ngờ mẹ vội quá, không có thời gian chuẩn bị. Bên cạnh đó, mình nghĩ mẹ cũng có ý “răn đe” con gái nữa.
Mỗi lần mẹ chuẩn bị, đều càu nhàu mình không khéo léo, lớn rồi chỉ biết dựa dẫm vào mẹ, trong lòng mình khá buồn tủi. Nên lần này, mình cũng muốn chứng minh điều ngược lại với mẹ. Song bình thường không có kinh nghiệm và thấu hiểu tâm lý phụ huynh, mình “vắt óc” nghĩ mãi không ra món quà nào”.
Cuối cùng Ngọc chịu thua, gọi điện cầu cứu mẹ đang ở xa. Tuy nhiên, mẹ cũng chỉ gợi ý được loại quà mẹ chồng tương lai cô sẽ thích, chứ không giúp Ngọc chọn luôn được món đồ cụ thể.
“Lúc đau đầu vì không nghĩ ra được món đồ nào, mình tặc lưỡi, định không chọn nữa. Nhưng những đợt trước tặng rồi, giờ lại không có, mình không thấy hay lắm, nên mình phải nhờ vả mấy cô bạn thân đi cùng”, Ngọc nói.
Mất một ngày từ sáng đến tối lượn lờ nhiều con phố Hà Nội, Ngọc mới tìm được món quà như ý. Để thực hiện lời hứa khi nhờ vả, Ngọc còn đãi hai cô bạn thân một chầu ăn vặt.
Ngọc cho biết: “Mình không lo mất công, mất tiền, chỉ mong bác gái sẽ thích thôi. Chứ bác mà không hài lòng, từ năm sau mình phải năn nỉ ỉ ôi nhờ mẹ mua sẵn quà từ trước đó 1,2 tháng mất”.
Video đang HOT
Dù chưa chính thức “về nhà người ta” nhưng nhiều cô gái đang nghĩ quà để tặng mẹ chồng tương lai. (ảnh minh họa)
Yêu nhau được gần một năm, trước mắt chưa tính chuyện cưới xin nhưng Lan (23 tuổi, Hà Nội) và bạn trai cũng có suy nghĩ nghiêm túc, gắn bó lâu dài.
Lan đã ra mắt phụ huynh nhà trai một lần. Hơn nữa, Lan và bác gái cũng thường xuyên liên lạc điện thoại, nên dịp 20/10 này, Lan muốn mua quà tặng “mẹ chồng tương lai” để thể hiện tấm lòng bản thân.
“Mình mua quà tặng mẹ nên đi chọn cho bác cũng không mất công, mất sức gì. Có điều, mua quà cho mẹ thì dễ, tìm thứ phù hợp để bác thích lại là việc khó khăn. Vì mình không hiểu sở thích của bác.
Nhờ bạn trai tư vấn thì được câu trả lời chung chung, rất khó lựa chọn! Biết rằng bác coi trọng tình cảm, không quan trọng món quà, nhưng bác có thích, có dùng mình cũng mới vui và yên tâm”.
Thành ra ngay từ đầu tháng 10, Lan đã bắt đầu nghĩ việc mua quà. Suốt hai tuần, Lan cứ trăn trở mãi, hỏi thăm hết bạn bè, người thân để tìm ra món quà phù hợp nhất. Kinh nghiệm mọi người không nhiều nên những gợi ý Lan nhận được cũng không phong phú.
Cuối cùng, sau nhiều lựa chọn cân nhắc, Lan quyết định mua khăn cho mẹ bạn trai. Vấn đề mới được giải quyết một nửa, vì Lan không biết mua ở đâu. Bạn bè chỉ vài chỗ nhưng khi xem qua, Lan đều không ưng ý. Cuối cùng Lan tìm trên mạng, nhưng nơi bán sản phẩm đẹp lại quá xa nội thành.
“Có địa chỉ gần nhà, sau khi đến thì cửa hàng bé quá, mình không yên tâm chất lượng nên bỏ đi luôn. Mình lượn hết mấy con phố chuyên hàng thời trang, cuối cùng cũng tìm được cái vừa ý. Mua được rồi, cảm giác trong lòng mình nhẹ nhõm hẳn, chỉ mong bác thích thôi”.
Ngày 20/10 đã đến gần, Hà (21t, trường ĐH Công nghiệp Hà Nội) vẫn chưa chọn được món quà nào cho bác gái. Vì giấu mẹ chuyện yêu đương, Hà phải tự làm, không dám nhờ vả, trong khi các cô gái thân thiết xung quanh thì không có kinh nghiệm và khéo léo để có thể tư vấn cho Hà. Bạn trai cô thì chưa bao giờ tặng mẹ nên càng không giúp được việc này.
Hà cho biết: “Còn một ngày nữa thôi, mình lo quá, vì sau khi mua xong, còn ra bến xe gửi quà về cho bác. Quà tặng sớm không sao, tặng muộn thì không tốt. Chỉ nghĩ quà mà mình cũng căng thẳng, hoang mang”.
Hà kể, nhiều người khuyên chưa lấy về nhà chồng, chưa cần phải cẩn thận thế, nhưng cô chỉ cười trừ. Theo Hà, đây vừa là cách thể hiện tình cảm, sự quan tâm, vừa là cách để ghi điểm trong mắt phụ huynh.
Theo Mechongnangdau
Sợ con gái về nhà chồng bị khinh, bố mẹ đẻ bán cả đất để lo hồi môn!
Chỉ còn 2 tháng nữa là đến ngày cưới, đúng ra tôi đang phải vui vẻ để chuẩn bị cho việc trọng đại của cuộc đời mình. Nhưng nhìn việc bố mẹ đã chạy vạy khổ sở để lo cho cái công cuộc cưới xin hòng làm đẹp mặt với thiên hạ, với gia đình nhà chồng mà tôi thật chẳng muốn cưới một chút nào.
Hai chúng tôi yêu nhau cũng đã được 2 năm, công việc mới ổn định nên chưa tính đến chuyện lập gia đình vì chưa dành được nhiều tiền lo cho việc cưới cũng như kinh tế vợ chồng trẻ trong cuộc sống sau này. Thế nhưng, hai gia đình vì thấy năm đẹp nên nằng nặc bắt chúng tôi phải tổ chức đám cưới ngay.
Bố mẹ tôi đều là nhà giáo nên cũng không phải là giàu có gì, chỉ đủ ăn đủ mặc qua ngày. Còn gia đình nhà anh là gia đình buôn bán, nên kinh tế khá vững và dư giả. Tuy có sự chênh lệch nhau về kinh tế, nhưng vì con người cũng như cách cư xử của bố mẹ tôi, tính cách chan hòa của tôi mà gia đình nhà anh nội ngoại hai bên đều rất yêu quý và không có đề hà điều gì về sự chênh lệch giàu nghèo đó. Biết hoàn cảnh của gia đình tôi như vậy, anh rất thông cảm và hai chúng tôi đều thống nhất mình có sao dùng vậy, nghèo nên không đua đòi. Thế nhưng khi bố mẹ tôi biết chuyện lại gạt phắt đi, tỏ thái độ khó chịu và quát mắng "mày làm thế là hạ thấp cả dòng họ Nguyễn nhà này, mọi việc tao lo, không đến cái thân mày".
Bố mẹ tôi lên kế hoạch chuẩn bị kĩ càng tỉ mỉ để sắm một đám cưới hoành tráng nhất làng đưa con gái về dinh. Mẹ tôi đi lân la mấy nhà vừa tổ chức đám cưới to nhất làng để xem mâm cỗ họ chuẩn bị những món sơn hào hải vị gì, mẹ viết danh sách liệt kê chi tiết đầy đủ về đưa cho bố tôi, thậm chí mẹ còn dò la được nhà trai sẽ chuẩn bị những món ăn gì để làm cho trội hơn, chứng minh đẳng cấp nhà gái cũng không kém cạnh!
Ngày cưới sắp tới, bố mẹ anh đã sang nhà tôi ngỏ ý muốn giúp đỡ trong việc cưới xin. Nhưng bố tôi lại không hiểu được nhã ý đó mà coi đó là một sự coi thường làm mất sĩ diện của gia đình. Vậy là bố mẹ tôi lại càng quyết tâm phải tổ chức đám cưới to cho bằng bạn bằng bè, để gia đình nhà trai nể phục. Tiền trong nhà không có, ông bà đã bàn với nhau là đi vay tiền của các anh em họ hàng. Nhưng công cuộc vay tiền của bố mẹ tôi đâu đơn giản như vậy, họ hàng hai bên nhà tôi không giàu có, sẵn tiền đến mức để nguyên một cục tiền trong nhà.
Vậy nên bố mẹ tôi đã phải chạy vạy hết hàng xóm này, hàng xóm kia, anh chị em vay mỗi nhà một ít. Cuối cùng cũng chỉ đủ nửa số tiền để đặt cỗ ở chỗ sang choảnh giống của nhà trai, thế là mẹ lại phải lặn lội lên tín dụng xã vay nốt số tiền còn lại để lo cho tròn tiệc cỗ mặn. Nhìn cục tiền đặt trên bàn, mồ hôi mẹ tôi rơi lã chã nhưng mẹ mỉm cười bảo thôi thế này là được cái mặt đẹp rồi. Tôi có nói bố mẹ làm cỗ vừa tiền, có bao nhiêu thì làm bấy thôi thì bị bà quạc ngay vào mặt "mày cứ để đấy tao lo được, không bằng nhà trai mai kia về nó khinh mày thì khổ". Tôi đã nói hết nước hết cái rồi, vợ chồng sống với nhau sau này mới quan trọng chứ cỗ to thì cũng chỉ là cái sĩ diện hão. Nhưng xem ra lời nói của tôi bố mẹ chẳng để tâm, cho vào tai này và đi ra ngoài tai kìa
Không có tiền làm đám cỗ bố mẹ tôi chạy vạy đã cực lắm rồi, nay ông bà còn định vẽ thêm một khoản nợ kếch sù nữa. Bố mẹ tôi tính sẽ cho tôi ít của hồi môn, vì ông bà không cam tâm nhìn con gái tay trắng bước vào nhà chồng. Mẹ tôi nghe phong thanh ở đâu tin chị dâu nhà chồng khi lấy về đã mang một đống hồi môn: 1 xe Lx, sổ tiết kiệm với một bộ trang sức cả trăm triệu. Nghe mẹ tôi bàn mà những giọt mồ hôi của bố tôi còn lấm tấm rơi. Cả mấy đêm bố mẹ tôi cứ trăn trở suy nghĩ, nằm ở trong mà tôi còn nghe thấy tiếng thở dài quay mình suốt đêm của họ.
Nhưng bố mẹ tôi có những tính toán mà trẻ con chúng tôi chẳng bao giờ ngờ tới, sau đó ít ngày tôi đã thấy mẹ chỉ chỉ trỏ trỏ người lạ trong khu vườn, hỏi ra mới biết là bố mẹ tính bán vườn. Tôi can ngăn hết mực, rồi anh chị tôi cũng khuyên nhưng bố mẹ tôi quyết tâm cao lắm, nhìn mẹ đếm đồng tiền dày cộp mà tôi thấy nặng trĩu trong lòng. Mẹ nói mẹ mua cho tôi cái xe, cái vòng rồi cho quyển sổ tiết kiệm để lấy vốn về nhà chồng mà tôi cảm thấy như mình đang mắc một tội lớn tày đình với bố mẹ. Ngày chiếc xe ga đắt tiền tôi mơ ước đặt trước mặt, nhưng tôi không thấy vui mà thấy lòng nặng trĩu.
Sẵn có tiền trong tay, bố mẹ tôi còn dúi vào tay tôi 20 triệu để đưa cho chồng tôi có lệ phí để sắm phòng cưới, coi như là góp chung không để mình nhà chồng lo liệu. Tính ra cũng đúng nhưng thái độ đưa tiền và cách nói trịnh thượng của mẹ khiến tôi thấy sợ "đưa cho thằng ý sắm phòng cưới, sắm cho đẹp vào không người ta đến nhìn sơ sài, người ta khinh cho". Không chỉ có vậy, bố mẹ tôi còn rủ nhau đi cắt áo dài cho mẹ, comple cho bố giá cả vài triệu trong khi cưới anh trai tôi trước đó bố mẹ đã sắm và vẫn còn mới nguyên. Mẹ tôi còn mắc bệnh khoe của tới cái ngưỡng là bỏ ra hàng vài chục triệu để sắm cái vòng vàng đeo trên cổ cho sang, chiếc nhẫn vàng đeo đầy tay để cho thiên hạ thấy độ giàu có của gia đình nhà tôi.
Tất cả âu cũng tại cái s điện mà ra. Giờ đây, chỉ còn 2 tháng nữa là đến ngày cưới, đúng ra tôi đang phải vui vẻ để chuẩn bị cho việc trọng đại của cuộc đời mình. Nhưng nhìn việc bố mẹ đã chạy vạy khổ sở để lo cho cái công cuộc cưới xin hòng làm đẹp mặt với thiên hạ với gia đình nhà chồng mà tôi thật không muốn cưới một chút nào!
Theo Emdep
Giật mình vì lời trăng trối của người chị kết nghĩa Chị nói trong nước mắt là chị biết làm thế thì tôi sẽ có phần thiệt thòi nhưng chị mong tôi hãy giúp chị. Chị còn nói thêm rằng đã nói chuyện với anh rồi, thương con nên anh cũng không có ý kiến gì. Tôi sinh ra và lớn lên ở ngoại ô, trong một gia đình bình thường. Bố mẹ tôi...