Đau đầu “bảo quản” tiền lì xì cho con sau Tết
Sau Tết, nhiều ông bố, bà mẹ phải đau đầu nghĩ cách làm thế nào để giữ tiền lì xì cho con mà không khiến trẻ nghĩ rằng tiền đó bị bố mẹ… “tịch thu
Tiền mừng tuổi hay còn gọi là tiền lì xì có thể coi là một món “tài sản” lớn của trẻ. Lo lắng con có tiền sẽ sử dụng không đúng mục đích, tiêu hoang phí hoặc đánh mất, phụ huynh đã phải nghĩ ra “trăm phương nghìn kế” để con có thể tự nguyện đưa tiền mừng tuổi cho mình giữ hộ.
Chị Hoàng Thị Phượng (Đông Anh – Hà Nội) cho biết, con chị một đứa 7 tuổi, một đứa 5 tuổi, năm nào số tiền mừng tuổi các con nhận được cũng khoảng từ 4 – 5 triệu đồng. Chị thỏa thuận với các con trước Tết là sẽ trích 10% số tiền này để các con có thể dùng để mua sách, truyện tranh, còn lại mẹ sẽ dùng để đóng tiền bảo hiểm nhân thọ cho các con.
“Tiền bảo hiểm đóng mỗi năm 1 lần thu vào tầm tháng 3 nên cứ ra Tết là bố mẹ lại tập hợp tiền mừng tuổi của cả nhà lại và đóng phí cho các con. Vợ chồng cũng giải thích rõ cho các bé là đóng bảo hiểm để làm gì, có lợi gì cho con sau này, vì vậy các con cũng đồng tình” – chọ Phượng nói.
Tương tự, phụ huynh Trần Thùy Linh (Tp Việt Trì – Phú Thọ) cho biết, cứ sau Tết là chị lại mua cho hai con mỗi bạn 1 con lợn đất để đút tiền lì xì.
“Chú lợn này sau khi “ăn no” sẽ được bố mẹ bỏ vào tủ khóa lại để khỏi mất trộm. Trong năm nếu các con được thưởng khoản nào cũng sẽ bỏ lợn cả. Cuối năm sẽ “mổ lợn” trích 1 khoản mua quần áo mới, sách vở, còn lại sẽ đóng góp vào quỹ đi du lịch của cả gia đình tổ chức mỗi năm một lần” – chị Linh cho biết.
Video đang HOT
Phụ huynh chia sẻ cách bảo quản tiền lì xì cho con (nguồn: IT)
Phụ huynh Phạm Thị Thanh Hải (Hà Nội) thì cho biết, năm trước con học lớp 5 thấy có một số bạn được bố mẹ cho cầm tiền lì xì nên cũng về nhà đòi được giữ tiền. Sau đó, chị phải giải thích là không nên cầm tiền vì điều đó sẽ gây sự chú ý của kẻ gian, rất nguy hiểm.
“Mình cũng cho con xem một vài clip trên mạng về việc, trẻ chỉ cầm 10.000 đồng cũng có thể bị đánh cắp, cướp giật hoặc gây tổn thương. Trong từng thời điểm có sử dụng tiền mình cũng nói với con để con hiểu rằng ở tuổi của con chưa nên cầm và sử dụng tiền. Số tiền con có được mình cũng nói sẽ làm một sổ tiết kiệm gửi góp cho con hàng năm” – chị Hải nói.
Tuy vậy, không phải bất kỳ đứa trẻ nào cũng vui vẻ làm theo “kế hoạch” tiêu tiền của bố mẹ. Để con yên tâm đưa tiền cho mình giữ, nhiều bậc phụ huynh đã phải làm…cam kết với con.
Anh Nguyễn Hà Đông (Tp Hải Dương) kể, trước khi con trai đưa cho anh giữ số tiền là 1 triệu đồng, con đã tự viết một bản cam kết trong đó ghi rõ ngày tháng, con đưa cho bố số tiền bao nhiêu. Sau đó bắt bố ký và mẹ ký làm chứng rồi con giữ một bản, bố giữ một bản.
“Hai vợ chồng ký tên vào cam kết mà không nhịn được cười. Không ngờ, bọn trẻ cũng “lắm trò” đến vậy. Sau khi giữ tiền, nếu con cần mua món gì bố mẹ thấy hợp lý thì phải “duyệt chi” cho con” – anh Đông cười.
Chị Trần Thùy Linh (Bắc Từ Liêm – Hà Nội) thì dùng cách: số tiền lì xì của con sẽ được cho vào một phong bao lì xì to, ghi tổng số tiền, mẹ ký vào, rồi mỗi tháng con sẽ được lấy 100.000 đồng mua đồ theo ý mình dưới sự giám sát của mẹ.
Một bản ký nhận giữ tiền lì xì cho con đang được chia sẻ trên mạng xã hội (nguồn:IT)
Trong khi đó, chị Nguyễn Hoa Nhi (Hà Nội) lại có chiêu “độc” để cả mẹ, cả con không phải nghĩ đến vấn đề tiền lì xì nữa. Chị Nhi chia sẻ, năm nay nhà chị có khẩu hiệu không nhận tiền lì xì, chỉ nhận lời chúc.
“Toàn bố số tiền lì xì đáng ra mẹ phải mang đi mừng tuổi thì cho các con bỏ lợn tiết kiệm. Năm nay, thấy hình ảnh các con bắt tay cảm ơn các cô chú và giải thích vì sao chúng con không muốn nhận lì xì và chỉ xin nhận lời chúc mình cảm thấy rất tự hào về con” – chị Nhi chia sẻ.
Theo Danviet
Sẽ triển khai bảo hiểm nông nghiệp trên diện rộng
Trả lời báo chí tại cuộc họp báo chuyên đề của Bộ Tài chính mới đây, ông Nguyễn Quang Huyền cho biết: Sẽ triển khai bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) theo hướng: Không giới hạn đối tượng, không giới hạn địa bàn triển khai BHNN, thực hiện trên cơ sở tự nguyện, có sự hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm của ngân sách địa phương theo nguyên tắc tự cân đối nguồn đảm bảo và tập trung hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế (hộ nghèo, cận nghèo).
Ông Huyền cho biết, thực hiện Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 1.3.2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm BHNN đối với 3 sản phẩm là bảo hiểm cây lúa, bảo hiểm vật nuôi và bảo hiểm thủy sản (tôm, cá), giai đoạn 2011-2013 đã có 304.017 số hộ nông dân và tổ chức sản xuất tham gia thí điểm, tổng giá trị được bảo hiểm là 7.747,9 tỷ đồng; tổng số phí bảo hiểm là 394 tỷ đồng; tổng số tiền bồi thường bảo hiểm là 712,9 tỷ đồng.
Nông dân huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) thu hoạch lúa chạy lũ. Ảnh: Thiên Hương
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc doanh thu phí BHNN là 394 tỷ đồng, trong khi bồi thường lên đến 712,9 tỷ đồng, doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) chịu thua lỗ, ông Huyền cho biết, đây là chương trình triển khai thí điểm, vì vậy sau khi chương trình kết thúc đã tiến hành đánh giá thuận lợi, khó khăn, bất cập và sẽ hướng đến việc lựa chọn hình thức triển khai BHNN đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân và DNBH.
Ông Huyền cũng cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 3094/VPCP-KTTH ngày 6.5.2016 của Văn phòng Chính phủ, căn cứ kết quả phân tích, đánh giá về những khó khăn, bất cập trong triển khai BHNN, Bộ Tài chính đang phối hợp Bộ NNPTNT và đã xin ý kiến địa phương, tổ chức họp với các DNBH, các tỉnh Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, hoàn chỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện BHNN trên diện rộng.
Theo Danviet
Mua bảo hiểm ô tô: Được nhận 4 triệu đồng Theo thể lệ chương trình Giờ vàng Bảo hiểm tháng 3, PTI sẽ dành tặng số tiền từ 2 4 triệu đồng tiền mặt cho 300 khách hàng đầu tiên đăng ký mua bảo hiểm ô tô trên trang www.epti.vn. Cụ thể, khách hàng mua hợp đồng bảo hiểm ô tô có mức phí lớn hơn 15 triệu đồng sẽ được tặng 4...