Đau dạ dày nên ăn gì? Gợi ý những thực phẩm giúp giảm cơn đau
Tình trạng đau dạ dày diễn ra phổ biến ở nhiều người. Những thực phẩm dưới đây bạn nên ăn khi bị đau. Trường hợp cơn đau lâu ngày không dứt bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra.
Đau dạ dày là gì?
Đau dạ dày gây nên nhiều khó chịu cho những ai gặp phải
Đau dạ dày là biểu hiện bên ngoài khi bạn cảm thấy đau vùng bụng, có thể đau âm ỉ, đau dữ dội hay đau từng cơn. Các biểu hiện bạn có thể cảm thấy buồn nôn, chuột rút, đau bụng thậm chí tiêu chảy.
Nguyên nhân đau dạ dày
Ăn quá nhiều: Nếu bạn quen với việc ăn quá nhiều, bạn dễ mắc bị đau bụng vì bộ máy tiêu hóa phải làm việc quá mức, nhất là những thức ăn khó tiêu.
Mất nước: Cơ thể bạn cần nước để tiêu hóa, vì vậy khi bạn bị mất nước việc tiêu hóa, chuyển hóa thức ăn trở nên khó khăn hơn.
Không dung nạp thực phẩm: Nếu bạn không dung nạp như không dung nạp với đường sữa hoặc gluten và sử dụng thức ăn này có thể dẫn đến đau dạ dày.
Căng thẳng: Cảm giác căng thẳng có thể dẫn đến đau dạ dày hoặc thậm chí tiêu chảy. Điều này là do một phần của phản ứng làm chậm quá trình tiêu hóa
Mang thai: Dạ dày khó chịu hoặc biểu hiện nôn mửa có thể phổ biến trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Ngộ độc thực phẩm hoặc vi-rút: Thực phẩm có chứa vi khuẩn hoặc vi-rút có thể gây khó chịu cho dạ dày vì cơ thể bạn cố gắng loại bỏ chúng.
Tập luyện không khoa học: Cơn đau dạ dày sau khi tập luyện có thể xảy ra nếu bạn ăn nhiều trước khi tập thể dục.
Đau dạ dày nên ăn gì để tránh đau?
1. Gừng
Gừng thường được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên cho nhiều bệnh, trong đó có chứng đau dạ dày.
Gừng điều chỉnh tín hiệu hệ thống thần kinh trong dạ dày và tăng tốc độ tiêu hóa dạ dày, do đó làm giảm buồn nôn và nôn.
Người bị đau dạ dày dùng gừng thường xuyên tốt trong việc chữa các triệu chứng do bệnh dạ dày gây ra. Nhưng đừng quá lạm dụng và tuyệt đối tránh dùng gừng khi đói.
2. Hoa cúc
Hoa cúc là một loại thảo dược có hoa nhỏ màu trắng, một phương thuốc dùng nhiều trong Đông y cho vấn đề dạ dày khó chịu.
Hoa cúc được sử dụng cho các vấn đề về đường ruột, bao gồm khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn và nôn.
Video đang HOT
Bạn có thể sử dụng hàng ngày dưới dạng một loại trà uống cũng rất tốt cho sức khỏe.
3. Cam thảo
Đây là một phương thuốc phổ biến cho chứng khó tiêu và cũng có thể ngăn ngừa loét dạ dày đau đớn.
DGL trong rễ cam thảo được ưa chuộng vì nó không chứa glycyrrhizin, một hóa chất tự nhiên trong cam thảo có thể gây mất cân bằng chất lỏng, huyết áp cao và nồng độ kali thấp khi tiêu thụ với số lượng lớn.
Trong thời gian điều trị bằng nước cam thảo, người bị đau dạ dày không nên ăn các loại cá biển. Phụ nữ đang mang thai, cho con bú tốt nhất không nên dùng cam thảo.
4. Trà xanh
Chất catechin trong trà, hợp chất chống oxy hóa có thể giúp chống viêm dạ dày. Bên cạnh đó, catechin có tác dụng điều chỉnh sự gia tăng tỷ lệ chủng vi khuẩn do sử dụng kháng sinh.
Bệnh nhân đau dạ dày cũng như các bệnh nhân có vấn đề về đường tiêu hóa cần lưu ý không được uống nước trà quá đặc, tránh uống khi đói bụng gây hiện tượng cồn ruột, đau bụng
5. Đu đủ
Đu đủ có chứa papain, một loại enzyme mạnh mẽ phá vỡ protein trong thực phẩm giúp dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn.
Một số người không sản xuất đủ enzyme tự nhiên để tiêu hóa hoàn toàn thức ăn của họ, vì vậy tiêu thụ thêm enzyme, như papain từ đu đủ, có thể giúp giảm triệu chứng khó tiêu.
Bạn nên dùng 1-2 miếng đu đủ sau bữa ăn chính. Việc làm này sẽ giúp tăng cường khả năng kháng khuẩn, nhanh chóng giảm những cơn đau thắt ở vùng thượng vị và khắc phục tình trạng khó tiêu, và trị táo bón hiệu quả.
6. Chuối
Tác dụng chống tiêu chảy, ổn định dạ dày và đường ruột mạnh mẽ của chuối xanh là do một loại chất xơ đặc biệt có chứa tinh bột kháng.
Tinh bột kháng không thể được tiêu hóa bởi con người, vì vậy nó tiếp tục qua đường tiêu hóa đến tận ruột kết, phần cuối cùng của ruột.
Với người bị dạ dày, ăn chuối nên ăn khi bụng no và ăn sau bữa ăn cơm khoảng 20 – 30 phút, tuyệt đối không ăn khi bụng đói.
7. Gạo trắng
Tinh bột gạo trắng với nhiều mangan rất dễ dàng tiêu hóa. Gạo trắng cũng giúp che phủ niêm mạc dạ dày và làm dịu bụng của bạn bằng cách hấp thụ các độc tố khó chịu. Bạn nên ăn với lượng vừa đủ, không ăn quá no tránh gây đầy bụng, ợ nóng.
8. Khoai tây
Khoai tây, giống như chuối, giúp bù đắp sự suy giảm kali và làm dịu bụng của bạn, giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi và khó tiêu. Nó còn chứa chất cellulose giúp làm giảm cơn đau dạ dày và giảm tiết lượng acid.
Người đau dạ dày nên ăn khoai tây đã được nấu nhừ, khi ăn nên nhai kỹ để gia tăng sự bài tiết của nước bọt giúp trung hòa tính acid trong dạ dày.
9. Cải xanh
Cải xanh là loại rau họ cải có chứa isothiocyanate sulforaphane, một hợp chất có thể tiêu diệt vi khuẩn H. pylori gây tổn thương dạ dày.
Cải xanh tốt cho hệ tiêu hóa vì có lượng chất xơ dồi dào. Bạn có thể ăn theo nhu cầu nhưng nên rửa sạch và nấu kỹ.
10. Tỏi
Trong danh sách các loại thực phẩm kháng khuẩn, thực phẩm giúp tiêu hóa tốt không thể thiếu tỏi. Giống như bông cải xanh và các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa khác, nó giúp tránh nhiễm trùng vi khuẩn H. pylori.
Người đau dạ dày không nên ăn tỏi quá nhiều. Tỏi có chứa fructan – hợp chất gây ra nhiều vấn đề cho đường ruột và dạ dày, không ăn quá 1.5g mỗi ngày có thể khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương, các triệu chứng ợ nóng, đầy hơi, cồn cào trở nên trầm trọng.
11. Sữa chua
Lợi khuẩn trong sữa chua cực tốt cho bộ máy tiêu hóa. Sữa chua giúp khôi phục lại sự cân bằng vi khuẩn trong dạ dày và đường tiêu hóa của bạn.
Nên ăn sữa chua khi no, vì nếu ăn lúc đói sẽ khiến bệnh dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn, thời điểm ăn sữa chua tốt nhất là buổi tối, sau khi ăn cơm khoảng 1 tiếng.
12. Khoai lang
Khoai lang có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu khi bị đầy hơi hoặc đối phó với chuột rút vì chúng chứa cả kali và magiê. Khoai lang có chỉ số đường thấp (GI) và với sự kết hợp của magiê và kali, thực phẩm này có thể giúp làm dịu dạ dày do thần kinh căng thẳng.
Bạn không nên ăn khoai lang thay cơm. Vì ăn quá nhiều khoai lang trong bữa ăn chính sẽ khiến cho dạ dày của bạn bị co thắt, bị khó tiêu, nghẹn ứ ở cổ, có thể tiêu chảy.
Đau dạ dày không nên ăn những thực phẩm dưới đây
Dạ dày của bạn sẽ trở nên cực kỳ nhạy cảm, thậm chí vài ngày sau khi cảm thấy đã dịu xuống. Có một vài loại thực phẩm bạn muốn tránh trong thời gian này:
Thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên và béo. Chất béo thực sự có thể trì hoãn việc làm rỗng dạ dày, khiến bạn khó tiêu. Thêm vào đó, thực phẩm chiên và béo có ít chất xơ, vì vậy chúng khó tiêu hóa.
Thực phẩm cay. Điều mà bạn chắc chắn muốn tránh nếu bị nôn mửa hoặc tiêu chảy là đồ cay nóng.
Rau sống. Khi đang bị hoặc vừa dứt cơn đau dạ dày bạn nên tránh rau sống bởi nguy cơ vi khuẩn có thể làm tình trạng kia quay trở lại.
Thực phẩm có tính axit. Chẳng hạn như cà chua, trái cây và nước ngọt (soda). Những thực phẩm này có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
Thực phẩm và đồ uống với caffeine. Chẳng hạn như sôcôla, một số loại trà, nước ngọt và cà phê sẽ khiến kích thích dạ dày của bạn hơn.
Theo PV/Khám phá
Cải canh làm thuốc
Trong đông y, Cải canh làm thuốc chữa bệnh, có công dụng trừ độc tiêu nhọt, chữa ho, phòng cảm mạo, chữa xuất huyết dạ dày.
Cải canh còn gọi cải bẹ xanh, cải xanh, cải cay, tên khoa học: Brassica juncea (L.) Czern. et Coss., họ Cải (Brassicaceae). Cải canh là loại rau ăn rất quen thuộc trong bữa cơm gia đình. Hạt cải canh ép dầu điều chế mù tạc làm gia vị hay dùng trong công nghiệp. Trong y học phương Đông, hạt cải canh dùng với tên thuôc "Giới tử" có công dụng như hắc giới tử, bạch giới tử.
Hạt cải canh chứa dầu béo, tinh dầu và chất nhầy; chất sinigrosid khi gặp nước, men myrosinase thủy phân cho glucose, kali sulfat acid và alyl isothiacynat (tinh dầu mù tạc - một chất lỏng, dễ bay hơi, không màu, gây chảy nước mắt, khi kết hợp với amoni hydroxyd thành alylthioure).
Theo Đông y, cải canh có vị hơi cay đắng, tính ấm; vào kinh phế. Giới tử vị cay, tính ấm; vào kinh Phế.
Cải canh cung cấp protid, lipid, glucid, celulose, caroten, vitamin C, acid amin, các nguyên tố Ca, P, Fe. Hỗ trợ hệ tiêu hóa, chống táo bón, chống lão hóa, hỗ trợ tim mạch, chữa gout và phòng chống ung thư bàng quang... Dùng chữa ho hen, làm tan khí trệ, chữa kết hạch, đơn độc sưng tấy.
Hat cai canh (giới tử) có tác dụng ôn hoá hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh, lợi khí, tán kết, chỉ thống. Chữa các chứng hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, loa lịch đàm hạch...
Liều dùng: giới tử 4 - 8g. Dùng ngoài không kể liều lượng. Cải canh: 100 - 300g.
Cách dùng giới tử làm thuốc
Trừ đờm, chữa ho: hạt cải canh 4g, hạt tía tô 12g, hạt rau cải củ 12g. Sắc uống. Dùng cho các chứng bệnh do đờm lạnh, ho, hen suyễn, đờm nhiều và loãng, tức ngực.
Chữa đờm vướng tắc, đau nhức khớp: hạt cải canh 4g, hạt gấc 12g, một dược 12g, quế tâm 12g, mộc hương 12g. Chế thành thuốc bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g với rượu trắng hâm nóng.
Trừ độc, tiêu nhọt:
Bài 1: hạt cải canh, hành ta liều lượng như nhau. Nghiền hạt cải thành bột, cho hành củ vào trộn nhuyễn, đắp vào chỗ bị nhọt hay hạch. Ngày làm 1 lần cho đến khi khỏi. Chữa áp-xe lạnh (âm thư), nổi hạch, nhọt lâu ngày mà không có đầu.
Bài 2: hạt cải canh nghiền thành bột, thêm ít giấm hoà đều, đắp chỗ nhọt mới phát.
Món ăn thuốc từ cải canh
Phòng chống cảm mạo: rễ cải canh 60 - 80g, đường đỏ 30g. Rễ cải rửa sạch, thái đoạn; sắc lấy nước; cho uống trong ngày.
Chữa xuất huyết do loét dạ dày, hành tá tràng: cải canh rửa sạch, cắt đoạn, nhúng trong nước sôi 5 - 10 phút, ép lấy 30 - 50ml nước, hâm nóng cho uống (có thể thêm đường trắng vừa đủ).
Kiện tỳ, hỗ trợ đường tiêu hóa: cải canh rửa sạch, phơi héo, cắt đoạn, ngâm chìm trong nước muối (tỷ lệ 4%), 3 - 5 ngày. Ăn rau và uống nước trong bữa ăn. Dùng khi dạ dày thiếu acid, sôi bụng, phân sống hoặc lạm dụng kháng sinh đường uống (giúp tái tạo vi khuẩn có ích trong ruột). Do dưa chua sinh nhiệt thấp nên thích hợp làm món ăn cho người béo phì và đái tháo đường.
Kiêng kỵ: Người sức yếu, sốt nóng (khí hư hữu nhiệt), yếu phổi ho khan không dùng.
TS. Nguyễn Đức Quang
Theo SK&ĐS
Cảnh báo uống nước chanh kiểu này "nhập viện" trong tích tắc Dù chanh có ích lợi cho cuộc sống nhiều đến đâu đi chăng nữa thì nếu ta không biết dùng đúng cách sẽ gây tác dụng ngược. 5 thói quen ăn cơm hại sức khỏe khủng khiếp mà đa số người Việt đều mắc phải / 9 thói quen trong bếp không ngờ gây hại sức khỏe thế này Uống lúc bụng đói...