Đâu chỉ có tranh sủng, cuộc chiến mẹ chồng – nàng dâu ở Như Ý Truyện cũng kịch tính không kém!
Vì chuyện hòa thân với Mông Cổ mà hoàng cung Như Ý Truyện độ này nhộn nhịp hẳn lên. Chính vì chuyện này khiến cho tình cảm mẹ chồng nàng dâu giữa Thái Hậu và Hoàng Hậu càng thêm sứt mẻ.
Cuộc chiến nơi hậu cung chưa bao giờ hạ nhiệt và còn ngày càng khốc liệt hơn trong các phim cung đấu. Người người tính toán, nhà nhà âm mưu, chuyện hôn nhân đại sự hoàng thân quốc thích xưa nay vẫn luôn là một cuộc giao dịch để đổi lấy mỗi thâm tình hữu nghị giữa hai nhà và trong Hậu Cung Như Ý Truyện cũng vậy.
Cuộc chiến mẹ chồng nàng dâu ở Tử Cấm Thành (Nguồn: Như Ý Truyện collection)
Để củng cố mối quan hệ giữa Thanh triều và Mông Cổ, Càn Long (Hoắc Kiếm Hoa) phải chọn một người địa vị tôn quý thích hợp để gả đi. Ở thời điểm hiện tại, chỉ có Nhu Thục công chúa Hằng Đề (Vương Hạc Nhuận) – thứ nữ của Thái Hậu và Hòa Kính công chúa Cảnh Sắt (Quan Tuyết Doanh) – thứ nữ của Hoàng Hậu Phú Sát Lang Hoa (Đổng Khiết) cũng vừa đến tuổi cập kê phù hợp để hòa thân. Nhưng Mông Cổ xa xôi, phận làm nữ nhân lấy chồng xa xứ như con sáo sang sông biết đâu ngày mẹ con gặp lại.
Thái Hậu và Nhu Thục công chúa Hằng Đề
Vốn vừa mất đi đích tử, Hoàng hậu chỉ còn lại đứa con gái duy nhất nay lại phải gả đi nên nhất định không đành lòng. Phía Thái hậu lại càng không muốn lần nữa thêm một đứa con gái phải gả xa. Thương con, không muốn gả con xa, những người làm mẹ đều quyết tâm giữ con lại bên mình, đùn đẩy hôn sự cho đối phương, vì thế mà nảy sinh mâu thuẫn. Và thế là mưu kế lại được bày ra giữa mẹ chồng – con dâu, người thua cuộc chính là người có con gái phải hòa thân với Mông Cổ.
Cuộc gặp mặt của những người mẹ
Thái hậu đi trước một bước ban tặng vòng trân châu cho Cảnh Sắt như quà hồi môn
Video đang HOT
Thâm ý của Thái hậu không vừa
Nhưng Hoàng hậu cũng cao tay chẳng kém, tặng cho Hằng Đề đôi chim uyên ương
Đây cũng chính là món quà do chính tiên đế Ung Chính tặng Lang Hoa trong ngày thành hôn của nàng với Càn Long
“Nhu Thục là cô cô, gả đi mới thích hợp”
“Cảnh Sắt là trưởng nữ của vua, địa vị vô cùng tôn quý, nên gả đi mới xứng”
Nhìn thoáng qua thì ai cũng có ý tốt nhưng thực chất cả Thái hậu và Hoàng hậu chỉ muốn đẩy đi điều mình không muốn nhận về. Từng lời nói trong cuộc đối thoại đều chứa đầy ẩn ý. Lang Hoa một mực muốn giữ Cảnh Sắt lại để dạy dỗ thêm mấy năm vì lý do công chúa còn nhỏ. Mặt khác Thái Hậu thẳng thừng: “Người đợi Cảnh Sắt lớn được nhưng Mông Cổ thì không đợi nổi.”
Cuối cùng, sau khi được “quân sư” Như Ý (Châu Tấn) giúp đỡ, Hoàng hậu đành nhường lại phần thắng cho Thái Hậu rồi ôm buồn đau mà đổ bệnh. Thánh chỉ ban xuống, Hòa Kính công chúa thay cô mẫu Hằng Đề gả đi Mông Cổ.
Cảnh Sắt khấu đầu từ biệt Phú Sát Hoàng Hậu
Thân làm con cháu hoàng tộc phải lấy xã tắc làm trọng, tất cả vì vinh hoa của gia tộc, hy sinh vì quốc thái dân an. Có mấy ai sống trong cung điện nguy nga làm chủ được cuộc đời của chính mình đâu. Ngay như Ung Chính cũng đã có lần nói với Càn Long (khi ấy vẫn là Hoằng Lịch): “Trẫm ngồi trên long ỷ này cũng không thể tùy theo ý muốn. Lời nói, hành động đều là vì cơ nghiệp Đại Thanh. Chuyện con phải làm chưa chắc là chuyện con muốn làm.”
Hậu Cung Như Ý Truyện đang được chiếu trên trang mạng Tencent từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần lúc 20h, riêng tài khoản VIP sẽ được xem trước 8 tập.
Theo Trí Thức Trẻ
Phim cung đấu 43 triệu USD của Châu Tấn bị chê 'rẻ tiền'
"Như Ý truyện" lộ nhiều hình ảnh chỉnh sửa vi tính, đạo cụ sơ sài so với vốn đầu tư khổng lồ.
"Như Ý truyện" có vốn đầu tư 300 triệu nhân dân tệ (43,3 triệu USD), quy tụ các diễn viên Châu Tấn, Đổng Khiết, Hoắc Kiến Hoa... Sau khi chiếu hôm 20/8, phim bị phát hiện nhiều lỗi. Không ít khán giả bình luận: "Đây là phim ma chăng?" vì cảnh quay dàn phi tần, cung nữ không có cổ, trông giống bị ghép đầu.
Theo Sina, đoạn phim Càn Long (Hoắc Kiến Hoa) đăng cơ dấy lên hàng nghìn bình luận trên Weibo. Trong cảnh này, Hoắc Kiến Hoa đi trên con đường dốc, không có bậc thang để lên cung điện. Nhà sản xuất phim Hoàng Lan giải thích: "Một phần vì hạn chế ở trường quay, một phần vì muốn đảm bảo mỹ cảm cho phân đoạn, đồng thời nêu bật ý chặng đường phía trước của Càn Long gồ ghề, không dễ dàng. 'Như Ý truyện' là phim truyền hình, không phải phim tài liệu, vì thế trước tiên phải đảm bảo yếu tố đẹp".
Một cảnh trong "Như Ý truyện" bị phát hiện giống hình ảnh trong phim tài liệu về Tử Cấm Thành của đài CCTV Trung Quốc.
Hình ảnh trong phim tài liệu của đài CCTV. Trang Ifeng cho biết đoàn phim đã thỏa thuận sử dụng bản quyền của CCTV. "Dù vậy, phim này được đầu tư 300 triệu tệ, lẽ nào không bớt chút thời gian, công sức quay bối cảnh cho riêng tác phẩm?", Ifeng nhận xét. Tờ này dẫn bình luận của tài khoản Tam Bảo trên Weibo: "Như Ý truyện nhiều cảnh quay rẻ tiền so với kinh phí khổng lồ".
Cảnh lá sen trong phim bị phát hiện được xử lý vi tính. "Vật giá tăng cao quá, đoàn phim không đủ kinh phí mua lá sen giả nữa sao", khán giả Yuliang viết.
Nhiều người so sánh "Như Ý truyện" với "Diên Hy công lược", chê sản phẩm của Châu Tấn không đầu tư kỹ lưỡng cho bối cảnh, đạo cụ. Không ít ý kiến chỉ trích phim tốn quá nhiều tiền trả cho Châu Tấn, Hoắc Kiến Hoa nên phải bớt kinh phí cho đạo cụ, bối cảnh. Theo CCTV, Châu Tấn, Hoắc Kiến Hoa nhận tổng cộng hơn 150 triệu nhân dân tệ (21,9 triệu USD) cho tác phẩm này.
Gương mặt của Thái Hậu xuất hiện vết thương.
Nhưng trong tích tắc, vết thương biến mất.
Biển chỉ đường, máy bán hàng tự động xuất hiện trên poster phim.
vnexpress
3 nữ nhân đáng thương của "Như Ý Truyện" vì tranh quyền đoạt sủng mà đánh mất chính mình Phía sau cánh cổng Tử Cấm Thành là cung điện nguy nga lộng lẫy. Nhưng hào quang, địa ví ấy cũng chẳng đổi lấy được bình yên của 3 nữ nhân này trong Như Ý Truyện. Xưa nay, các bộ phim về cung đấu ít nhiều cho khán giả hiểu rõ những trò tranh đoạt khốc liệt nơi Hoàng cung. Đã có không...