Đau chân không đơn thuần chỉ gây khó chịu mà là dấu hiệu của 7 loại bệnh khác nhau, cần nắm vững nếu không muốn nhập viện cấp cứu
Nhiều người hay nghĩ đau chân chỉ đơn giản là đau nhức mà thôi. Thế nhưng theo y học, nó còn là một dấu hiệu bệnh lý của 7 loại bệnh khác nhau.
Đôi chân là phần trụ của cơ thể, nó gần như chống đỡ hoàn toàn khối lượng của phần bên trên và giúp con người di chuyển. Thế nên việc bảo vệ cho sức khỏe đôi chân là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên chân lại là nơi hay bị bỏ qua nhất khi cơ thể phát tín hiệu “cầu cứu”, bởi nhiều người nghĩ chỉ cần xoa bóp hay ngâm nước nóng là hết chứ không phải bệnh gì to tát.
Theo trang Theepochtimes cho hay, đau chân không chỉ đơn thuần là nhức mỏi mà còn là dấu hiệu của 7 loại bệnh khác nhau này, cần phải nắm rõ để phân biệt và đi khám kịp thời:
Viêm xương khớp là một dạng đau mãn tính, thường có cảm giác đau và cứng khớp trên toàn bộ chân, đôi lúc các khớp khác như khớp bàn tay cũng có thể mắc. Căn bệnh này thường gặp nhất ở người lớn tuổi và người già.
Viêm xương khớp là một căn bệnh nguy hiểm, cản trở đến khả năng đi lại ở người cao tuổi.
Lúc mắc bệnh, các sụn ở khớp bàn chân và ngón chân sẽ bị hủy hoại, từ đó làm mất khả năng đệm của xương. Lâu dần các xương sẽ cọ xát vào nhau nên khi bạn cử động sẽ làm các khớp trở nên sưng và đau đớn. Theo các bác sĩ, tập thể dục và điều chỉnh cân nặng có sự tư vấn kỹ càng sẽ làm thuyên giảm chứng bệnh này.
Tuy không phải là bệnh gây chết người, nhưng viêm khớp dạng thấp có thể làm giảm tuổi thọ của người bệnh. Khi mắc phải, bệnh sẽ làm đỏ, sưng dẫn đến đau và xơ cứng khớp tay, khớp chân và khớp gối. Theo Mayo Clinic, bệnh sẽ trở nên đau đớn hơn vào mỗi buổi sáng hoặc sau khi vận động.
Hiện tại, nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây nên các biến chứng về mắt, bệnh phổi, các vấn đề về tim mạch, loãng xương và vô vàn bệnh khác.
Đây là một chấn thương lạm dụng của gân Achilles – một dải mô nối các cơ bắp chân ở phía sau chân dưới với xương gót chân. Viêm gân Achilles thường bắt gặp ở những người chạy bộ đột nhiên tăng cường độ chạy trong khoảng thời gian ngắn. Ngoài ra, bệnh này cũng khá phổ biến ở những người trung niên hay chơi thể thao.
Video đang HOT
Các cơn đau nhức của viêm gân Achilles thường bắt đầu với một cơn đau nhẹ phía sau chân và phía trên gót chân sau khi chơi thể thao. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sẽ đau hay cứng khớp vào buổi sáng và thường đỡ hơn khi hoạt động nhẹ.
4. Viêm cân gan chân
Viêm cân gan chân là một chứng bệnh rất phổ biến, nó thường thấy ở tuổi trung niên nhưng cũng có thể bộc phát ở người trẻ tuổi. Khi mắc bệnh, viêm cân gan chân sẽ gây đau nhói ở vùng mặt dưới xương gót nơi cân gan chân bám vào, dẫn đến tình trạng người bệnh sẽ khó đi lại bằng chân trần trên nền cứng.
Ngoài ra, đây còn là một chấn thương thể thao rất phổ biến ở các vận động viên. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, viêm cân gan chân sẽ trở thành mãn tính và gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt cũng như việc chữa trị sau này.
5. U dây thần kinh Morton
Đây là một căn bệnh mà chị em phải sợ bởi nó thường xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới. U dây thần kinh Morton là hậu quả của sự phì đại dây thần kinh bàn chân, thường xảy ra ở vùng giữa ngón chân thứ ba và thứ tư. Nếu mắc phải, bạn sẽ có cảm giác như đang đứng trên một hòn sỏi trong giày, hoặc như có một nếp gấp cuộn lên.
ĐI giày cao gót quá nhiều là nguyên nhân gây nên chứng bệnh mãn tính này.
Nguyên nhân gây bệnh chính bởi thói quen đi giày cao gót của chị em. Bởi khi mang, bàn chân sẽ bị ép lại và gây nên áp lực, dẫn đến chấn thương dây thần kinh ở ngón chân. Bệnh hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả nếu bệnh nhân tuân thủ đúng theo những khuyến cáo của bác sĩ.
6. Gãy xương
Gãy xương chân thường rất ít người để ý cho tới khi phần bị gãy trở nên sưng và viêm nhiễm nghiêm trọng. Đa phần nguyên nhân gây bệnh là do có tác động ngoại lực hoặc sức ép từ các hoạt động thể chất nặng nhọc. Khi phát hiện gãy xương chân thì cần phải đến bệnh viện để chụp Xquang và băng bột gấp, sau đó hãy hạn chế đi lại. Thời gian lành bệnh thường rơi vào khoảng 6-8 tuần hoặc lâu hơn tùy theo thể trạng người bệnh.
7. Bệnh lý thần kinh ngoại biên
Bệnh lý thần kinh ngoại biên là bệnh lý xảy ra khi các dây thần kinh ngoại biên – loại dây thần kinh giúp truyền các tín hiệu từ não và tủy sống đến các cơ quan khác bị tổn thương. Vậy nên một khi bị tổn thương, nó sẽ làm rối loạn khả năng trao đổi thông tin của não với các cơ quan khác.
ĐỪng ngại đi khám khi mắc bệnh bởi nếu không chữa trị sớm thì bệnh sẽ trầm trọng hơn.
Theo Hiệp hội Y khoa Podective của Mỹ, trong khảo sát 1000 người vào năm 2014 đã có hơn 77% thừa nhận họ đã mắc phải chứng bệnh này. Ngoài ra, cứ 2 trên 10 người Mỹ mắc phải bệnh này nhưng lại ngại không đi khám. Việc điều trị căn bệnh này bắt buộc phải sử dụng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống lành mạnh, thế nên bạn phải đi khám ngay để được bác sĩ tư vấn kỹ càng nhất.
Theo Theepochtimes/Helino
3 bộ phận cơ thể bị nguy hiểm khi bạn đi giày cao gót quá nhiều
Việc lạm dụng giày cao gót sẽ dẫn đến những hậu quả sức khỏe như viêm cột sống, đau đầu gối, viêm gân...
1. Hông
Khi đi giày cao gót, cơ thể bạn phải giữ thăng bằng. Để làm điều này, lưng dưới được đẩy về phía trước dẫn đến sự liên kết của hông và cột sống thay đổi. Nếu tình trạng này diễn ra hằng ngày thì có thể khiến các cơ bị rút và co lại, lâu dần khiến bạn bị đau hông.
2. Đầu gối
Khi đi giày cao gót, trọng lượng của cơ thể sẽ do bàn chân trước chịu trách nhiệm nên đầu gối phải tiến về phía trước để duy trì sự cân bằng, điều này gây thêm áp lực cho đầu gối. Do đó, người đi giày cao gót lâu dài có khả năng bị viêm xương khớp với triệu chứng đau khớp và khó di chuyển.
3. Cột sống
Thông thường cột sống có một độ cong nhẹ. Điều này cho phép giảm áp lực khi cơ thể di chuyển. Nếu bạn đi giày cao gót thì đường cong cột sống ở lưng dưới sẽ bị thay đổi hình dạng và có thể gây đau cơ bắp và đau lưng với triệu chứng yếu cơ, co thắt và chuột rút liên tục.
Ngoài ra, đi giày cao gót quá nhiều có thể gây các bệnh sau:
Bunions: Đây là tình trạng biến dạng ngón chân khi ngón chân cái chèn vào ngón chân thứ 2 quá nhiều gây sưng và biến dạng.
Viêm gân Achilles: Mang giày cao gót có thể khiến khớp mắt cá chân bị hạn chế chuyển động, lâu dần khiến gân bị co và gây viêm. Triệu chứng của bệnh này là sưng gót chân sau, khó di chuyển và không co được bàn chân.
Ngón chân bị cong: Khi các ngón chân bị chèn ép nhiều vì đi giày cao gót sẽ dẫn đến tình trạng cong ngón chân khiến bạn đau đớn.
Chai chân và to bắp chân: Việc tạo áp lực lên cơ và chân khi đi giày cao gót có thể khiến chân bạn bị chai và bắp chân cũng to dần.
U dây thần kinh Morton: Các dây thần kinh có thể bị kích thích khi bàn chân bị chèn ép vì đi giày cao gót và dẫn đến bệnh thần kinh Morton
Viêm cân gan chân: Mang giày chật cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Nó xảy ra khi fascia plantar, một mô kết nối xương gót chân với ngón chân bị viêm hoặc bị kích thích. Mô này hỗ trợ vòm bàn chân và hoạt động như một chất hấp thụ sốc. Vì vậy, khi fascia plantar bị hư hại, bạn có thể bị đau, cứng và sưng ở gót chân.
Luna
Theo Brightside/baogiaothong
Giày cao gót không chỉ hủy hoại đôi chân, còn ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác trên cơ thể Ngoài gây tổn thương cho bàn chân, giày cao gót còn khiến xương khớp các vùng như hông, cột sống và đầu gối cũng bị biến chứng nguy hiểm. Theo Hiệp hội Y khoa Podective của Mỹ, 71% phụ nữ sở hữu giày cao gót bị đau khi mang chúng. Nhưng không chỉ bị đau ở đôi chân mà các bộ phận cơ...