Dấu chấm hết cho Ford Focus và Fiesta
Ford cho biết sẽ ngưng sản xuất hai mẫu xe nói trên trong vòng 2 năm tới, đồng thời không ra mắt bất kỳ phiên bản Focus hay Fiesta thuần điện nào.
Ford đặt dấu chấm hết cho tương lai của Ford Fiesta và Ford Focus. Ảnh: Ford.
Tập đoàn ôtô nước Mỹ xác nhận Focus và Fiesta sẽ không được nâng cấp lên bản chạy điện. Điều này đồng nghĩa với việc hai mẫu xe nói trên sẽ sớm bị khai tử hoàn toàn một khi dây chuyền sản xuất đóng lại trong vòng 2 năm tới.
Với những nỗ lực điện khí hóa dải sản phẩm của mình, Ford đã mang động cơ điện trang bị cho nhiều mẫu xe được ưa chuộng hàng đầu như F-150 và Mustang để tạo nên F-150 Lightning cùng Mustang Mach-E.
Tuy nhiên trong cuộc phỏng vấn cùng trang tin Quattroroute của Ý, một lãnh đạo của Ford xác nhận rằng Fiesta sẽ chấm dứt hành trình của mình vào năm 2023, còn những lô hàng cuối cùng của Ford Focus sẽ được sản xuất trong năm 2025.
“Chúng tôi không có kế hoạch cho một chiếc Fiesta hay Focus chạy điện. Xét cho cùng, thị trường đang thay đổi và thời đại của những mẫu xe này đã trôi qua”, ông Martin Sander – người phụ trách bộ phận xe điện châu Âu của Ford – cho biết.
Ford Fiesta và Ford Focus sẽ ngưng sản xuất trong vòng 2 năm tới. Ảnh: Ford.
Ra đời vào năm 1998, Ford Focus sở hữu một lịch sử khá ấn tượng trên thị trường ôtô toàn cầu. Kể từ thời điểm ra mắt, mẫu hatchback nhỏ gọn này đã được trình làng với nhiều cấu hình khác nhau nhằm đa dạng hóa tệp khách hàng.
Ford Fiesta thì đi một chặng đường dài hơn khi đã ra mắt từ năm 1976. Tuy vậy khi phân khúc hatchback cỡ nhỏ dần mất đi sức hút, các dòng xe như Fiesta cũng không còn nhận về nhiều sự chú ý như thời gian trước.
Gần như trong cùng giai đoạn, các mẫu SUV nhỏ gọn đã dần dà trở thành lựa chọn hàng đầu cho phương tiện chuyên chở gia đình của người dân xứ cờ hoa cũng như nhiều nơi khác trên thế giới.
Các đại lý Ford tại châu Âu từng bán được 456.000 xe Fiesta và 309.000 mẫu Focus hồi năm 2009. Tuy nhiên doanh số của hai dòng xe đã sụt giảm xuống chỉ còn lần lượt 82.000 xe và 101.000 xe trong năm 2021.
Hậu quả, Ford Anh Quốc buộc phải quyết định ngừng sản xuất Fiesta và phiên bản Fiesta ST để tập trung nguồn lực sản xuất ôtô điện.
Video đang HOT
Việc Ford quyết định từ bỏ việc điện hóa Fiesta và Focus đã để ngỏ một thị trường rộng lớn cho những nhà sản xuất ôtô khác.
Các hãng xe như Opel hay Fiat đã tận dụng cơ hội này và bắt đầu nghiên cứu những dòng ôtô điện nhỏ gọn phù hợp trong đô thị, sở hữu phạm vi hoạt động tương đối hẹp nhưng đi kèm thời gian sạc được rút ngắn đáng kể.
Một lãnh đạo của Ford cho rằng Fiesta hay Focus đã hết thời. Ảnh: Ford.
Tập đoàn Ford cho biết sẽ áp dụng triết lý sản xuất tại quê nhà cho các ôtô tại thị trường châu Âu, đồng nghĩa với việc hãng ôtô nước Mỹ sẽ đẩy mạnh mảng crossover và SUV. Đây được xem là tin buồn cho những khách hàng từng yêu thích kiểu xe nhỏ gọn như Focus hay Fiesta trong nhiều năm trước đây.
Tuy vậy với những ai đang sở hữu các dòng xe Focus ST/RS hay Fiesta ST, Carbuzz tin rằng họ đang nắm giữ một tài sản đúng nghĩa bởi giá trị của chúng sẽ chỉ tăng lên một khi Ford đặt dấu chấm hết thực sự cho Fiesta và Focus trong vòng 2 năm tới.
Hàng nghìn siêu xe vô chủ mỗi năm tại Dubai
Vì nhiều lý do khác nhau, có đến hàng nghìn siêu xe như Ferrari, Bugatti, Audi, BMW hay Lamborghini bị bỏ rơi tại các địa điểm thuộc thành phố Dubai của UAE.
Có khoảng 3.000 siêu xe bị bỏ lại khắp nơi trong thành phố Dubai. Ảnh: AutoJosh.
Tại Dubai, thành phố lớn thứ hai và là thủ đô của UAE, cảnh tượng những chiếc siêu xe bị bỏ hoang trên đường phố là không hiếm gặp.
"Nghĩa địa siêu xe" ở Dubai
Các số liệu được công bố cho thấy có khoảng 3.000 ôtô bị bỏ lại mỗi năm tại các sân bay, bãi đỗ xe công cộng và thậm chí là ngay trên đường phố của Dubai.
Nếu so sánh với số liệu ghi nhận tại các quốc gia khác như Mỹ hay Anh Quốc, con số nói trên quả thật chỉ như muối bỏ bể.
Chỉ riêng thành phố Oakland của tiểu bang California đã ghi nhận khoảng 17.000 ôtô bị bỏ rơi mỗi năm, đồng thời có khoảng 30.000 trường hợp các phương tiện vô chủ chưa được giải quyết xong. Trong khi đó, con số từ Vương quốc Anh cho biết có khoảng 21.106 ôtô vô chủ được ghi nhận trong năm 2021.
Ôtô bị bỏ lại trên đường phố là cảnh tượng không hiếm gặp tại thành phố Oakland của tiểu bang California. Ảnh: KRON.
Tuy nhiên nếu tạm bỏ qua những con số thống kê mà thay vào đó đi vào nhìn nhận về chủng loại xe, chúng ta sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt.
Cơ quan FOI của Anh cho biết các dòng xe bị bỏ hoang nhiều nhất tại nước này bao gồm Ford Transit, Vauxhall Astra, Ford Focus, Vauxhall Corsa và Volkswagen Golf. Tại Mỹ, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng ôtô bị bỏ lại nhiều nhất là những dòng xe cũ và các ôtô đã qua sử dụng.
Ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu cho hay vài đô thị tại các khu vực thuộc Anh và Mỹ tồn tại một nhóm người sử dụng ôtô cũ, không có giấy tờ đăng ký để làm phương tiện di chuyển trong quãng đường ngắn nội đô.
Một khi những chiếc xe này gặp trục trặc, bị hỏng và không thể hoạt động, những người này sẽ cứ thế mà vứt bỏ chúng ở bất kỳ đâu dọc đường đi.
Ở Dubai thì khác. Hầu hết trong số khoảng 3.000 mẫu ôtô bị bỏ rơi mỗi năm tại "thành phố vàng" là những mẫu ôtô cao cấp đến từ các thương hiệu như Ferrari, Bugatti, Audi, BMW, Lamborghini cùng nhiều hãng xe sang trọng khác.
Cảnh sát Dubai bên cạnh một chiếc Ferrari vô chủ cùng lớp bụi phủ dày. Ảnh: Hotcars.
Cảnh tượng của hàng nghìn siêu xe bị bỏ rơi khắp nơi tại thành phố Dubai vì thế được trang tin Hotcars mô tả như một "nghĩa địa siêu xe".
Siêu xe từ giấc mơ trở thành gánh nặng
Ông Abdul Majeed Saifaie - Giám đốc Cục Quản lý chất thải của Dubai - cho biết nếu một chiếc ôtô bất kỳ trở thành vật cản đối với các phương tiện giao thông khác, chính quyền sở tại sẽ di dời chiếc xe đó sang một địa điểm khác.
Từ đó, chiếc xe có thể sẽ nằm nguyên tại vị trí được kéo đến trong nhiều năm liền, ví dụ trong nhiều trường hợp là bãi giữ xe ở các sân bay.
Ngoài ra, những chiếc xe cao cấp bị bỏ rơi tại Dubai không hẳn xuất phát từ việc những chủ nhân giàu có của chúng đã tìm được một chiếc xe khác, sang trọng và hợp sở thích hơn.
Cảnh tượng xe sang phủ bụi tại UAE. Ảnh: AutoJosh.
Các vấn đề về tiền bạc (các khoản nợ) và luật pháp nghiêm ngặt của Dubai là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hàng nghìn mẫu xe sang bị bỏ rơi lại thành phố này.
Nhiều người nước ngoài tìm đến UAE để tìm kiếm cơ hội và xây dựng cuộc sống mơ ước ở "thành phố vàng" Dubai, nhưng rốt cuộc lại rơi vào tình cảnh thất bại.
Trong quãng thời gian tại Dubai, họ đã xoay sở để mua những chiếc siêu xe đúng với giấc mơ của mình, để rồi sau cùng chẳng thể kiếm đủ tiền để trả cho chiếc xe.
Hậu quả, những người này nhận ra họ chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc rời bỏ đất nước vùng vịnh nếu không muốn chịu cảnh ngục tù. Hệ thống luật Sharia mà Dubai áp dụng coi những khoản nợ chưa trả là tội hình sự và có thể khiến người phạm tội bị trừng phạt, ngay cả khi họ đã tuyên bố phá sản.
Không chỉ người nước ngoài, đã có không ít người dân địa phương cũng gặp rắc rối khi vướng phải những điều luật Sharia khắc nghiệt.
Hàng nghìn ôtô đắt tiền bị bỏ rơi vì thế được cho là sẽ tiếp tục tăng trưởng về số lượng một khi hệ thống luật Sharia vẫn được áp dụng tại thủ đô Dubai nói riêng và toàn UAE nói chung.
Cơ hội cho những người khác
Với trường hợp các ôtô bị bỏ lại, cảnh sát Dubai sẽ gửi một thông báo đến chủ xe, trước khi tiến hành tịch thu cách đó 15 ngày nếu chủ xe không có bất kỳ phản hồi nào.
Tuy vậy, chủ xe vẫn còn khoảng thời gian 6 tháng để liên hệ với chính quyền và nhận lại chiếc xe từng thuộc sở hữu của mình. Nếu thời hạn nói trên kết thúc mà vẫn chưa có người liên hệ để nhận lại, chiếc ôtô kia sẽ được mang ra đấu giá với mức khởi điểm khá hời.
Siêu xe vô chủ sẽ được mang ra đấu giá nếu chủ xe không liên hệ để nhận lại. Ảnh: Hotcars.
Bất kỳ ai muốn tham gia đấu giá cần đăng ký với cảnh sát để xác minh rằng họ có đủ khả năng tài chính để mua những chiếc siêu xe vô chủ nói trên.
Những người này sau đó sẽ nhận được lời mời tham gia đấu giá từ ban tổ chức, đồng thời phải liên hệ với một đại lý để làm trung gian và hỗ trợ trong cuộc đấu giá này.
Volkswagen Polo số sàn, giá chỉ 300 triệu đồng nhưng kén người 'chơi' Volkswagen Polo không phải là cái tên quá xa lạ tại Việt Nam, nhưng phiên bản sử dụng hộp số sàn lại hiếm gặp và tất nhiên kén khách, chỉ phù hợp với người "chơi" có cá tính riêng. Volksawgen Polo không xa lạ với nhiều người Việt, nhưng xe số sàn rất hiếm thấy Với số tiền khoảng 300 triệu đồng, phân...