Đau bụng từng cơn nhưng không nôn và không sốt, bệnh nhi 11 tuổi đi khám bất ngờ phát hiện có khối u ruột non ác tính
Chỉ đau bụng từng cơn, không bị nôn, không sốt, bệnh nhân nhi 11 tuổi đi khám không ngờ được phát hiện U Lympho ruột non tiên phát ác tính.
Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An mới tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nhi Nguyễn Xuân H (11 tuổi, Quỳnh Tam – Quỳnh Lưu) đến khám do xuất hiện triệu chứng đau bụng từng cơn, không nôn, không sốt.
Tại đây, bệnh nhân được chỉ định siêu âm ổ bụng, qua hình ảnh siêu âm phát hiện hình ảnh điển hình của lồng ruột hồi – manh tràng với một khối giảm âm bất thường ở thành ruột non ngay cạnh khối lồng. Hình ảnh gợi ý nhiều tới một Lymphoma ruột non ( U Lympho ruột non tiên phát ác tính), khảo sát các tạng gan lách không to và ổ bụng không có hạch bất thường kèm theo.
Hình ảnh trong mổ với khối lồng và khối u ngay cạnh khối lồng ruột bệnh nhân
Video đang HOT
Bệnh nhân sau đó tiếp tục được các bác sĩ phòng khám Ngoại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An chỉ định chụp cắt lớp vi tính có thuốc và cho kết quả tương tự. Bệnh nhân nhanh chóng được nhập viện và tiến hành phẫu thuật để loại bỏ khối u. Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy bệnh nhân bị Lymphoma B hồi tràng. Sau mổ bệnh nhân được khám kiểm tra lại, mọi kết quả cho thấy tình trạng hiện ổn định.
Theo các bác sĩ bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, u lympho ruột non là sự tăng sản ác tính của tổ chức bạch huyết dưới niêm mạc ruột, bệnh có thể nguyên phát hoặc thứ phát, dạng thứ phát hay gặp hơn và thường biểu hiện ở quai ruột non hồi tràng, bệnh cần phát hiện sớm điều trị kịp thời trước khi di căn. Trường hợp này khối u lympho là dạng nguyên phát và là nguyên nhân gây lồng ruột ở bệnh nhân.
U lympho ruột non tiên phát ác tính là các tổn thương khu trú chủ yếu ở ruột non và ngay từ đầu không có tổn thương hạch ngoại biên; các triệu chứng lâm sàng khởi phát liên quan đến tổn thương ở ống tiêu hoá. Đây là bệnh lý hiếm gặp, biểu hiện lâm sàng nghèo nàn làm cho bệnh nhân và bác sĩ rất dễ chủ quan, nhầm tưởng sang bệnh lý khác, chẩn đoán thường khó khăn, khi được chẩn đoán thường đã ở giai đoạn muộn, do đó tiên lượng nặng nề, tỷ lệ tử vong cao.
Để phát hiện u lympho ruột non tiên phát trẻ thườngcó các triệu chứng: Đau bụng cơn, nôn ói, ỉa ra máu. Tuy nhiên ngày nay nhiều trẻ chỉ biểu hiện đau bụng từng cơn hoặc chỉ nôn ói, khi xuất hiện đầy đủ ba triệu chứng trên thường ở giai đoạn muộn.
Theo các bác sĩBệnh viện Sản Nhi Nghệ An để phát hiện u lympho ruột non tiên phát bố mẹ nên lưu ý triệu chứng lồng ruột để đưa bé đi khám sớm. Đồng thời cũng cần quan tâm theo dõi đến sức khỏe, định kỳ 6 tháng đến 1 năm khám sức khỏe một lần để có thể phát hiện sớm bệnh lý, điều trị kịp thời, hạn chế hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Lồng ruột là một cấp cứu ngoại khoa biểu hiện là tình trạng một quai ruột chui vào lòng đoạn ruột kế cận gây ra hội chứng tắc ruột cơ học, có thể dẫn tới hoại tử ruột bị lồng, thủng ruột, viêm phúc mạc. Xảy ra chủ yếu ở trẻ nhũ nhi (80-90% ở trẻ 6 tháng – 2 tuổi), thường vô căn. Tuy nhiên nếu xảy ra ở trẻ trước 3 tháng và sau 5 tuổi cần tìm nguyên nhân.
Người đàn ông mang 6 khối u trong cơ thể
Bệnh nhân đau quặn vùng rốn nhiều ngày không khỏi, bác sĩ lấy ra 6 khối u kích thước lớn, tổng trọng lượng gần 8 kg.
Thông tin từ Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, các bác sĩ khoa Ngoại Tiêu hóa - Gan mật và khoa Gây mê hồi sức vừa phẫu thuật cắt bỏ nhiều khối u trong ổ bụng cho bệnh nhân H.N.V. (32 tuổi, trú tại Phú Lương, Thái Nguyên).
Theo TS.BS Nguyễn Văn Chung, Trưởng khoa Ngoại Tiêu hóa - Gan mật, bệnh nhân bị đau quặn vùng rốn hơn một tháng, mệt mỏi, gầy sút cân, bụng chướng, da sạm. Từ kết quả chụp cắt lớp vi tính, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân V. mang trong mình nhiều khối u lớn. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật.
Bác sĩ lấy ra 6 khối u lớn trong ổ bụng người đàn ông. Ảnh: BVCC.
Bác sĩ Chung cho hay quá trình phẫu thuật có nhiều khó khăn do u quá to, nằm ở vị trí khó, khả năng dính vào các tạng khác gây mất máu quá nhiều. Thời gian phẫu thuật cho bệnh nhân lên đến gần 5 giờ.
Sau phẫu thuật, các bác sĩ đã lấy ra 2 khối u to có kích thước 15x25 (cm) và 4 khối u nhỏ. Tổng các khối u nặng gần 8 kg. Hiện, bệnh nhân dần ổn định sức khỏe, tiếp tục được theo dõi và điều trị tích cực tại khoa Gây mê Hồi sức.
"Người dân cần đến cơ sở y tế khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm. Nếu phát hiện muộn, khối u ngày càng tiến triển khiến quá trình phẫu thuật khó khăn, nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng", bác sĩ Chung khuyến cáo.
Phẫu thuật cắt khối u trong dây chằng rộng nặng 1,6kg Các bác sĩ Trung tâm sản nhi Phú Thọ vừa thực hiện phẫu thuật thành công cắt khối u trong dây chằng rộng, nặng 1,6kg cho một bệnh nhân Nguyễn Thị N, 41 tuổi, trú tại xã Minh Tân, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Các bác sĩ tiến hành cắt khối u cho người bệnh. Thông tin từ phía gia đình, nhiều...