Đau bụng dữ dội bất thường, bé gái 12 tuổi phải phẫu thuật dị tật âm đạo
Ngày 12/5, khoa PTTM Bệnh viện E có tiếp nhận 1 ca bệnh khá đặc biệt đó là 1 bệnh nhân 12 tuổi bị dị tật âm đạo, phải can thiệp phức tạp.
Cụ thể, trước khi nhập viện bệnh nhân có dấu hiệu đau bụng dữ dội bất thường, đi khám phát hiện bị ứ kinh trong âm đạo và buồng tử cung do hẹp đoạn đầu âm đạo, đã được phẫu thuật tạo hình mở rộng âm đạo, lót niêm mạc tránh dính tại khoa phẫu thuật thẩm mỹ, tạo hình và hàm mặt Bệnh viện E. Đây là dị tật màng trinh không thủng, tức là khi đến tuổi dậy thì máu kinh không thoát ra ngoài được gây bế kinh dẫn đến các cơn đau dữ dội vùng hạ vị.
Các bác sỹ Bệnh viện E phẫu thuật cho bệnh nhân 12 tuổi.
Theo Trưởng Khoa phẫu thuật thẩm mỹ, tạo hình và hàm mặt, Bệnh viện E Nguyễn Đình Minh, bệnh nhân cách đây 2 tháng có đau bụng ở vùng hạ vị, đau theo từng cơn và đã đến khám sản. Trên siêu âm thấy có hiện tượng ứ máu kinh trong âm đạo và buồng tử cung. Ngay lúc đó đã được các bác sĩ mở chích rạch vùng màng trinh để giải phóng máu kinh, tuy nhiên sau đó lại đau bụng trở lại nên đi khám tiếp.
“Trên kết quả của lần khám thứ 2 cho thấy phần màng trinh được trích rạch đã liền lại như cũ, trên siêu âm vẫn thấy có ứ máu kinh tại âm đạo. Thông thường, các bác sĩ sản khoa sẽ rạch theo hình chữ thập để làm thoát máu kinh, hiếm có trường hợp nào bị dính lại. Với bé gái này, đoạn sau màng trinh là đoạn âm đạo hẹp dài 18 mm nên khi trích rạch đoạn này đã bị dính lại” – Bác sỹ Minh cho biết.
Ca phẫu thuật được diễn với việc mở rộng đường âm đạo và dự định được lót toàn bộ phần hẹp dính bằng niêm mạc miệng để tránh dính trở lại. Các bác sĩ sau khi mở rộng phần âm đạo hẹp lấy sạch máu ứ, sau đó bóc tách rộng xung quanh phần cổ hẹp, tận dụng niêm mạc âm đạo từ phía trong xoay các vạt niêm mạc âm đạo để che kín phần ống hẹp đã được mở rộng. Sau khi lỗ vào đã rộng rãi, đặt 1 khuôn nong nhỏ bằng silicon trong vòng 1 tuần để tránh tái dính và hẹp lại , ngoài ra có thể dễ dàng vệ sinh bơm rửa qua ống nong lòng rỗng nói trên.
Video đang HOT
Sau phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn và dự định sẽ ra viện sau 7 ngày. Bệnh nhân có thể sử dụng khuôn nong trong vòng 3 tháng và sử dụng các khuôn nong có kích thước lớn dần để duy trì chức năng của 1 người phụ nữ sau này.
Trước sự việc của bệnh nhân này, bác sĩ Nguyễn Đình Minh khuyến cáo, các gia đình có bé gái đang ở độ tuổi dậy thì cần phải chú ý đặc biệt đến chu kì kinh nguyệt, xem có đều đặn hay có điều gì bất thường xảy ra không. Khi đến tuổi dậy thì mà không có kinh nguyệt các bậc phụ huynh cần đưa con đi khám sản khoa để có thể phát hiện 1 trong 2 dị tật sau để điều trị: Dị tật bẩm sinh không có âm đạo và tử cung ( Hội chứng MRKH) thường thì sẽ vẫn có buồng trứng : bệnh nhân đến tuổi dậy thì phát triển hoàn toàn bình thường nhưng không có kinh nguyệt, cũng không có triệu chứng đau đớn.
Dị tật màng trinh không thủng hoặc hẹp/dính phần đầu của âm đạo: Bệnh nhân có kinh nguyệt nhưng không thoát ra ngoài được gây các cơn đau dữ dội từng cơn tại vùng hạ vị. Bác sĩ sẽ cần trích rạch màng trinh hoặc có thể phải tạo hình phần đầu âm đạo. Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý bình thường, biểu hiện là ra máu ngoài âm đạo do bong niêm mạc tử cung.
Tuổi dậy thì được đánh dấu bằng kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Kinh nguyệt có tính chất định kỳ hàng tháng, là kết quả của sự thay đổi nội tiết buồng trứng trong cơ thể. Với vòng kinh bình thường khoảng 22-35 ngày, trung bình là 28-30 ngày, thời gian hành kinh từ 3-7 ngày.
Một trong những biểu hiện đầu tiên và rõ ràng nhất của bế kinh là kinh nguyệt đang bình thường bỗng dưng không xuất hiện trong thời gian vài tháng trở lên. Khi thấy cơ thể bất thường, chị em phải đến ngay các cơ sở bệnh viện uy tín, chất lượng để thăm khám và tìm ra được nguyên nhân gây nên càng sớm, càng tốt, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc sau này.
Giải cứu bộ ngực "khủng" 2kg bị sa trễ cho bà mẹ hai con
Bầu ngực quá khổ mỗi bên nặng đến gần 1kg, khiến chị Thư (40 tuổi, ở Bình Định) khổ sở vì mất tự tin, có cảm giác nặng nề mất cân đối.
Từ thời con gái, chị luôn tự hào vì bầu ngực đầy đặn, nở nang. Tuy nhiên sau khi sinh 2 con thì ngực của chị to lên rất nhanh, phì đại, sa trễ rất nhiều. Cảm giác nặng nề ở ngực, tình trạng bị hăm ở vùng chân ngực khiến chị khó chịu, mất tự tin.
Sự mất cân đối này càng trầm trọng hơn khi chị đi phẫu thuật tạo hình thu gọn bụng cách đây 6 tháng. "Bầu ngực quá khổ so với bụng khiến tôi mất tự tin mỗi khi ra đường. Đi đường lúc nào cũng có cảm giác như sắp ngã chúi về phía trước", bà mẹ hai con chia sẻ.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Minh, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt, Bệnh viện E (Hà Nội) cho biết bệnh nhân đến viện trong tình trạng ngực sa trễ trầm trọng khiến hai đầu ngực chúc hẳn xuống dưới. Khoảng cách đòn núm vú là 29cm, trong khi ở phụ nữ trưởng thành khoảng 17-19 cm tức là sa trễ mức độ nặng (độ 3). Kèm theo tuyến vú nặng nề thể tích khoảng 1000 ml mỗi bên.
Ca phẫu thuật tạo hình ngực cho bệnh nhân kéo dài 3 giờ.
Theo bác sĩ Minh, bệnh nhân cao 1m60, nặng 70 kg, với thể trạng như trên vú có thể tích khoảng 350 ml là vừa phải. Bệnh nhân được phẫu thuật tạo hình lại vú bằng cách sử dụng cuống mạch nuôi đơn vị quầng núm vú để bảo tồn núm vú.Đây là phương pháp tiến nhất hiện nay.
Trước mổ bệnh nhân được xác định bản đồ mạch nuôi cho tuyến vú bằng chụp cắt lớp dựng mạch, sau đó xác định lại bằng các thiết bị siêu âm cầm tay đặc biệt. Việc xác định bản đồ mạch muôi giúp xác định chính xác nguồn máu nuôi tốt nhất cho quầng núm vú. Đồng thời, phẫu thuật viên có thể lựa chọn nguồn mạch thuận lợi nhất để tạo được kết quả thẩm mỹ cao nhất.
Bệnh nhân được cắt bỏ mỗi bên khoảng 600 gr tuyến vú thừa xung quanh cuống mạch và đơn vị quầng núm vú sau đó được tạo hình lại. Ca mổ tiến hành trong khoảng 3 giờ đồng hồ.
"Với những trường hợp có độ sa trễ lớn như trường hợp trên khi tạo hình bằng phương pháp thông thường dễ gây ra hoại tử đơn vị quầng núm vú do cuống nuôi quầng núm vú quá dài. Vì thế, để khắc phục biến chứng này, bác sĩ phải xác định nguồn máu nuôi tốt nhất cho quầng núm vú, tránh việc cắt ngang cuống mạch quan trọng này", bác sĩ Minh cho biết. Khi vú phát triển đến đâu mạch nuôi này cũng sẽ chạy theo để cấp máu đến đó,
Ngoài ra, điểm đặc biệt của ca mổ là bảo tồn vạt mạch xuyên dạng cánh võng ở cực dưới, bác sĩ sẽ dùng phần này để khâu treo và đỡ toàn bộ tuyến vú lên.
Theo bác sĩ Minh, kỹ thuật này giúp tạo hình dáng tròn đầy cho bầu vực về thẩm mỹ. Đồng thời, nhờ treo đỡ toàn bộ hệ thống tuyến vú từ phía dưới nên kết quả sau mổ lâu dài rất khả quan, giúp tránh được việc truyến vú sa trễ lại sau thời gian 1-2 năm.
Bác sĩ lưu ý tình trạng sa trễ ngực đa phần xảy ra ở các chị em sau sinh. Sữa về quá nhiều làm bầu vú căng nặng, trọng lượng của vú cộng thêm tác động bú mút của trẻ khiến tuyến vú bị sa trễ rất lớn. Bác sĩ từng gặp trường hợp bị phì đại tuyến vú với mỗi bên vú khoảng 1500 ml, khoảng cách đòn núm lên đến 33 cm.
Vì thế, các bà mẹ nên cho con bú đều cả hai bên để tránh một bên bị sa trễ. Sau khi sinh vẫn nên mặc áo lót mềm mại, thoáng mát để nâng đỡ bầu ngực, không nên thả rông.
Ngoài ra, các chị em nên cho con bú theo giờ chứ không nên cho con vú cả ngày. Khi trẻ được 6 tháng thì cho con ăn dặm để san sẻ phần dinh dưỡng với sữa mẹ. Sau từ 1-1,5 năm, có thể cân nhắc cho con cai sữa khi đó trẻ có thể ăn ngoài hoàn toàn, tránh các trường hợp con đến 4 tuổi vẫn còn bú mẹ.
Với các bạn trẻ có tình trạng phì đại, sa trễ vú bẩm sinh cần đến khám tư vấn bác sĩ để có thể can thiệp nếu gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày.
Nam Phương
* Tên nhân vật đã được thay đổi
Liệt trán, sụp cung lông mày vì độn thái dương ở cơ sở làm đẹp không đảm bảo Ngoài chảy nhiều máu đe dọa đến tính mạng, nếu độn thái dương để làm đẹp không đúng cách do đụng chạm hoặc do bị chất liệu độn chèn ép mà không được điều trị kịp thời khách hàng sẽ bị liệt cơ trán và sụp cung lông mày... Một nạn nhân bị sụp cung mày vì phẫu thuật thẩm mỹ (ảnh minh...